Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên là gì

  • Theo Khoản 3 Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP [Có hiệu lực từ 15/8/2021] thì:

    Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên [sau đây gọi là đơn vị nhóm 3] là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau:

    - Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;

    - Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;

    - Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.

    Trân trọng!

NHỮNG ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH CƠ CHẾ TỰ CHỦ

TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập [SNCL]. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021.

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ban hành có nhiều đổi mới nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL, trong đó đặc biệt đáng lưu ý là những quy định mới, chi tiết hơn về phân loại mức tự chủ tài chính; nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính; tự chủ tài chính, giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập, …

1. Về phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công:

Điều 9 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cụ thể tiêu chí phân loại mức tự chủ tài chính của 4 nhóm đơn vị sự nghiệp công gồm: [1] Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; [2] Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; [3] Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; [4] Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Đồng thời, Nghị định cũng quy định rõ điều kiện đáp ứng mức tự chủ tài chính của từng nhóm và đặc biệt đối với nhóm đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được phân loại thành 3 mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và căn cứ vào đó để xác định mức tự đảm bảo của đơn vị mình thuộc vào mức nào.

2. Về nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:

Theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP tổng hợp chung tất cả các nguồn lực tài chính, chưa quy định rõ nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công và các hoạt động kinh doanh dịch vụ [khoản 1 Điều 12]. Đối với Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, tách rõ nguồn thu hoạt động sự nghiệp công gồm: Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công; thu từ cho thuê tài sản công [khoản 2 Điều 11].

3. Về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công:

- Thứ nhất, tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên:

Tại Điều 12 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về chi thường xuyên giao tự chủ đối với kinh phí do ngân sách Nhà nước cung cấp cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định. Đồng thời, quy định cụ thể nội dung chi tiền lương và các khoản đóng góp theo lương áp dụng đối với đơn vị nhóm 1 và nhóm 2 [điểm b khoản 1 Điều 12]. Đối với chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định mới tại Điều 13 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP không quy định đối với nội dung này.

Về phân phối kết quả tài chính: Điều chỉnh tỷ lệ trích lập Quỹ bổ sung thu nhập của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên là tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định [điểm b khoản 1 Điều 14]. Nghị định cũng quy định tiến tới sẽ không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập khi chế độ tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-CP có hiệu lực. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP trước đây quy định tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định [khoản 3 Điều 13].

- Thứ hai, tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công đảm bảo một phần chi thường xuyên:

Đối với quy định về chi thường xuyên giao tự chủ: Nghị định số 60/2021/NĐ-CP bỏ quy định được tự chủ chi hoạt động chuyên môn, quản lý. Bổ sung: Quy định được tự chủ chi tiền thưởng [điểm c khoản 1 Điều 16]; quy định tự chủ chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị [khoản 2 Điều 16]. Bên cạnh đó, Nghị định này cũng quy định rõ căn cứ chi hoạt động chuyên môn, quản lý tương ứng với mức tự đảm bảo chi thường xuyên [%] của từng đơn vị [khoản 3 Điều 16]. Đối với chi thường xuyên không giao tự chủ được quy định mới tại Điều 17 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP không quy định đối với nội dung này.

Về phân phối kết quả tài chính trong năm: Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cụ thể tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo mức tự đảm bảo chi thường xuyên của đơn vị thì tỷ lệ trích lập tương ứng 10%, 15% hoặc 20%. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định chung trích tối thiếu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp [gạch đầu dòng thứ nhất, điểm a khoản 3 Điều 14]. Tương tự Nghị định số 60/2021/NĐ-CP cũng quy định chi tiết hơn đối với các quỹ còn lại như Quỹ bổ sung thu nhập và chi thu nhập tăng thêm, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi và Quỹ khác.

- Thứ ba, tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

Đối với chi thường xuyên giao tự chủ: Bỏ quy định được tự chủ chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý; Bổ sung quy định được tự chủ chi tiền thưởng [điểm c khoản 1 Điều 20]; Bổ sung quy định tự chủ chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị [khoản 2 Điều 20]; Bổ sung thêm khoản được tự chủ chi: Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật [nếu có] [khoản 4 Điều 20]. Đối với chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định mới tại Điều 21 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Về phân phối kết quả tài chính trong năm được quy định cụ thể tại Điều 22 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

4. Về giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công:

Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công được ổn định trong thời gian 3 năm [khoản 2 Điều 20]. Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 5 năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ quy định [khoản 1 Điều 35]. Đồng thời, bổ sung thêm quy định lộ trình nâng mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên [khoản 4 Điều 35] mà Nghị định trước đây không quy định./.

Phương Linh

Video liên quan

Chủ Đề