Ở đây sương khói mờ nhân ảnh nghĩa là gì

Bình giảng đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử:

   Gió theo lối gió, mây đường mây,

   Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay:

   Thuyền ai đậu bên sông trăng đó

   Có chở trăng về kịp tối nay?

   Mơ khách đường xa, khách đường xa,

   Áo em trắng quá nhìn không ra:

   Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

   Ai biết tình cũ có đậm đà?

   DÀN Ý

    Giới thiệu bài thơ và vị trí của đoạn thơ cần bình giảng.

    Đây thôn Vĩ Dạ rút trong tập Thơ điên của Hàn Mặc Tử. Bài thơ được sáng tác sau khi Hàn Mặc Tử nhận được tấm hình chụp phong cảnh thôn Vĩ Dạ bên bờ sông Hương của Hoàng Cúc. Và đó cũng là lúc nhà thơ biết mình đã lâm bệnh hiểm nghèo:

   Bài thơ là hình ảnh những kỉ niệm đẹp về Thôn Vĩ, về xứ Huế, và mối tình chỉ còn trong nuối tiếc, xót xa, nhưng đầy thơ mộng, vấn vương. Bài thơ có ba khổ thơ. Đoạn bình giảng là hai khổ thơ sau.

   Bình giảng đoạn thơ

   Các yếu tố nghệ thuật cần bình giảng:

   Giọng thơ, nhịp thơ, lối đối trong những vần thơ:

+ Giọng thơ buồn, nhịp thơ khoan thai gợi buồn:

   Gió theo lối gió, mây đường mây,

   Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

   Và:

   Ai biết tình cũ có đậm đà ?

+ Lối đối tạo nên câu thơ cân đối, gợi tả nỗi buồn chia li: “Gió theo lối gió mây đường mày”, “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay: Hoa bắp lay - nồi buồn thương nhớ không yên...

   Các hình ảnh gợi cảm, giàu tưởng tượng, liên tưởng:

+ Thuyền chở trăng trên bến sông trăng:

   Thuyền ai dậu bến sông trăng đó

   Có chở trăng về kịp tối nay?

   Hình ảnh tuyệt mĩ của trí tưởng tượng - vừa huyền ảo, mông lung việc vận dụng bao kỉ niệm...

+ “Áo em trắng quá nhìn không ra”: Màu trắng của áo, hay “màu” của sự thánh thiện, cao xa, hay là sự bạc bẽo, mong manh dễ nhận không ra — hay không với tới...

+ “Ở đây sương khói’’ mờ nhân ảnh”: Ở đây là Quy Nhơn hay Huế? “Sương khói" đất trời? “sương khói” thời gian? Hay “sương khói của nghĩa tình?...

   Những điệp ngữ và câu hỏi tu từ:

+ “Mơ khách đường xa, khách đường xa”: “Khách đường xa” điệp trong một câu thơ kết hợp với âm “a” trong “xa" ở cuối câu...

+ Từ “ai” xuất hiện 3 lần trong đoạn thơ, trong cả bài là bốn lần: “Vườn ai”, "Thuyền ai”, "Ai biết”, “Tình ai”. Hai khổ thơ, hai câu hỏi:

   Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

   Có chở trăng về kịp tối nay?

   Và:

   Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

   Ai biết tình ai có đậm đà?

   Tất cả đều mơ hồ. Hồi không để chờ lời đáp - Vô vọng mà vấn vương. Hỏi để cực ta nỗi buồn, thương, nhớ tiếc sâu thẳm, khôn nguôi.

   Các ý chính về nội dung giảng bình cần nêu:

   Có thế bình giảng nội dung kết hợp với bình giảng nghệ thuật.

   Gió, mây đôi đường như mối tình chia li mà vương vấn. Một nỗi buồn, thương, như lặng lẽ, trống vắng, vừa lắt lay, khuây đáo không yên:

   Gió theo lối gió, mây đường mây

   Dòng nước buồn thiu,hoa bắp lay

   Những kỉ niệm trên dòng sông Hương vào những đêm trăng ngày não trờ về lung linh, bồng bềnh trong mộng tưởng. Hình ảnh cô gái và con đò ngày nào sống dậy. Thuyền em hay “thuyền ai”? Câu hỏi như khác khoải, vừa thân quen vừa xa lạ. Thuyền đậu giữa bến sống trăng mà không biết có chở trăng về được hay không? Tác giả kí thác vào hình ảnh huyền ảo mông lung ấy bao nhiêu vương vấn, xót xa:

   Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

   Có chở trăng về kịp tối nay?

   Khổ thơ cuối của bài thơ là hình ảnh cô gái, người tình, như gần, như xa, như thực, như mơ, vừa thân thiết, vừa xa vời... hiện ra như một ảo ảnh trong nỗi niềm “chới với”, của thi nhân:

   Mơ khách đường xa, khách đường xa

   Áo em trắng quá nhìn không ra

   Vừa như hi vọng, vừa như trách móc... Một nỗi buồn, cô đơn như thấm lạnh cả linh hồn:

   Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

   Ai biết tình ai có đậm đà?

   Quy Nhơn và xứ Huế, chiều về và sáng sớm đều nhiều sương khói. Sương khói trong thơ xưa thường gợi nhớ quê hương. Sương khói ở đây là sương khói của đất trời, của thời gian hay của tình người? Câu kết của bài thơ là một câu hỏi không lời đáp. Tình yêu đối với cảnh và người Vĩ Dạ, xứ Huê đã trở thành xa xăm, chỉ còn trong hoài niệm. Nhưng đa tình mà mệnh bạc. Suốt đời thi sĩ sống trong cô đơn, bệnh tật. Câu thư kết ngưng đọng bao nhiêu buồn thương, nhở tiếc vấn vương.

loigiaihay.com

"Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà"

Hai câu thơ đầu tiên đã nói  lên cái mơ tưởng của Hàn Mặc Tử. Mơ là mơ tưởng là nhớ mong.

Cụm từ "Khách đường xa" là hình bóng trong mộng tưởng của tác giả chỉ cái tính chất xa xôi hư ảo. Cụm từ này còn được lặp lại tới hai lần, gợi một giai điệu luyến láy một điệu nhạc sâu lắng, chịu buồn cho bài thơ.

Sự lặp lại đó cho ta thấy một tâm trạng xót xa khi nhơ, mơ tưởng về bóng hình xa xôi. "Áo em trắng quá" để nhấn mạnh cái màu trắng gợi hình ảnh một thiếu nữ trong trăng, duyên dáng, thật cao đẹp đến mức xa vời, hư ảo.

Nhưng nó cũng chưa cái uẩn khúc là yêu tha thiết, sau đắm nhưng bạc mệnh. Hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ ba đã thể hiện sự hoài nghi "ở đâu" hay còn là ở Huế. 

Cụm từ "Sương khói mờ nhân ảnh" là hình ảnh có ý nghĩa tả thực trong không gian ở xứ Huế mưa răng như rắc bụi khi khắp không gian mờ ảo màn sương khói và đó cũng là nét đẹp của xứ Huế. Nó còn là ý nghĩa biểu tượng cho mối tình ở hàn Mặc Tử, đơn phương, đẹp nhưng hư ảo, xa vời, mong manh như sương khói, chưa kịp ngỏ lời, chưa ước hẹn. 

Câu thơ "ai biết tình ai có đạm đà" là câu hỏi kết hợp từ phiếm chỉ "ai" mang ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩ văn khoăn, trăn trở tình cảm con người trong mộng có son sắt, đậm đà, thủy chung không hay cũng mong manh như sương khói.

Ý nghĩa hoài nghi không biết người trong mộng có biết tình cảm thủy chung, sâu sắc của mình hay không. Đây là câu hỏi nhuộm màu hoài nghi về sự thủy chung trong tình cảm con người.

Hàn Mặc Tử không dám tin vào tình cảm con người trong trần gian nhưng lại khao khát, mong muốn có tình nghĩa đậm đà, thủy chung của con người.

Sự hoài nghi và khát khao ấy đã bộ lộ tâm sự u buồn của con người yêu thiết tha, gắm bó say mê cuộc sống cảnh vật con người nhưng suốt đời phải sống trong cô đơn, bệnh tật.

Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh ai biết tình ai có đậm đà” là 2 câu cuối trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mạc Tử. Tiêu đề bài thơ có nơi ghi là Đây thôn Vĩ Giạ, hay Ở đây thôn Vĩ Giạ. Bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh ai biết tình ai có đậm đà – Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

HÀN MẶC TỬ

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh ai biết tình ai có đậm đà – Đây thôn Vĩ Dạ

Lời bình của ĐỖ TRỌNG KHƠI

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” mang kết cấu một dạng thức không gian, thời gian với sự chuyển động nhiều khác biệt và không đồng điệu. Về thời gian đó là sự chuyển động của một ngày, từ sáng tới chiều đúng chu trình. Về không gian thì hình dạng thơ luôn tạo ra những quãng nhảy lớn, đột ngột.

Hình sắc thiên nhiên ngay ở những câu thơ mở bài là cảnh một buổi sáng hiện ra rất đẹp, một vẻ đẹp thơ mộng, tĩnh lặng, yên bình:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền…

Cảnh ấy là khung cảnh thôn quê cụ thể, gần gũi, không có gì xa lạ. Nhưng sang khổ 2, sự khác biệt đã đột ngột xảy ra. Cũng là hình ảnh dòng nước – bến sông mà cách biệt với nhau, dường như cảnh sự này đã được ém giấu tiếp dẫn kín đáo từ hình ảnh “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”, đây chính là điểm khởi đầu cho những “thi ảnh” tiếp theo được hiện ra với hình sắc vừa tiêu sơ, xa vời mà lộng lẫy: “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay/ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?”.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh ai biết tình ai có đậm đà – Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

Khởi đầu từ những gì gần gũi thôn quê, đến “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” nét họa đã là cảnh thiên giới xa xôi, khó hội gặp nơi bến sông quê với “dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”… Câu hỏi như một lời cảm thán “có chở trăng về” đầy xa vắng, vì thế mới bất chợt cất lên.

Kết bài, hình sắc thiên nhiên nơi thôn Vĩ mang buổi chiều êm đềm, bình dị trong sương khói, ảo mờ dần trở lại: “Mơ khách đường xa khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra/ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?”.

Vẻ thiên nhiên thì phát triển từ nét đẹp trong sáng, ngời tỏ “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”, tới vẻ “ở đây sương khói mờ nhân ảnh” mờ ảo, nhòe lẫn; và về hình ảnh con người, chủ thể của cảm xúc, thì từ một gương mặt vạm vỡ, vuông vức rõ nét, giàu nam tính “lá trúc che ngang mặt chữ điền”, đến kết cục “áo em trắng quá nhìn không ra”, cũng đã có điểm cách bức, ngậm ngùi, hư ảo.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh ai biết tình ai có đậm đà – Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

Cảnh sắc không gian một thôn trang cụ thể, là thôn Vĩ qua câu chuyện tình yêu thơ mộng, đẹp đẽ nhưng còn nhiều cách trở, xa vợi, hư ảo khói sương, với những nét vẽ khi cận cảnh, lúc viễn cảnh, khi sáng rõ, lúc nhòe mờ chính là cách mà người thi sĩ tự bộc lộ, trần tình về câu chuyện tình yêu, cảnh sống cuộc đời mình say đắm và tinh vi huyền diệu.

Không gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ” mở đầu là một buổi sáng, với: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên…”, kết thúc là buổi chiều: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”. Cái chu trình vận động của không gian, thời gian rõ là một chu trình vận động của một ngày cụ thể. Như trên đã trình bày, không có gì khác biệt về nhịp điệu thời gian.

Nhưng về hình sắc, nhịp chuyển không gian thì lại mang khả năng gây đột biến, ngắt quãng, tạo ra sự cách biệt, thật khó định dạng, định lượng. Qua những miếng ghép thiên nhiên đó cho thấy ẩn chứa điều cách biệt, soi xét kỹ lại thấy một trật tự không gian-thời gian vẫn song hành hợp lô-gích trong sự vận động gắn kết hữu cơ của một cơ thể thiên nhiên nơi thôn Vĩ.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh ai biết tình ai có đậm đà – Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

Điều khác biệt ở hình sắc thơ này xuất sinh bởi “biệt nhãn” từ dự cảm một cuộc tình còn đấy sự cách biệt, khác biệt khó đồng điệu, đồng hiện, khó cùng nhau tới buổi viên thành. Một dạng thức không gian vũ trụ trong không gian nghệ thuật thơ ca.

Thơ hiện đại ngày nay có trường phái “nghệ thuật sắp đặt”. Với “Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Tử đã cho thấy một nghệ thuật sắp đặt không gian đầy biến ảo. Và đây thêm một minh chứng về điểm đặc biệt riêng biệt vượt thời gian của thiên tài thơ Hàn Mặc Tử.

Video liên quan

Chủ Đề