Đơn vị siêu đoạn tính của mỗi cá nhân, mỗi vùng miền có khác nhau không? tại sao?

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Một tiết vị, ngoài các đơn vị chiết đoạn tính nằm ở C1VC2 đã xem xét, còn được phức tạp hoá bởi các đơn vị siêu đoạn tính, đó là hệ thống thanh điệu và những hệ thống điệu vị (prosodemes) khác.

Các hệ thống điệu vị, ngoài thanh vị (tonemes), bao gồm hai tiểu hệ thống là sự tròn môi hoá âm tiết ([ +tròn môi]) và điệu vị thuộc về vần ([+ căng]). Điệu vị trong môi hoá âm tiết có tác dụng biết một âm tiết bình thường thành một âm tiết được tròn môi hoá.

Ví dụ, ta có loạt biến đổi sau đây:

STT Quốc ngữ ÂVH mở rộng
1. i → uy /?i1/ →[+tròn môi]→ ([?i])
([+tròn môi])([1])
2. tan → toan /tan1/ ([tan])
([+tròn môi])([1])
3. kiên → quyên /kien1/ ([kien])
([+tròn môi])([1])
4. can → quan /kan1/ ([kan])
([+tròn môi])([1])

(Ghi chú: chiết đoạn tính; siêu đoạn tính)

Trong 154 vần của tiếng Việt chỉ có 44 vần bị tác động của quá trình tròn môi hoá âm tiết. Nghĩa là cấu trúc âm tiết tiếng Việt tuân theo nguyên tắc tối ưu hoá của lí thuyết âm vị học tối ưu hiện nay: Âm tiết càng đơn giản về cấu trúc thì càng có khả năng sử dụng thường xuyên (càng có cơ hội tham gia và các cấu trúc từ tiếng Việt hiện đại). Tỉ lệ 44/154 (gần 25%) nói lên một điều là các âm tiết tròn môi hoá trong tiếng Việt là thiểu số và ít có năng lực phái sinh trong thực tế, ít đáp ứng một cách có hiệu quả nguyên tắc thứ 4 của lí thuyết kí hiệu học hiện đại: Tính năng sản của các hiện tượng ngôn ngữ.

a. Biểu diễn âm vị học đối với trường hợp điệu vị [+tròn môi] được đặt phía phải trong một biểu diễn âm vị học. Ví dụ:

“toan”: ([tan]) ([+tròn môi][T1])
+ PAT+ tắc+ răng-lợi

+ vô thanh

+ NAT+ đơn– trước– sau

+ thấp

+ PAT– NAT+ tắc– môi

– ngạc

[+tròn môi] [1]

b. Điệu vị [+ căng]

Cũng như tác dụng của quá trình âm vị học tròn môi hoá, quá trình căng hoá không thể định vị thành một chiết đoạn, nó có tác động đến những đơn vị âm thanh lớn hơn một chiết đoạn âm vị học tính nhưng tầm ảnh hưởng của nó gói trọn trong vần của tiết vị. Ta có:

Đơn vị siêu đoạn tính của mỗi cá nhân, mỗi vùng miền có khác nhau không? tại sao?

Vì điệu vị [+căng] là một quá trình âm vị học có thể chứng minh được qua quá trình lịch sử của tiếng Việt nên chúng ta có:

STT Quốc ngữ ÂVH mở rộng
1. keng → uy [kε1ŋ] →[+căng]→ [k
Đơn vị siêu đoạn tính của mỗi cá nhân, mỗi vùng miền có khác nhau không? tại sao?
ŋ
]
2. tan → tăn [tan1] ([tăn1])
3. cơm → câm [k
Đơn vị siêu đoạn tính của mỗi cá nhân, mỗi vùng miền có khác nhau không? tại sao?
m1]
[k
Đơn vị siêu đoạn tính của mỗi cá nhân, mỗi vùng miền có khác nhau không? tại sao?
m1]
4. coong → cong [k
Đơn vị siêu đoạn tính của mỗi cá nhân, mỗi vùng miền có khác nhau không? tại sao?
ŋ1]
[k
Đơn vị siêu đoạn tính của mỗi cá nhân, mỗi vùng miền có khác nhau không? tại sao?
ŋ1]

Quá trình âm vị học này tác động tới 33% các vần có trong tiếng Việt. Đó là những vần chứa các nguyên âm như: /

Đơn vị siêu đoạn tính của mỗi cá nhân, mỗi vùng miền có khác nhau không? tại sao?
, a, ε,
Đơn vị siêu đoạn tính của mỗi cá nhân, mỗi vùng miền có khác nhau không? tại sao?
/.

Giữa các phương ngữ của tiếng Việt có nhiều khác biệt về thanh điệu. Về mặt chính tả, các thanh điệu được xếp thành sáu loại: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Các thanh khác nhau về

  • Độ cao
  • Độ dài
  • Biến thiên giai điệu
  • Cường độ
  • Cách phát âm

Không như các ngôn ngữ Mỹ bản địa, Phi hay Trung Quốc, thanh điệu của tiếng Việt không hoàn toàn dựa vào sự biến điệu của thanh, thay vào đó dựa vào nhiều yếu tố phức tạp khác nhau (bao gồm cách phát âm, cao độ, độ dài, nguyên âm, vv). Cho nên nói chính xác thì tiếng Việt là ngôn ngữ giàu ngữ vực chứ không phải là ngôn ngữ "thuần" thanh điệu.[15]

Trong chính tả, dấu thanh được viết trên hoặc dưới nguyên âm.

You're Reading a Free Preview
Pages 6 to 11 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 15 to 20 are not shown in this preview.

Lê Đình Tư
______________________________

V. Thanh điệu

1. Khái quát

Thanh điệu là một loại âm vị siêu đoạn tính, có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Thanh điệu được thể hiện cùng với toàn bộ âm tiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết. Tiếng Việt là một thứ tiếng có khá nhiều thanh điệu: 6 thanh điệu, trong khi có một số ngôn ngữ chỉ có 3 hoặc 4 thanh điệu.

2. Phân loại thanh điệu

Có thể có 4 cách phân loại thanh điệu: xét về cao độ, xét về đường nét âm điệu, xét về sự biến thiên của thanh điệu và xét về động tác nghẽn thanh hầu.
Tuy nhiên, đối với việc phân biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, ta chỉ cần ghi nhớ hai tiêu chí đầu. Đó là:

– Tiêu chí cao độ:

Thanh điệu tiếng Việt đối lập nhau ở hai cao độ cơ bản: cao độ cao và cao độ thấp. Đó là sự đối lập về âm vực. Theo tiêu chí này ta phân biệt:

+ thanh điệu cao, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực cao. Loại này bao gồm các thanh: thanh ngang, thanh sắc, thanh ngã.

+ thanh điệu thấp, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực thấp. Đó là các thanh: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.

– Tiêu chí âm điệu:

Trên mỗi âm vực, các thanh điệu còn khác nhau về quá trình diễn biến của cao độ theo thời gian. Đó là sự khác nhau về đường nét âm điệu. Theo tiêu chí này, ta phân biệt:

+ thanh điệu bằng phẳng (còn gọi là thanh bằng). Đây là những thanh điệu mà khi thể hiện, đường nét âm điệu diễn biến bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối, không có sự lên xuống bất thường. Đó là các thanh: thanh huyền và thanh ngang.

+ thanh điệu không bằng phẳng (cũng còn gọi là thanh trắc). Đây là những thanh điệu có âm điệu diễn biến phức tạp, khi lên khi xuống, thể hiện ra bằng một đường nét không bằng phẳng: thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng.

3. Sự thể hiện và sự phân bố của thanh điệu

– Thanh 1: thanh ngang (không được ghi trên chữ viết nên cũng gọi là thanh không dấu), xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép. Ví dụ: cây cam, mưa xuân, công ti. Nhưng không thể có các âm tiết như: lach, bat, lac…

– Thanh 2: thanh huyền [ghi bằng dấu huyền ( )], thấp hơn thanh ngang một bậc. Giống như thanh 1, thanh này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép, ví dụ: cà, sàn, bằng, đàm.

– Thanh 3: thanh ngã [ghi bằng dấu ngã ( )] là thanh điệu thuộc âm vực cao (bắt đầu thấp hơn và kết thúc cao hơn), có thêm động tác nghẽn thanh hầu.
Thanh ngã cũng không thể xuất hiện trong các âm tiết khép. Ví dụ: xã, mãn nhãn, sững sờ.

– Thanh 4: thanh hỏi [ghi bằng dấu hỏi ( )] là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp.
Thanh này xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết khép. Ví dụ: vả lại, hỏi han, cảm cúm, cảng biển, cảnh đẹp.

– Thanh 5: thanh sắc [ghi bằng dấu sắc ( )] là thanh điệu thuộc âm vực cao. Khi phát âm, điểm xuất phát thấp hơn thanh ngang một chút và điểm kết thúc ở âm vực cao. Ngoài ra, khi kết thúc còn phải có thêm động tác nghẽn thanh hầu.
Thanh này có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: khá lớn, bí quyết, chính thức, sáng sớm.

– Thanh 6: thanh nặng [ghi bằng dấu nặng ( )], là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền nhưng kết thúc đột ngột ở độ cao thấp hơn.
Thanh nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: lạ đời, chợ xuân, lợi ích, lạm dụng, trục trặc, bẹp ruột.

____________________________________________

Bài tập cho phần Ngữ âm

Phiên âm âm vị học các âm tiết trong những từ sau đây: cưu mang, xoắn xuýt, qua quýt, thỉnh cầu, nghễnh ngãng, thi thoảng, thuần thục, phĩnh phờ, tươi tắn, khỏe khoắn, huyên thiên, đoan trang, tuềnh toàng, loằng ngoằng.