Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học phát triển là gì

Xem thêmSửa đổi

  • Đường cong Lorenz
  • Tình trạng nghèo đói
  • Chỉ số phát triển con người

Tham khảoSửa đổi

Mục lục

Định nghĩa kinh tế họcSửa đổi

Theo một khái niệm chung nhất, kinh tế học là một bộ môn khoa học xã hội giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Vấn đề khan hiếm nguồn lực yêu cầu các nền kinh tế hay các đơn vị kinh tế phải lựa chọn. Các Nhà Kinh tế cho rằng: Kinh tế học là "khoa học của sự lựa chọn". Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng và quản lý các nguồn lực hạn chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người. Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong thế giới có nguồn lực hạn chế.

Như vậy, kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế tổng thể và hành vi của các chủ thể riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp,hộ tiêu dùng, người lao động và chính phủ. Mỗi chủ thể kinh tế đều có mục tiêu để hướng tới, đó là tối đa hóa lợi ích kinh tế của họ. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của các hộ tiêu dùng là tối đa hóa mức độ tiêu dùng, mục tiêu của người lao động là tối đa hóa tiền công và mục tiêu của chính phủ là tối đa hóa lợi ích xã hội. Kinh tế học có nhiệm vụ giúp các chủ thể kinh tế giải quyết bài toán tối đa hóa lợi ích kinh tế này.

Kinh tế học có hai bộ phận cấu thành hữu cơ là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Các Nhà Kinh tế phân kinh tế học theo hai mức độ phân tích khác nhau: vi mô và vĩ mô.

Kinh tế học vi môSửa đổi

Kinh tế học vi mô nghiên cứu các quyết định của các cá nhân và doanh nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. Kinh tế học vi mô giải quyết các đơn vị cụ thể của nền kinh tế và xem xét một cách chi tiết cách thức vận hành của các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn của nền kinh tế.

Mục tiêu của kinh tế học vi mô nhằm giải thích giá và lượng của một hàng hóa cụ thể. Kinh tế học vi mô còn nghiên cứu các quy định, thuế của chính phủ tác động đến giá và lượng hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Chẳng hạn, kinh tế học vi mô nghiên cứu các yếu tố nhằm xác định giá và lượng xe hơi, đồng thời nghiên cứu các quy định và thuế của chính phủ tác động đến giá cả và sản lượng xe hơi trên thị trường.

Kinh tế học vĩ môSửa đổi

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế quốc gia và kinh tế toàn cầu, xem xét xu hướng phát triến và phân tích biến động một cách tổng thể, toàn diện về cấu trúc của nền kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế.

Mục tiêu phân tích của kinh tế học vĩ mô nhằm giải thích giá cả bình quân, tổng việc làm, tổng thu nhập, tổng sản lượng sản xuất. Kinh tế học vĩ mô còn nghiên cứu các tác động của chính phủ như thu ngân sách, chi tiêu chính phủ, thâm hụt ngân sách lên tổng việc làm và tổng thu nhập. Chẳng hạn, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu chi phí sống bình quân của dân cư, tổng giá trị sản xuất, thu chi ngân sách của một quốc gia. Sự phân biệt kinh tế học vi mô và vĩ mô không có nghĩa là phải tách rời các vấn đề kinh tế một cách riêng biệt. Nhiều vấn đề liên quan đến cả hai. Chẳng hạn, sự ra đời của video game và sự phát triển của thị trường sản phẩm truyền thông. Kinh tế học vĩ mô giải thích ảnh hưởng của phát minh lên tổng chi tiêu và việc làm của toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, kinh tế học vi mô giải thích các ảnh hưởng của phát minh lên giá và lượng của sản phẩm này và số người tham gia trò chơi.

Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ phận cấu thành quan trọng của môn kinh tế học, có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ này cho thấy rằng, trong thực tiễn quản lý kinh tế, cần thiết phải giải quyết tốt các vấn đề kinh tế trên cả hai phương diện vi mô và vĩ mô. Nếu chỉ tập trung vào những vấn đề vi mô như tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp mà không có sự điều tiết của chính phủ, thì không thể có một nền kinh tế thực sự phát triển ổn định, bình đẳng và công bằng.

Kinh tế học là một nhánh của khoa học xã hội nghiên cứu sản xuất, phân phối, tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ. Từ "economics" [nghĩa là: kinh tế học] trong tiếng Anh [và các chữ tương tự như: "économiques" trong tiếng Pháp, "Ökonomik" trong tiếng Đức] bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với "oikos" là "nhà" và "nomos" là "quy tắc" hay "quy luật", nghĩa là "quy tắc quản lý gia đình". Trong tiếng Việt, từ "kinh tế" là một từ Hán Việt, rút gọn từ cụm từ "kinh bang tế thế"[nghĩa là: trị nước, giúp đời] và từ "học" là một từ Hán Việt có nghĩa là "tiếp thu tri thức" thường được đi kèm sau tên các ngành khoa học [như "ngôn ngữ học","toán học"]. Nội dung của khái niệm kinh tế đã mở rộng cùng với sự phát triển xã hội và nhận thức của con người. Kinh tế được xem là một lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người trong việc tạo ra giá trị đồng thời với sự tác động của con người vào thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội. Xuất phát từ nhận thức sự phát triển những mối quan hệ trong quá trình đó đã hình thành một môn khoa học, gọi là khoa học kinh tế, gồm tập hợp các ngành khoa học được chia thành hai nhóm:

  • Kinh tế học lý luận [lý thuyết kinh tế] - chuyên nghiên cứu bản chất, nội dung và quy luật phát triển chung nhất của các quá trình kinh tế.
  • Kinh tế học ứng dụng – nghiên cứu những chức năng riêng biệt trong quản lý kinh tế, hay nói cách khác, xây dựng những lý thuyết và phương pháp quản lý để ứng dụng trong các ngành kinh tế riêng biệt.

Sản xuất, tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, mua quà tặng hay đi du lịch... mỗi hành động của con người hiện đại đều ngầm chứa một hành vi kinh tế, vậy nên thật khó có thể đưa ra một định nghĩa kinh tế học vừa đơn giản mà lại vừa bao quát vấn đề.

Mặc dù, những cuộc thảo luận về sản xuất và phân phối đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, kinh tế học được xem là một khoa học độc lập chỉ được xác định chính thức vào thời điểm xuất bản cuốn sách "Của cải của các dân tộc" viết bởi Adam Smith năm 1776. Smith dùng thuật ngữ "kinh tế chính trị" để gọi tên môn khoa học này, nhưng dần dần, thuật ngữ này đã được thay thế bằng thuật ngữ "kinh tế học" từ sau năm 1870. Ông cho rằng "sự giàu có" chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lao động và tài nguyên sẵn có. Như vậy, theo Smith, định nghĩa kinh tế cũng là định nghĩa về sự giàu có [2].

John Stuart Mill định nghĩa khoa học kinh tế là "khoa học ứng dụng của sản xuất và phân phối của cải" [3]. Định nghĩa này được đưa vào từ điển tiếng Anh rút gọn Oxford mặc dù nó không đề cập đến vai trò quan trọng của tiêu thụ. Đối với Mill của cải được xác định như toàn bộ những vật thể có ích.

Định nghĩa được xem là bao quát nhất cho kinh tế học hiện đại do Lionel Robbins đưa ra là: "Khoa học nghiên cứu hành vi con người cũng như mối quan hệ giữa nhu cầu và nguồn lực khan hiếm, trong đó có giải pháp chọn lựa cách sử dụng" [4]. Theo ông, sự khan hiếm nguồn lực có nghĩa là tài nguyên không đủ để thỏa mãn tất cả mọi ước muốn và nhu cầu của mọi người. Không có sự khan hiếm và các cách sử dụng nguồn lực thay thế nhau thì sẽ không có vấn đề kinh tế nào cả. Do đó, kinh tế học, giờ đây trở thành khoa học của sự lựa chọn bị ảnh hưởng như thế nào bởi các động lực khuyến khích và các nguồn lực.

Một trong các ứng dụng của kinh tế học là giải thích làm thế nào mà nền kinh tế, hay hệ thống kinh tế hoạt động và có những mối quan hệ nào giữa những người chơi [tác nhân] kinh tế trong một xã hội rộng lớn hơn. Những phương pháp phân tích vốn ban đầu là của kinh tế học, giờ đây, cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác liên quan đến sự lựa chọn của con người trong các tình huống xã hội như tội phạm, giáo dục, gia đình, khoa học sức khoẻ, luật, chính trị, tôn giáo, thể chế xã hội hay chiến tranh.

Kinh tế học lý luận là phần quan trọng nhất của khoa học kinh tế, tạo ra cơ sở lý luận để phát triển kinh tế học ứng dụng. Bằng các cách tiếp cận khác nhau các nhà nghiên cứu muốn đưa ra những học thuyết hợp lý nhằm làm sáng tỏ bức tranh hoạt động kinh tế của xã hội và theo đó, sử dụng học thuyết để làm công cụ phân tích và dự đoán những xu hướng kinh tế. Các lý thuyết kinh tế được xây dựng từ các phạm trù của kinh tế như: giá trị, lao động, trao đổi, tiền tệ, tư bản v.v. Trong đó các phạm trù của kinh tế đóng vai trò như những công cụ nhận thức riêng biệt. Các quá trình kinh tế được xem là cơ bản và là đối tượng nghiên cứu của khoa học kinh tế là sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên nhiều sự vật, hiện tượng, quá trình mới, đã vượt khỏi khuôn khổ của các phạm trù được xác lập từ trước, làm suy yếu tính lý giải và khả năng phân tích của nhiều học thuyết. Mặt khác, các học thuyết riêng biệt cũng chỉ làm sáng tỏ phần nào đó của đời sống kinh tế mà thôi. Kinh tế học lý luận vẫn còn đang tiếp tục sửa đổi, bổ sung và phát triển. Người nhận giải thưởng Nobel Kinh tế năm 1988 Maurice Allais nhận định vấn đề phát triển kinh tế học lý luận như sau: "Cũng như vật lý học hiện nay cần một lý thuyết thống nhất về vạn vật hấp dẫn, các ngành khoa học nhân văn cần một lý thuyết thống nhất về hành vi con người" [5]. Vấn đề đó đến nay vẫn còn là một khoảng trống trong khoa học kinh tế.

Kinh tế học là việc nghiên cứu xem xã hội quyết định các vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.[6].

Kinh tế học là gì?

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế học. Định nghĩa sau đây được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận xem như là sự mô tả tương đối đầy đủ phạm vi và đối tượng nghiên cứu của kinh tế học:

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà con người và xã hội sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm [nguồn lực] vào việc sản xuất các hàng hóa, dịch vụ cần thiết và phân phối chúng giữa các thành viên của xã hội.

Như vậy, đối tượng của kinh tế học là nghiên cứu các hành vi kinh tế trong sản xuất và phân phối của cải xã hội. Phạm vi mà kinh tế học đề cập liên quan tới các cá nhân và toàn xã hội. Kinh tế học có đối tượng nghiên cứu rộng lớn và có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều bộ môn khoa học xã hội khác như triết học, xã hội học, lịch sử, kinh tế chính trị, tâm lý học… là những môn học nghiên cứu về con người và quan hệ xã hội.

Nó cho biết xã hội giải quyết vấn đề khan hiếm như thế nào. Chúng ta không thể có tất cả những gì mình muốn, cho dù đó là kỳ nghỉ kéo dài hoặc không khí hoàn toàn trong sạch. Chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn. Kinh tế học là sự nghiên cứu cách thức xã hội đưa ra các lựa chọn. Kinh tế học không chỉ nghiên cứu về thu nhập, giá cả và tiền tệ. Đôi khi việc sử dụng thị trường là hợp lý, đôi khi chúng ta cần những cách giải quyết khác. Phương pháp phân tích kinh tế giúp chúng ta quyết định khi nào nên để việc lựa chọn cho thị trường giải quyết, khi nào bỏ qua thị trường.

Video liên quan

Chủ Đề