Điều nào sau đây không phải là ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Câu hỏi 1: Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.

B. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.

C. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống.

D. Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Đáp án đúng: B

- Phương pháp nuôi cấy mô không được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp vì các tế bào sinh dưỡng sinh sản theo hình thức nguyên phân.

=> Chọn đáp án B

Câu 2: Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, có bao nhiêu phát biểu trong các phát biểu sau đây đúng?

[1] Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống.

[2] Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.

[3] Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.

[4] Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

A.4

B.1.

C.3

D.2.

Đáp án đúng: C

Câu 2: Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật

[1] Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống → đúng do nuôi cấy mô tế bào thực vật giúp nhân nhanh chóng các giống cây có năng suất cao và số lượng nhiều.

[2] Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp → sai, cơ sở của phương pháp là nguyên phân nên không tạo ra biến dị tổ hợp

[3] Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn → đúng

[4] Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng → đúng

Các đáp án đúng: 1,3,4

Cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về nuôi cấy mô và tế bào thực vật nhé

1. Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật

- Haberlandt [1902] là nhân vật đầu tiên đề xuất phương cách nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm chứng minh sự toàn năng của tế bào dựa theo thuyết tế bào của Schleiden-Schwann. Công trình nuôi cấy thành công rễ cà chua trên môi trường lỏng chứa muối khoáng, glucose, dịch chiết nấm men của White [1934] đã khởi đầu cho sự phát triển của nuôi cấy mô thực vật.

- Ở Việt Nam, công nghệ nuôi cấy mô được khẳng định qua thành công của công trình nuôi cấy bao phấn lúa và thuốc lá được thực hiện vào năm 1978.

2. Nuôi cấy mô tế bào thực vật là…?

- Nuôi cấy mô tế bào là tách rời tế bào thực vật trong môi trường dinh dưỡng tựa như cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, tăng trưởng thành cây hoàn thiện. Những kỹ thuật này dùng để nuôi cấy những tế bào, mô hay những cơ quan thực vật trong điều kiện vô trùng.

3. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là…?

- Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật hay nhân giống in vitro hay nuôi cấy mô đều là các thuật ngữ miêu tả những cách thức nuôi cấy những bộ phận thực vật trong ống nghiệm cùng môi trường và điều kiện vô trùng. Môi trường trong ống nghiệm có chứa những thành phần dinh dưỡng như muối khoáng, vitamin, những hormone sinh trưởng và đường.

4. Lợi điểm của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật:

- Tạo ra các cây con đồng nhất và giống với cây mẹ, tránh trường hợp bị thoái hóa giống đối với cây trồng thuộc nhóm thụ phấn chéo.

- So với kiểu nhân giống vô tính thông thường [chiết, giâm, ghép cành], nhân giống bằng nuôi cấy mô có ưu điểm là có thể nhân một số lượng lớn cây con từ một các thể ban đầu trong một thời gian ngắn.

- Có thế tạo ra cây con sạch bệnh nhờ áp dụng việc chọn lọc vật liệu ban đầu một cách chặt chẽ hoặc làm cho vật liệu ban đầu trở nên sạch bệnh.

- Không chiếm nhiều diện tích, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện ngoại cảnh.

- Việc trao đổi giống được dễ dàng.

5. Điều kiện nuôi cấy tế bào thực vật

- Yêu cầu cơ bản nhất của một phòng nuôi cấy mô là phải bảo đảm vô trùng. Khái niệm vô trùng này bao gồm vô trùng môi trường nuôi cấy, vô trùng phòng nuôi cấy và cả sự bảo đảm sao cho mẫu nuôi cây được hoàn toàn vồ trùng. Điều đó đòi hỏi hai thiết bị cần thiết:

+ Thiết bị tiệt trùng hay nồi tiệt trùng [autoclave]; thiết bị này được dùng để thanh trùng môi trường và cả dụng cụ thí nghiệm. Thiết bị tiệt trùng có thể theo nguyên tắc nhiệt từ hơi nước hoặc nhiệt từ không khí khô.

+ Buồng nuôi cấy hay phòng nuôi cấy: phải được tiệt trùng bằng tia tử ngoại và được vệ sinh liên tục sau mỗi lần thao tác. Có thể làm vệ sinh bằng dung dịch formol 40%.

- Các yêu cầu cơ bản của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật:

- Khi thiết lập phòng nuôi cây mô thực vật phải bảo đảm được tính liên tục thuận lợi cho các thao tác, các giai đoạn trong suốt quá trình nuôi cấy mô.

- Đảm bảo được vệ sinh [tính vô trùng] của sản phẩm cuối cùng.

- Chuẩn bị môi trường đúng cách, chọn đúng môi trường cho từng loại thực vật và từng giai đoạn nuôi cấy.

- Chọn và xử lý mô thích hợp trước khi nuôi cấy.

Câu hỏi:Ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào?

Trả lời:

Ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào là:

- Hệ số nhân giống cao, nhân giống nhanh

- Cây được tạo ra sạch bệnh

- Duy trì được tính tốt của cây bố mẹ

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp nuôi cấy mô tế bào nhé!

KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

- Nuôi cấy mô tế bàolà phương pháp tách rời tế bào, mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp và vô trùng để chúng tiếp tục phân bào, biệt hóa thành mô, cơ quan để phát triển thành cây mới.

- Môi trường dinh dưỡng:

+ Nguyên tố đa lượng: N, S, Ca, K, P

+ Nguyên tố vi lượng: Fe, B, Mo, I, Cu

+ Đường: Glucozơ, Saccarozơ

+ Chất điều hòa sinh trưởng: Auxin, Cytokinin

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

Tính toàn năng của tế bào

- Tế bào chứa hệ gen qui định loài đó, mang toàn bộ lượng thông tin của loài

- Tế bào có thể sinh sản vô tính khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo thành cây hoàn chỉnh

Khả năng phân hóa và phản phân hóa

- Phân hóa tế bào:là quá trình từ tế bào phôi sinh biến đổi thành tế bào chuyên hóa đảm bảo các chức năng khác nhau

- Phản phân hóa tế bào:Là quá trình chuyển tế bào chuyên hóa về tế bàophôi sinh trong điều kiện thích hợp và tiếp tục phân chia mạnh mẽ

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÂN GIỐNG BẰNG NUÔI CÂY MÔ TẾ BÀO

Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy

+ Chọn mẫu tốt, không bị nhiễm bệnh

Cách làm:

+ Chọn cây mẹ khỏe, sạch bệnh

+ Chọn mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ, bộ phận non

- Bước 2: Khử trùng

+ Mẫu và dụng cụ được tẩy rửa, khử trùng

+ Cắt đỉnh sinh trưởng thành phần tử nhỏ, tẩy rửa, khử trùng ở buồng vô trùng.

+ Để khử trùng mô thực vật, người ta thường dùng một số chất hoá học như: HgCl, HO … Và tuỳ thuộc vào từng loại mô thực vật mà lựa chọn loại hoá chất,nồng độ và thời gian xử lý hoá chất thích hợp.

- Bước 3: Tạo chồi

Đưa vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo các chất điều hoàsinh trưởng [Auxin, Xytokinin, Gibberellin…], các chất bổ sung như nước dừa, nước chiết nấm men, dịch thuỷ phân Casein. kết hợp với các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng thích hợp. Tuỳ thuộc vào từng đối lượng nuôi cấy, người ta có thể nhân nhanh các cụm chồi hay kích thích sự phát triển của các chồi nách [vi giâm cành] hoặc thông qua việc lạo cây từ phôi vô tính.

Môi trường dinh dưỡng:

+ Nguyên tố đa lượng: N, S, Ca, K, P

+ Nguyên tố vi lượng: Fe, B, Mo, I, Cu

+ Đường: Glucozơ, Saccarozơ

+ Chất điều hòa sinh trưởng: Auxin, Cytokinin

Để phát triển thân cành cho chồi trong môi trường dinh dưỡng có bổ sung Cytokinin hoạt hóa tạo chồi

- Bước 4: Tạo rễ

Khi chồi đạt tiêu chuẩn về chiều cao, số lá thì chuyển sang môi trường tạo rễ, bổ sung chất kích thích auxin, IBA…

- Bước 5: Cấy cây vào môi trường thích ứng

Chuyển các chồi, mầm ngủ từ môi trường nhân nhanh chồi sang môi trường ra rễ để tạo ra cây con hoàn chỉnh. Sau 2 – 3 tuần, từ những chồi riêng lẻ này sẽ xuất hiện rễ và trở thành cây hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này thường bổ sung vào môi trường nuôi cấy các Auxin là nhóm hormon thực vật quan trọng có chức năng tạo rề phụ từ mô nuôi cấy.

- Bước 6: Trồng cây trong vườn ươm

Khi cây đủ chiều cao, thân lá thì chuyển cây ra vườn ươm

Để có được qui trình nuôi cấy mô hoàn chỉnh [qui trình trong phòng thí nghiệm] cần ít nhất 10 – 12 tháng.Cây con được sản xuất hàng loạt, đồng nhất về mặt di truyền, có sự đồng đều về hình thái.

Trong tương lai, nuôi cấy mô tế bào thực vật sẽ là những đóng góp to lớn để phục tráng, nhân giống cây trồng và chọn giống cây trồng, góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề