Cách trí học sinh không nghe lời

Khi học sinh nói chuyện trong lớp thì cách xử lý học sinh nói chuyện thế nào? Đã là giáo viên ở bất kể bậc học nào cũng không thể tránh khỏi những tình huống phát sinh trong quá trình giảng dạy, thường gặp nhất là học sinh nói chuyện riêng trong lớp, không tập trung nghe giảng bài,...

Bạn đang xem: Cách trị học sinh nói chuyện


> Nghề gia sư với những thăng trầm

> Cách ăn mặc, tác phong của gia sư

> Cách gia sư gây ấn tượng từ buổi dạy đầu tiên

> Lương gia sư có thể làm giàu?

> Cách gia sư cho học sinh lớp 1


Cách xử lý học sinh nói chuyện hiệu quả là cần có nội quy lớp học. Ảnh: internet

Có thể nói, những trường hợp học sinh nói chuyện, làm việc riêng trong lớp xảy ra hằng ngày và là chuyện bình thường đối với mỗi thầy cô giáo mỗi khi lên lớp. Dù là bậc học nào, dù là lớn hay nhỏ thì mỗi khi vào lớp các em đều có thể nói chuyện, hơn nữa khi xã hội càng tiến bộ thì các em nói chuyện bằng hình thức khác đó là nhắn tin qua điện thoại. Dù là nói chuyện riêng hay nhắn tin bằng điện thoại, làm việc riêng thì đều khiến thầy cô giáo phải chú ý và nhắc nhở, từ đó làm tiết học trở nên gián đoạn, bài giảng không còn mạch lạc và gây ảnh hưởng đến tiến độ học của cả lớp.

Để học sinh chăm chú nghe giảng bài, không nói chuyện hay làm việc riêng trong lớp, mỗi người giáo viên có những cách xử lý riêng của họ để quản lý và kiểm soát lớp học của mình. Nhưng trước hết giáo viên phải là người dõi theo và quan tâm các em để biết được nguyên nhân, đừng vội vì các em trong lớp nói chuyện quá nhiều mà đưa ra những hình phạt hà khắc làm ảnh hưởng đến tâm lý các em. Có thể thấy một số trường hợp đã được báo chí đưa tin về những cách mà giáo viên đưa ra hình phạt cho học sinh nói chuyện là hết sức hà khắc, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các em. Do đó, mỗi giáo viên trước hết hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến các em thường xuyên nói chuyện, không chú ý nghe giảng bài, rồi hãy đưa ra biện pháp để khắc phục.

Những nguyên nhân thường thấy như: các em mất kiến thức căn bản, không hiểu bài nên không thể tiếp thu nội dung được học trên lớp, các em sinh ra chán nản và bắt đầu nói chuyện với những bạn bên cạnh; các em đã đọc trước bài, đã hiểu hết nội dung thầy cô giảng nên không chú ý lắng nghe;... Là một giáo viên, với mỗi nguyên nhân khác nhau cần có những cách xử lý khác nhau để các em có thể nghe lời và chú ý hơn trong tiết học. Dưới đây là một số biện pháp để xử lý khi các em trong lớp nói chuyện:

Cách xử lý học sinh nói chuyện 01: Quy định nội quy lớp học

Đầu tiên về cách xử lý khi học sinh nói chuyện là mỗi giáo viên cần đặt ra những quy định riêng cho mỗi lớp học khác nhau, có thưởng có phạt. Em nào học tốt, chăm ngoan thì sẽ được thưởng để tạo tấm gương cho cả lớp noi theo, bạn nào không nghe lời, thường xuyên nói chuyện hoặc làm việc riêng trong lớp gây ảnh hưởng đến cả lớp thì phải chịu phạt. Điều quan trọng là giáo viên phải thực hiện đúng theo những quy định đã đặt ra, tránh tình trạng lờ đi mà khiến các em không tuân theo nội quy. Tạo cho cả lớp một nề nếp ngay từ lúc đầu sẽ tạo được mọi thói quen tốt và và giáo viên cũng sẽ không cần thường xuyên nhắc nhở khi các em nói chuyện.

Tuy nhiên, việc thực hiện các nội quy tuy có nghiêm khắc nhưng không có nghĩa bạn thực hiện theo một cách xử lý cứng nhắc, lạnh lùng vì đôi khi việc làm đó sẽ tạo nên khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, mang lại cảm giác khó gần và không có thiện cảm đối với học sinh. Do đó, tùy trường hợp học sinh nói chuyện mà mỗi thầy cô giáo sử dụng những phương pháp khác nhau để cư xử cho hợp lý nhất với học sinh.

Cách xử lý học sinh nói chuyện 02: Bắt đầu buổi học bằng không khí vui tươi

Đối với học sinh, việc mỗi ngày đều phải lên lớp dường như trở thành nỗi sợ hãi của chúng, là giáo viên thì nên tạo cho học sinh của mình một bầu không khí thoải mái, vui tươi, cởi mở, không nên tạo cho các em áp lực mỗi khi bạn bước vào lớp học. Dù là em học sinh nói chuyện thường xuyên trong lớp đi chăng nữa thì các em cũng sẽ dễ tập trung hơn và có hứng thú với tiết học của bạn, đó là cách xử lý hiệu quả thứ hai.

Nếu có em nào vi phạm nội quy nói chuyện trong lớp thì hãy xử lý theo quy định nhưng hãy xử lý theo cách pha một chút hài hước để cả lớp còn có thể quay trở lại bài học cũ, không bị ảnh hưởng đến giờ dạy. Đôi khi những tiếng cười có thể giúp các em xua tan được mệt mỏi và trở lại bài học nhanh hơn và hiệu quả hơn, nó còn giúp giáo viên và học sinh trở nên gần gũi nhau hơn.

Xem thêm: Tìm Hiểu Ý Nghĩa Tục Cúng 49 Ngày Là Gì ? Vì Sao Người Chết Sau 49 Ngày Mới Đi Đầu Thai

Dù giảng dạy tại trường hay là dạy gia sư tại nhà, ai cũng muốn cho học sinh của mình ngoan ngoãn, nghe lời. Điều này sẽ khiến cho việc truyền đạt kiến thức của mình trở nên dễ dàng hơn. Một số kinh nghiệm sau đây có thể khiến cho học sinh nghe lời bạn.

Chưa cần biết gia sư là người giỏi cỡ nào, nhưng đặc điểm chung của học sinh là không dám đùa cợt với những người nghiêm túc. Không cần thiết phải giống như quân nhân, nhưng ăn mặc phải chỉn chu, gọn gàng, lịch sự.

Cái nhìn ban đầu tốt sẽ khiến học sinh có thiện cảm với bạn, thậm chí thần tượng phong cách của bạn.

2. Phong thái cũng vô cùng quan trọng

Bạn là gia sư, là một người thầy chứ không còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường. Bạn phải có thần thái của một giáo viên, lời nói lúc phải thật có uy, lúc lại thật thân thiện để học sinh không dám "giỡn mặt".

Đùa cợt và nể nang học sinh là sai lầm mà rất nhiều gia sư mắc phải. Dần dần, học sinh sẽ cảm thấy bạn quá hiền, dễ bắt nạt nên không còn coi lời nói của bạn ra gì.

3. Có phẩm chất đạo đức tốt

Một người có phẩm chất đạo đức, sống lương thiện sẽ dễ dàng chinh phục được người khác, ngay cả học sinh của mình.

Ngược lại, nếu bạn là người có những hành vi sai trái, thiếu tôn trọng người khác, sử dụng lời lẽ miệt thị, xúc phạm học sinh, chắc chắc khó được học sinh nể phục.

4. Trau dồi vốn kiến thức của bạn

Đừng nghĩ chỉ cần giỏi kiến thức chuyên môn thôi là đủ. Trong giờ dạy, học sinh có thể hỏi hàng ngàn thứ trên trời dưới biển để thỏa trí tò mò và làm khó bạn. Nếu bạn bị đánh gục ở giai đoạn này, chúng sẽ đắc ý mà cho rằng bạn cũng "thường thôi" không có gì phải sợ.

Chính vì vậy, kiến thức xã hội, tự nhiên, giới tính, địa lý, du lịch,... bạn nên tinh thông càng nhiều càng tốt để "phô trương thanh thế" với học sinh.

5. Hãy biết giữ bí mật

Trong khi học, học sinh sẽ vô tình tiết lộ một số bí mật của chúng. Đừng kể những bí mật ấy với bố mẹ chúng hoặc người khác, nếu những bí mật đó không gây hại gì. Chỉ khi bạn giữ bí mật, khiến chúng tin tưởng, bạn mới đáng để chúng nghe lời.

Tuy nhiên, nếu vấn đề bí mật nghiêm trọng, hãy khéo léo nói với phụ huynh để cùng gỡ rối cho học sinh. Nhắc lại là phải thật khéo léo.

6. Không bắt ép quá mức

Chán học mà bị bắt ép quá mức thì chỉ càng khiến học sinh bức bối và chống đối mà thôi. Vậy nên, bạn hãy tìm cách để học sinh nghe bài giảng một cách hứng thú và hiểu bài ngay trong giờ. Sau giờ học, hãy giao các bài tập nhẹ nhàng liên quan đến ghi nhớ nhiều hơn là ngồi giải bài tập.

Chẳng hạn với môn môn Toán, yêu cầu chúng học chuẩn công thức và làm những bài trong khả năng, không phải suy nghĩ quá nhiều. Môn văn, yêu cầu chúng đọc trước nội dung văn bản của ngày hôm sau,...

7. Vừa là thầy, vừa là bạn của học sinh

Học sinh chỉ nghe lời bạn khi bạn đúng và những gì bạn đem lại có ích cho chúng. Do đó, là người thầy, hãy cung cấp cho học sinh kiến thức bổ ích cả chuyên môn lẫn kiến thức xã hội. Học bạn mà chúng biết thêm thật nhiều thứ mới mẻ thì chúng sẽ vô cùng thích thú.

Hết giờ giảng, hãy tâm sự với học sinh như một người bạn. Bạn cũng có thể kể cho chúng nghe những kinh nghiệm bạn đã trải qua thời học sinh. Những lời khuyên của bạn đừng theo kiểu "em phải..." mà thay bằng "nếu là anh/chị thì anh/chị sẽ...".

Trên đây là những cách để học sinh yêu quý và nghe lời bạn. Nếu làm hết những cách trên mà vẫn không có hiệu quả thì bạn cần trao đổi với phụ huynh để tìm hướng xử lý phù hợp.

Cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học là điều mà hầu hết những ai làm nghề giáo đều phải quan tâm và tìm hiểu. Bởi lẽ, nếu sử dụng sai cách phạt, ều vấn đề việc phản tác dụng rất có thể xảy ra và khiến vấn đề trở nên nên nghiêm trọng hơn nhiều. Do đó, là một giáo viên, bạn cần phải biết cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học một cách khoa học, hiệu quả và mang lại sự tích cực cho từng đối tượng. 

Trước khi đến với những cách phạt học sinh gây mất trật tự trong giờ học, bạn cần hiểu được nguyên nhân dẫn đến việc học sinh làm những hành động khó trị như vậy. 

Thông thường, việc gây mất trật tự trong giờ học của học sinh xuất phát từ một số nguyên nhân sau đâu:

  • Học sinh vốn dĩ là một người tăng động, hoạt bát quá mức, không chịu ngồi yên một chỗ. 
  • Học sinh có các vấn đề trong cách giáo dục hay các mối quan hệ với gia đình. 
  • Học sinh vẫn chưa ý thức được hành vi mà mình đang là nghiêm trọng như thế nào. 
  • Học sinh thật sự lười biếng và không muốn đến lớp. 
  • Tâm lý học sinh không được ổn định do nhiều nguyên nhân khác nhau. 
Học sinh phá trong giờ học gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như giảng dạy

>>> Xem thêm: Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Giúp bé phát triển toàn diện

Dù đến từ bất cứ nguyên nhân nào, nhưng nhìn chung, tất cả các đối tượng gây mất trật tự đồi có tâm lý giống nhau. 

“Ngông” là từ ngữ thể hiện điều này. Những đối tượng này thường ra vẻ “ta đây” và thích thể hiện sự ngông cuồng, không sợ trời, không sợ đất và không sợ giáo viên cho bạn bè thấy. Đối với họ, điều này sẽ khiến bạn bè ngưỡng mộ mình, sợ mình và mình có thể làm gì cũng được. 

Việc gây mất trật tự có thể là hành động học sinh đang cần một sự quan tâm và chăm sóc từ ai đó. Có thể do ba mẹ quá bận bịu việc làm ăn, không quan tâm đến con cái. Để thu hút sự chú ý về mình, nhiều bạn đã thể hiện những mặt xấu nhưng việc gây mất trật tự trong giờ học. Từ đó, giáo viên sẽ liên hệ với bố mẹ… 

Đây là tâm lý rất thường thấy của nhiều bạn học sinh hiện nay. 

Dù gây mất trật tự trong giờ học như thế nào. Thì sâu thẳm bên trong, học sinh cũng chỉ là những đứa trẻ mà thôi. Do đó, ngoài mặt tỏ ra cứng cỏi, không sợ bất cứ gì. Nhưng thực chất bên trong vẫn là người có nhiều tâm sự và suy tư. Những người cần sự an ủi mỗi khi buồn, cần người chia sẻ mỗi khi vui. 

Ngoài ra, tâm lý của một số đối tượng gây mất trật tự còn là sự “bất cần với việc học” “coi việc học thật sự không cần thiết”. Đối với nhiều người, họ nghĩ học không quan trọng và không có ý nghĩa gì khi bản thân mình không thể học và không thích học. Việc họ gây mất trật tự là biểu hiện của việc thể hiện ý kiến và suy nghĩ của mình. 

Có thể nói, tất cả hành vi của học sinh đều xuất phát từ suy nghĩ của họ. Do đó, nếu muốn cải tạo và khuyên năng học sinh của bạn, giáo viên nên tác động từ suy nghĩ và tư tưởng và đưa ra cho mình những cách phạt học sinh gây mất trật tự một cách tích cực, vui vẻ. Điều này sẽ khiến học sinh hiểu rõ và nhận ra giá trị cuộc sống. 

Nếu không có phương pháp đúng, tình trạng mất trật tự càng trở nên nghiêm trọng hơn

Không ít giáo viên hiện nay đang sử dụng những hình phạt mang tính “trừng phạt” khi học sinh mắc lỗi sai và ảnh hưởng đến lớn hợp. Những hình phạt này mang tính truyền thống và cứng nhắc như: phạt đòn roi, phạt viết kiểm điểm và tự kiểm điểm trước lớp, trước toàn trường, nêu tên trên chào cờ, bỏ rơi, không quan tâm hay làm cho xấu hổ… nhằm mục đích khiến học sinh biết hậu quả của việc làm sai. 

Tuy nhiên, những hình phạt này lại gây ra hệ lụy nghiêm trọng: Học sinh mất đi sự tự tin vốn có, ý thức học tập và đạo đức ngày càng giảm, ghét việc học, ghét giáo viên và ghét nhà trường. Những hình phạt này vô tình để lại một vết sẹo trong tâm hồn của học sinh, khiến các em cảm thấy mình là kẻ thù của tất cả mọi người. 

Từ đó, thái độ sẽ ngày càng tệ hơn, hành động sẽ quá đáng hơn rất nhiều. 

Thay vì giáo dục bằng đòn roi, tại sao chúng ta không áp dụng những hình phạt mang tính tích cực và có giá trị hơn. Những hình phạt thiết thực và hữu ích trong cuộc sống sẽ giúp nhiều bạn nhìn nhận vấn đề tốt hơn. 

Dưới đây, Seoul Academy sẽ chia sẻ đến bạn một số cách phạt học sinh gây mất trật tự trong giờ học hiệu quả. Hình phạt chỉ thực hiện khi các bạn học sinh không nghe lời sau những lời nhắc nhở của giáo viên. 

“Học thầy không tày học bạn”, do đó, đôi lúc học sinh không vâng lời cô giáo. Nhưng lại nghe lời bạn bè. 

Nếu lớp có quá nhiều đối tượng học sinh gây mất trật tự trong giờ học. Giáo viên hãy chia lớp ra thành các nhóm học tập nhỏ. Mỗi nhóm sẽ có sẵn 100 điểm. Số điểm sẽ được cộng thêm nếu nhóm có những hoạt động tích cực. Và ngược lại, nếu nhóm/ hay cá nhân trong nhóm có những hoạt động ảnh hưởng đến lớp, ảnh hưởng đến các nhóm khác. Số điểm sẽ bị trừ dần. 

Đối với những nhóm có thành tích thấp nhất, bạn hãy phạt cả nhóm bằng những hình phạt như: Dọn vệ sinh lớp, dọn vệ sinh sân trường, nhà vệ sinh trường hay có thể buộc nhóm đó có một tiết mục văn nghệ vào ngày thứ 2 đầu tuần trước trường… 

Học sinh cá biệt có thể không nghe theo lời giáo viên. Nhưng chắc chắn họ sẽ không thể vì mình mà làm ảnh hưởng đến bạn bè, vì mình mà bạn bè sẽ phải chịu phạt trong khi họ đã cố gắng rất nhiều đúng không nào. Điều này ai ai cũng sẽ cảm thấy áy náy dù mình ngông cuồng đến mức nào. 

1 bạn vi phạm, cả nhóm đều phải chịu phạt là cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học

>>> Xem thêm: Cách dạy con của người Nhật có gì đặc biệt mà bạn cần học hỏi?

Với trước đây, chúng ta thường có những hình phạt như đứng trước trường tự kiểm điểm bản thân hay nên tên cảnh cáo trước trường. Thường những hành động phạt này sẽ khiến người “bị phạt” nghĩ mình là người xấu. Và thậm chí nhiều em không phục với cách xử lý này. Đôi lúc nhiều em học sinh còn nghĩ đây là hình phạt không có tình thương. 

Thay vào đó, hãy phạt các em tham gia vào những hoạt động nhóm và phạt thực hiện những việc mà các em chưa được làm trước đó. 

Cụ thể, việc gây mất trật tự không phải là hành vi quá lớn. Là giáo viên, bạn có thể tổ chức ra các hình phạt “đáng yêu” và mang tính cộng đồng. Như:

  • Trồng cây xanh trong khu vực trường. 
  • Dọn vệ sinh toàn trường trong 1 tuần. 
  • Tham gia tiết mục văn nghệ của lớp. 
  • Đọc 1 cuốn sách trong vòng 1 tuần. 
  • Thêm bài tập về nhà. 
  • Tổ chức các buổi thiện nguyện và yêu cầu người bị phạt phải thực hiện trao quà. 
  • Giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hình thức khác nhau. 
  • Thiết kế chương trình sinh hoạt cuối tuần. 
  • Học thuộc bài và giảng bài lại cho cả lớp.

Những hành động thiết thực này, có thể lúc đầu các em sẽ không hiểu. Nhưng dần dần, ý thức làm việc tốt sẽ được thấm sâu vào người của các học sinh cá biệt. Ai Ai trong mình cũng có một phần mềm mỏng. Chẳng qua là chúng ta chưa chạm tới nó mà thôi. 

Vì vậy, hãy thông qua những hình phạt đáng yêu như trên. Bạn sẽ hiểu và tiến gần hơn đến tâm hồn của các “đứa trẻ” lớp mình đấy. 

Hình phạt trồng cây xanh

Cụ thể, nếu học sinh nhất quyết quá bướng bỉnh và không nghe lời cô giáo. Bạn hãy loại bỏ những đặc quyền của học sinh [nhất định phải bàn bạc trước với phụ huynh]. Ví dụ như không cho tham gia vào chuyến dã ngoại của lớp, không cho tham gia hoạt động sinh hoạt của lớp, trong giờ ra chơi phải đến phòng của giáo viên [điều này nhằm quản giáo và cắt thời gian ra chơi của học sinh]….

Khi trẻ không được những đặc quyền như các bạn, trẻ sẽ tự động thấy mình sai ở đâu. Tại sao các bạn lại được tham gia mà mình lại không được… từ đó, học sinh sẽ nhận thức được việc mình gây mất trật tự là đúng hay sai. 

Trẻ đến phòng giáo viên để học thay vì ra chơi

Điều này có nhiều giáo viên đã làm. Một phần hiệu quả, nhưng một phần lại không hiệu quả tùy theo đối tượng bướng bỉnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể loại bỏ cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học này. 

Việc nói chuyện sẽ giúp giáo viên hiểu rõ hành động của học sinh xuất phát từ đâu, học sinh đang suy nghĩ gì. Từ đó có những biện pháp hiệu quả hơn. Không những vậy, sau khi được thổ lộ và tâm sự với giáo viên, nhiều bạn học sinh sẽ nhận ra nhiều điều ý nghĩa và thay đổi suy nghĩ, hành động của mình. 

Nghiêm túc nói chuyện với học sinh của mình là cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học

Đây là biện pháp mạnh dành cho những đối tượng học sinh “hết cách giải quyết” và gây mất trật tự trong thời gian dài dù đã nhận các thể loại hình phạt. Phương pháp này thường hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không nhằm mục đích phạt học sinh và yêu cầu gia đình có biện pháp mạnh hơn để răng đe con cháu. Hãy nói chuyện và bày tỏ quan điểm của mình với gia đình học sinh, mong gia đình có thể hợp tác, cải thiện học sinh một cách tích cực và quan tâm đến con em mình nhiều hơn. 

Sau những hình phạt khoa học và tích cực. Cá nhân giáo viên cũng nên biết cách quản lý lớp học của mình một cách chuyên nghiệp. Hạn chế tối đa  những hành vi gây mất trật tự của học sinh. Bạn có thể tham khảo một số cách quản lý sau:

Đặt ra những nội quy mà học sinh nào cũng hiểu: Bản thân giáo viên phải có nguyên tắc và thực hiện trên nguyên tắc mà mình đã đưa ra trước lớn. Đồng thời giúp học sinh hiểu được điều gì được làm và điều gì không nên làm. 

Cần nghiêm khắc thực hiện đúng những quy định của mình. Học sinh làm tốt thì khen thưởng, tuyên dương. Nhưng học sinh vi phạm sẽ phải chịu phạt. 

Thường học sinh rất thích tham gia các lớp học có giáo viên vui vẻ và phương pháp dạy thú vị. Do đó, hãy cố gắng bắt đầu tiết học của mình một cách vui vẻ và nâng cao tinh thần học cho học sinh của mình. Điều này sẽ khiến học sinh hứng thú hơn trong giờ học. 

Động viên và khen ngợi khi học sinh làm đúng

>>> Xem thêm: Những phương pháp dạy trẻ tập trung học bài hiệu quả

Hãy luôn nhất quán việc nội dung mà mình đưa ra. Hãy xử phạt và tuyên dương đầy đủ, công bằng đối với tất cả học sinh trong lớp. Tuyệt đối không bỏ qua một hành động gây mất trật ưu hay thiếu thái độ trong lớp học của một bạn học sinh. Sau đó lại phạt một học sinh khác với thái độ tương tự. Điều này khiến học sinh nhận ra sự không công bằng và mất đi kính trọng đối với bạn bè. 

Nhiều giáo viên thường có cái nhìn không tốt về những học sinh gây mất trật tự cũng như thiên vị đối với các học sinh giỏi, chăm, ngoan. Tuy nhiên, hành động này càng khiến các học sinh cá biệt cảm thấy mình thật dư thừa. 

Thay vì như vậy, hãy luôn tôn trọng, tốt khen, xấu chê và xử lý công bằng, văn minh. 

Ví dụ: Trong lớp học sinh gây mất trật tự và học sinh giỏi gây gỗ nhau. Đừng bao giờ đổ lỗi cho học sinh thường gây mất trật tự và chắc chắn rằng học sinh giỏi không làm gì sai. Hãy tìm hiểu cụ thể sự việc trước khi đưa ra phán xét. Hãy để các bạn học sinh hay mất trật tự thấy được họ không phải cá biệt, và giáo viên là một người công bằng, phân minh.

Trong lúc giảng bài, nếu có một học sinh cố ý gây mất trật tự, thay vì nóng giận, hãy cố gắng thay đổi tình thế một cách hài hước và giải tỏa sự căng thẳng. 

Sự hài hước có thể khiến hành động của học sinh trở nên dịu dàng hơn, học sinh vâng lời hơn và thoải mái hơn trong giờ học của bạn. 

Tạo ra lớp học thú vị

Có thể ví giáo viên là những nghệ sĩ và cách dạy học sinh là một nghệ thuật. Nếu bạn không biết cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học hay các học sinh cá biệt, vấn đề ở học sinh càng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nên nhớ rằng, học sinh là những tâm hồn bé nhỏ, đừng quá cứng nhắc trong cách dạy dỗ, đừng lạnh lùng với học sinh hay bỏ rơi và cho học sinh cảm thấy sự không quan tâm từ bạn. Hãy nghiêm khắc nhưng vừa cứng, vừa mềm để học sinh cảm nhận được vấn đề khi làm sai và được tôn trọng khi làm đúng. 

Ngoài ra, giáo viên của thể hợp tác và trao đổi với phụ huynh để có những biện pháp tốt hơn, cải thiện suy nghĩ cũng như tính cách của trẻ. 

Hy vọng với những chia sẻ về cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học ở trên, bạn đã bỏ túi cho mình phương pháp dạy tích cực và sáng tạo hơn. Chúc tất cả áp dụng thành công và cải thiện được tính cách học sinh của mình. Trên đây là bài viết chia sẻ của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam. 

Video liên quan

Chủ Đề