Khoảng nhiệt độ cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất là Công nghệ 7

[Cao Văn Anh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An]

Trả lời:

Trên thực tế, tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng 26 – 320C, vì thế khi nhiệt độ trên 330C sẽ khiến cho tôm nuôi bị sốc môi trường, sức khỏe yếu, dễ bùng phát dịch bệnh. Bên cạnh đó, tôm hoạt động nhiều, mất nhiều năng lượng và tiêu thụ thức ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến chất thải nhiều hơn.

Ngoài ra, nắng nóng khiến các loại cây cỏ thủy sinh trong ao chết đi, môi trường phú dưỡng hơn tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh mẽ, màu nước đậm… Tất cá khiến vi khuẩn trong ao phát triển mạnh mẽ hơn, gây bệnh cho tôm như: tôm bị đứt râu, bệnh phân trắng, phân xốp, nước phát sáng…; tôm nổi đầu về đêm do thiếu ôxy, sẽ nguy hiểm hơn nếu tôm đang lột xác sẽ chậm cứng vỏ, nổi mặt và bị hao hụt…

Nắng nóng còn làm cho nước ao bốc hơi nhanh, độ mặn trong ao cũng tăng theo, tôm dễ phát sinh bệnh chết sớm [EMS]. Ngoài ra, những yếu tố môi trường ao nuôi càng thay đổi đột ngột hơn, khi xuất hiện những cơn mưa trái vụ hay mưa đầu mùa với lưu lượng nước lớn. Cụ thể, nước mưa sẽ cuốn trôi phèn từ trên bờ xuống ao nuôi làm giảm pH, nhiệt độ phân tầng… dẫn đến hiện tượng tôm yếu, mất khả năng đề kháng, dễ mắc bệnh và chết đột ngột.

Hỏi: Làm thế nào để giảm độ mặn trong ao tôm nuôi hiệu quả?

[Huỳnh Minh Thái, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An]

Trả lời:

Để nhận biết được độ mặn ở trong ao gặp các vấn đề cần kiểm tra bằng thiết bị, máy đo độ mặn để có thể chắc chắn độ mặn trong ao nuôi tôm tăng. Để giảm độ mặn cho ao thực hiện như: Xử lý tảo và cấy vi sinh để giảm được lượng tảo. Thay nước thường xuyên hàng ngày 3 lần/ngày.

Dùng quạt gió, tăng ôxy để tôm có thể phát triển. Giữ mực nước sâu từ 1,2 m trở lên để góp phần ổn định nhiệt độ. Thiết kế hệ thống lưới chắn chống nắng hoặc căng bạt trên mặt ao để hạn chế sự tăng nhiệt. Với những ao có độ mặn cao, tốt nhất là nên có ao lắng để lọc nước, điều chỉnh độ mặn thích hợp trước khi cho vào ao.

Trong quá trình chăm sóc quản lý, có thể tùy theo tình hình thời tiết, mà tăng giảm lượng thức ăn một cách hợp lý, tránh gây dư thừa lại làm ô nhiễm ao nuôi, kéo theo nhiều hệ lụy khác. Không nên trực tiếp lấy nước từ kênh mương vào ao nuôi mà phải có ao lắng diện tích 15 – 20% so với ao nuôi và độ sâu tối thiểu 1,5 m, để có đủ nước cấp cho ao nuôi. Để lắng và xử lý nước ít nhất 6 ngày trước khi cấp vào ao nuôi.

Ban KHKT

1.      Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tôm nuôi.

Tôm-cá thuộc loài máu lạnh nên nhiệt độ cơ thể tôm-cá thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

Nhiệt độ ao nuôi ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: khả năng sinh trưởng và phát triển [hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn..] khả năng miễn dịch của tôm đối với mầm bệnh.

Nhiệt độ tối ưu trong nuôi tôm sú 28-30oC, nhiệt độ thích hợp cho tôm thẻ 25-30oC.

Tôm sú có thể chịu được nhiệt độ 28°C nhưng tôm phát triển tương đối chậm, trên 30°C tôm phát triển nhanh hơn nhưng rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh MBV [Monodon baculovirus]. Nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, nhiệt độ trong ngày nếu biến động hơn 3oC - 5oC sẽ làm cho tôm giảm ăn. Nếu nhiệt độ thấp hơn 25oC tôm sẽ ăn giảm hoặc ngưng ăn, tôm sẽ lớn chậm hoặc không lớn.

Tôm thẻ phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ 27oC

2.      Chu kỳ nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường nước thay đổi theo khí hậu mỗi mùa và tùy từng vùng lãnh thổ.

Do vậy để tôm sinh trưởng và phát triển tốt và giảm nguy cơ nhiễm bệnh của tôm phải thả giống khi nhiệt độ thích hợp.

Vụ chính của 3 miền của Việt Nam là khác nhau: Miền Bắc vụ chính rơi vào giữa tháng 4 dương lịch, miền Bắc Trung bộ và Trung bộ là tháng 3-4, miền Nam tháng 2-3 dương lịch.

3.      Hướng xử lý khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.

✓    Luôn giữ mực nước 1.5-1.7m để ổn định nhiệt độ cho ao nuôi.

✓    Tăng cường chạy quạt để giảm sự phân tầng nhiệt độ.

✓    Bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm trong những ngày nắng gắt hoặc mưa âm u. Bổ sung Vitamin C, β-glucan. nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm.

✓    Giảm 30-50% lượng thức ăn khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nắng gắt, mưa âm u nhiều ngày.

✓    Thường xuyên theo dõi sức khỏe động vật nuôi để can thiệp kịp thời

Tôm là loài vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể của chúng luôn thay đổi theo môi trường.

Do đó nếu môi trường nhiệt độ không ổn định và phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôm. Cụ thể là khả năng sinh trưởng, phát triển các cơ quan, khả năng miễn dịch, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn [FCR].

Các thử nghiệm của Đại học Kasetsart cho thấy sự thay đổi nhiệt độ có thể làm thay đổi tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và FCR [tỉ lệ chuyển đổi thức ăn của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei].

Tỷ lệ sống của tôm vào từng nhiệt độ khác nhau

Trong ba nhóm nhiệt độ được thử nghiệm cho thấy, ở nhiệt độ 29oC cho khả năng tăng trọng, tỷ lệ sống cao , FCR thấp. Ở nhóm nhiệt độ cao trên 33oC, tuy tôm có xu hướng tăng trọng nhanh hơn nhưng FCR cũng tăng theo, tỉ lệ sống lại giảm xuống đáng kể.

Khả năng di chuyển và săn mồi phụ thuộc vào nhiệt độ

Nhiệt độ thử nghiệm ở 17, 20, 25 và 29°C. Chia làm 4 bể [A, B, C, D], để tôm thích nghi tốt, nhiệt độ được điều chỉnh 2-3°C mỗi ngày cho đến khi đạt nhiệt độ thử nghiệm. Kết quả cho thấy tôm ở nhiệt độ 29°C cho kết quả khả năng di chuyển, săn mồi nhanh hơn hẳn so với các cột mốc nhiệt độ khác.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến Oxy hòa tan

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến nồng độ oxy hòa tan trong ao. Nhiệt độ càng cao, nồng độ oxy hòa tan càng thấp và ngược lại. Điều này được giải thích là do oxy có khả năng xen kẽ liên kết với các phân tử nước cao hơn khi nhiệt độ thấp.

Khi nhiệt độ nước thấp, nồng độ oxy hòa tan tăng, tuy nhiên các vi khuẩn [hiếu khí] tham gia vào quá trình oxy hóa sẽ hoạt động yếu. Do đó, quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ xảy ra chậm, nghĩa là quá trình tự làm sạch của nước nguồn cũng chậm.

Nếu lượng cặn lắng lớn và lượng oxy trong nước không đủ cho quá trình phân hủy hiếu khí thì oxy hoà tan của nước giảm mạnh. Lúc đó, quá trình phân giải yếm khí sẽ xảy ra và chất thải của nó là chất khí H2S, CO2, CH4… làm ô nhiễm nước.

Hàm lượng oxy hòa tan nên duy trì trong ao nuôi để tôm phát triển mạnh: 5-7 mg/L

Sự tăng lên hàm lượng khí độc phụ thuộc vào nhiệt độ

Để đánh giá tác động của nhiệt độ đến hàm lượng khí độc ao nuôi, các nghiên cứu được thực hiện trong 49 ngày, với các thí nghiệm ở 29oC, 33oC và cao hơn 33oC. Kết quả cho thấy hàm lượng khí độc ở 29oC là thấp nhất và 33oC là cao nhất trong các ngày thử nghiệm.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến FCR

Trong một thí nghiệm cho ăn từ ngày thứ 21-40 ở nhiệt độ 30-33oC và từ ngày 41-60 ở nhiệt độ 28-30oC cho thấy sự tăng trưởng gần như tương đương nhau. Tuy nhiên, khi so sánh về FCR thì nhóm 28-30oC thấp hơn trung bình ~30%.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của hệ tảo

Tảo là loài thực vật dễ thích nghi với nhiệt độ. Một số loài vẫn tồn tại và phát triển được trong băng tuyết, một số có thể phát triển ở nhiệt độ 70oC. Nhiệt độ tối ưu cho tảo phát triển phụ thuộc vài từng loài cụ thể, cường độ ánh sáng và điều kiện dinh dưỡng. Trong phần lớn các loài tảo, khoảng nhiệt độ 5 – 25oC, tốc độ tăng trưởng của tảo tăng 1,8 – 3 lần khi nhiệt độ tăng 10oC. Nhóm tảo lam khó phát triển trong nhiệt độ ấm nên khó cạnh tranh được với các loài tảo khác.

Sự phân tầng nhiệt độ nước

Tôm thẻ chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thấp hơn 15oC trong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa. Tôm sẽ ngạt nếu nhiệt độ khoảng 15-22oC. Khác với tôm sú, tôm thẻ hoạt động linh hoạt ở các tầng nước, nên tác động của phân tầng nhiệt độ nước sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tôm nuôi. Việc tăng máy quạt nước để khuấy động các tầng nước trên mặt và đáy là điều cần thiết.

Tóm tắt

  • Tránh cho ăn khi nhiệt độ thấp 24-26 oC -> Ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của tôm. Nhiệt độ khi cho ăn tối ưu từ 27-30oC => Cho ăn ở nhiệt độ này giúp giảm hơn 30% chi phí.
  • Thời gian cho ăn giữa 2 cử cách nhau tối thiểu 4 tiếng.
  • Sử dụng quạt nước đủ công suất tránh phân tầng nhiệt độ.
  • Luôn duy trì nhiệt độ ở mức từ 27-30oC, nồng độ oxy hòa tan 5-7 mg/L. Những ngày nắng nóng nên có các biện pháp tăng cường oxy [quạt nước, oxy đáy, sục khí,….], kết hợp bơm thêm nước sạch để hạ nhiệt độ ao. Dùng lưới chống nắng hoặc bạt căng phía trên mặt ao để hạn chế nhiệt độ nước ao.

NANO NNA VIỆT NAM

Nguồn tham khảo:

Temperature Effects Feeding Behaviour of Pacific White Shrimp

Temperature affects shrimp survival, feed conversion

Temperature effects on growth, feeding rate and feed conversion of the Pacific white shrimp [ Penaeus vannamei]

nhiệt độ nuôi tôm thẻNhiệt độ thích hợp cho tôm thẻ chân trắng

Video liên quan

Chủ Đề