Diễn biến tỷ giá usd/vnd trong năm 2022 và những tháng năm 2022

Việc USD tăng lên sẽ tác động tới tỷ giá USD/VND. Ảnh: Dũng Minh

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] ngày 15/12/2021 cho biết, sẽ bắt đầu giảm mua tài sản từ đầu năm 2022 [mỗi tháng giảm 30 tỷ USD] và kết thúc việc mua trái phiếu thời kỳ đại dịch vào cuối tháng 3 hoặc tháng 4/2022, mở đường cho 3 đợt tăng lãi suất dự kiến với biên độ 0,25 điểm phần trăm từ giữa năm 2022, đưa mức lãi suất điều hành lên 0,9%/năm vào cuối năm 2022 và có thể tăng tiếp 2-3 lần trong giai đoạn 2023-2024.

Đây là động thái được chờ đợi, dù tốc độ thắt chặt tiền tệ của Fed diễn ra nhanh hơn ít nhất là một quý so với các công bố trước đó và được đánh giá sẽ tác động tới thị trường ngoại hối tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, trong đó với Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, tỷ giá sẽ tăng nhẹ trong nửa đầu năm 2022 khi USD tăng lên.

Thực tế, tiền đồng là một trong những đồng nội tệ hiếm hoi trong khu vực tăng giá so với đồng bạc xanh, giúp tỷ giá ổn định trong phần lớn thời gian của năm 2021. Trong năm này, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần hạ tỷ giá mua ngoại tệ, với tổng mức giảm 475 đồng, đưa mức giá bán hỗ trợ xuống 22.650 VND/USD, góp phần giúp tỷ giá giảm từ mức 23.100 VND/USD hồi đầu năm về vùng giá 22.640 VND/USD vào thời điểm đầu quý IV/2021, tương đương mức tăng giá 2% của VND.

Tuy nhiên, từ trung tuần tháng 11/2021, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng bất ngờ tăng mạnh, từ mức 22.835-22.855 VND/USD vượt qua ngưỡng tâm lý 23.100 VND/USD, thậm chí có thời điểm giao dịch ở vùng giá cao nhất 23.150-23.200 VND/USD.

Song, chính sách tỷ giá linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước khi công bố tỷ giá bán ngoại tệ giao ngay hỗ trợ ở mức giá 23.150 VND/USD có hiệu lực từ ngày 8/12/2021 một lần nữa nhanh chóng giải tỏa áp lực tỷ giá tăng, đưa cặp tỷ giá USD/VND dần giảm về vùng giá 23.050-23.100 VND/USD ngay sau đó.

Dẫu vậy, theo tính toán của các chuyên gia, VND đã mất giá trở lại khoảng 1% trong tháng cuối năm 2021 và gần như xóa bỏ xu hướng mạnh lên được duy trì từ đầu năm. Nói cách khác, tỷ giá chứng kiến sự biến động bất ngờ trong 1,5 tháng cuối năm 2021, mà không duy trì được xu hướng “êm ả” như năm 2020, một số nguyên nhân được chỉ ra là do các biến động trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các động thái từ Fed, nguồn cung ngoại tệ kém dồi dào từ cán cân thanh toán và yếu tố mùa vụ cho nhu cầu thanh toán ngoại hối cuối năm.

Thực tế, những năm gần đây, khả năng chống chọi trước những bất ổn trên thị trường thế giới của Việt Nam luôn được đánh giá cao nhờ thặng dư thương mại ổn định ở mức cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19 khiến Việt Nam thâm hụt thương mại trong hai quý liên tiếp [quý II và III/2021], khiến cho khả năng phòng vệ rủi ro giảm xuống.

“Việc kinh tế mở cửa trở lại vào đầu tháng 10 cũng chỉ đảm bảo khả năng thương mại Việt Nam xuất siêu trong năm 2021, mà chưa bù đắp thâm hụt trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Vì vậy, ưu tiên của các nhà hoạch định chính sách trong năm 2022 là đưa tăng trưởng trở lại đúng hướng và thu hút mạnh hơn dòng vốn đầu tư nước ngoài”, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối Kinh doanh tiền tệ, vốn và đầu tư chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam nêu quan điểm.

Một lãnh đạo cao cấp MB nhận định: “Trong viễn cảnh năm 2022, khi Fed bình thường hóa chính sách tiền tệ bằng việc tăng lãi suất, tiền đồng sẽ đối mặt với áp lực USD mạnh lên trên thị trường quốc tế và tỷ giá USD/VND dự báo giảm về mức 23.000 VND/USD”.

Còn ông Lực đánh giá, tỷ giá có thể tăng nhưng không nhiều, do kinh tế Việt Nam đang phục hồi [tăng trưởng khoảng 2% năm 2021 và có thể đạt 6,5-7% trong năm 2022 nếu kiểm soát tốt dịch bệnh và thực hiện thành công các chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội]; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp [CPI tăng khoảng 2% năm 2021], nhưng sẽ tăng lên 3,4-3,7% trong năm 2022; cung - cầu ngoại tệ cơ bản ổn định và cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư.

“Bởi vậy, tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, ổn định mặt bằng lãi suất là điều cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội trong năm 2022”, ông Lực nhấn mạnh.

Tỷ giá có thể giảm về mức 22.550-22.500 VND/USD trong quý I/2022

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối Kinh doanh tiền tệ, vốn và đầu tư chứng khoán, HSBC Việt Nam

Nhóm Nghiên cứu HSBC Việt Nam đánh giá rằng, chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ nói riêng và đa số các nước trên thế giới nói chung có thể không tạo ra những tác động trực tiếp đối với lập trường chính sách tiền tệ Việt Nam trong ngắn hạn, tuy nhiên, những khác biệt trong thiết lập chính sách tiền tệ trong nước và xu hướng thế giới sẽ gây ra nhiều tác động đối với lãi suất và tỷ giá về dài hạn.

Theo đó, chúng tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ giảm tỷ giá mua USD thêm 100-150 đồng, về mức 22.550-22.500 VND/USD trong quý I/2022 và hoàn tất quá trình liên kết tỷ giá này với tỷ giá trung tâm - cao hơn 50 đồng so với mức giá sàn.

Ngoài ra, tỷ giá có khả năng tăng trở lại từ quý II/2022, lên mức 22.800 VND/USD, khi các yếu tố vĩ mô cơ bản dần trở nên rõ nét hơn: Tài khoản vãng lai suy yếu, dòng vốn nước ngoài chậm lại, sự khác biệt về lập trường chính sách tiền tệ giữa trong và ngoài nước.

Trên thực tế, tài khoản vãng lai của Việt Nam thâm hụt 4,6 tỷ USD trong quý II/2021, đánh dấu sự suy giảm đáng kể so với mức thặng dư bình quân 3,8 tỷ USD/quý kể từ quý III/2019 đến quý I/2021, nguyên nhân chủ yếu do thặng dư thương mại bị thu hẹp khi doanh thu từ khách du lịch liên tục sụt giảm. Dòng vốn FDI cũng giảm từ mức trung bình 1,7 tỷ USD/tháng từ năm 2020 về mức 1,5 tỷ USD/tháng cho đến nay, cùng với việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,5 tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận cho VND mạnh hơn cũng có thể khiến dòng vốn chảy ra nhiều hơn trong năm 2022.

Tất nhiên, vẫn có nhiều yếu tố mang đến sự lạc quan về triển vọng của Việt Nam, đó là dòng tiền kiều hối tiếp tục tăng trưởng, hoạt động thương mại đang dần hồi phục khi gián đoạn chuỗi cung ứng giảm bớt... Ngoài ra, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục được duy trì cũng sẽ thúc đẩy sự mở rộng thương mại trong tương lai.

Nhuệ Mẫn

Dự báo năm 2022, nhiều khả năng tỷ giá USD/VND sẽ diễn biến theo xu hướng giảm do xu hướng trung hòa dần chính sách tiền tệ nới lỏng trên thế giới. Mức biến động dự báo không quá 2% cho cả năm 2022.

Năm 2021, tỷ giá USD/VND đã trải qua một vài đợt biến động rất mạnh, đặc biệt thời điểm cuối năm.

Từ đầu tháng 12/2021, tỷ giá USD/VND trung tâm và tại các ngân hàng thương mại đã liên tục tăng mạnh. Giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại đã tăng 350 – 380 đồng/USD so với cuối tháng 11/2021. Tỷ giá USD/VND bật tăng từ 22.835 – 22.855 đồng/USD, vượt qua ngưỡng tâm lý 23.100 đồng/USD và có thời điểm tăng lên giá 23.150 – 23.200 đồng/USD [trong 2 ngày 7 và 8/12/2021]. Như vậy, tiền Đồng đã mất giá khoảng 1,1% chỉ trong vòng 1 tuần và 2% tính từ đầu năm 2021, đảo ngược xu hướng mạnh lên của tiền Đồng trong phần lớn thời gian của năm nay. Tỷ giá trung tâm Ngân hàng Nhà nước công bố cũng tăng mạnh 110 đồng trong vài ngày, lên 22.237 đồng vào ngày 8/12/2021.

Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD/VND tăng mạnh. Tại Vietcombank, tỷ giá USD/VND tăng khoảng 260 đồng/USD so với cuối tháng 11/2021, lên mức 22.930 đồng/USD [mua vào] và 23.200 đồng/USD [bán ra]. Tại ngân hàng BIDV, tỷ giá USD/VND tăng 250 đồng, giao dịch quanh mức 22.950-23.190 đồng/USD; Vietinbank tăng 210 đồng, giao dịch từ 22.950-23.190 đồng/USD; Agribank niêm yết giá bán USD ở mức 23.220 đồng, tăng 350 đồng so với cuối tuần trước.

Trước biến động mạnh của thị trường ngoại hối, công tác điều hành tỷ giá của NHNN trong năm 2021 có rất nhiều yếu tố thuận lợi dù bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Trong tuần đầu tháng 11/2021, NHNN đã mua vào khoảng gần 1,3 tỷ USD tăng cường dự trữ ngoại hối ở mức giá 22.750 VND/USD trước khi giảm giá mua vào xuống 22.650 VND/USD. Điều này cũng cho thấy nguồn cung USD trên thị trường Việt Nam hiện khá dồi dào.

Trước đó, ngày 11/8/2021, NHNN đã điều chỉnh giá niêm yết mua vào USD với bước giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây, trong chuỗi mua ròng ngoại tệ đặc biệt mạnh kể từ năm 2016 cũng như trong các phương thức giao dịch mà cơ quan này áp dụng. Cụ thể, mức giá mua vào USD của Sở Giao dịch NHNN đã giảm xuống mức 22.750 VND/USD, giảm tới 225 VND/USD so mức áp dụng trước đó, ngày 8/6/2021 đã giảm giá mua ngoại tệ xuống 22.975 VND/USD. Nhờ chủ động, linh hoạt trong công tác điều hành tỷ giá, có được kết quả khá khả quan trong các hoạt động tương tác của mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Cụ thể, Việt Nam đã khá mạnh mẽ, chủ động trong việc gỡ bỏ mối hoài nghi “thao túng tiền tệ” từ phía đối tác. Ngày 19/7/2021, Mỹ đã chính thức đưa ra kết luận về mối hoài nghi trên và khẳng định sẽ không có các biện pháp hạn chế thương mại đối với Việt Nam, liên quan quan ngại vấn đề “thao túng tiền tệ” kéo dài hơn hai năm trước đây.

Bên cạnh đó, NHNN dù vẫn có nhu cầu tăng dự trữ ngoại hối nhưng chỉ mua với mức giá ngày càng thấp hơn so trước kia và là mua có điều kiện. Dự trữ ngoại hối cập nhật gần nhất đã vượt mốc hơn 100 tỷ USD, chưa tính đến 7 - 8 tỷ USD đã mua được từ đầu năm 2021 ở các hợp đồng kỳ hạn đã thực hiện vào đầu quý III/2021, theo đó nâng mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam bảo đảm an toàn cao hơn chuẩn của Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF].

Việc điều chỉnh hình thức can thiệp mua ngoại tệ giao ngay [giảm VND] khiến tỷ giá VND/USD trên các thị trường liên ngân hàng, thị trường 1, thị trường phi chính thức cũng theo xu thế giảm. Hành động điều chỉnh giá mua của NHNN tác động tích cực đến tình hình nhập khẩu, bảo đảm sản xuất của nền kinh tế được ổn định, không bị đứt gãy trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Việc NHNN trở lại mua ngoại tệ giao ngay như trên có chủ ý tạo nguồn tiền cung ứng mới và tức thời cho thị trường, thêm điều kiện tạo nguồn vốn dồi dào và bình ổn lãi suất, hoặc tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hạ được tiếp lãi suất, nới lỏng tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Với lượng kiều hối và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam lớn, nên lượng USD ngoài ngân hàng và nhu cầu găm giữ ngoại tệ, đặc biệt là USD tăng cao. Hiện tại, NHNN duy trì mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD là 0%. Mức lãi suất này rất kém hấp dẫn nếu so mức lãi suất tiền gửi bằng VND tại các ngân hàng thương mại [đơn cử, kỳ hạn một năm dao động từ khoảng 5% đến 7%]. Việc điều chỉnh giảm giá mua USD của NHNN khiến cho USD kém hấp dẫn trong mắt người dân, doanh nghiệp đang nắm giữ USD, cũng là cơ hội để Việt Nam loại trừ tình trạng “đô-la hóa” nền tài chính và kinh tế.

Theo NHNN, thực tế, niềm tin vào giá trị của đồng nội tệ được cải thiện, tình trạng găm giữ ngoại tệ đang trên đà giảm. Việc NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ cũng như dự trữ ngoại hối là một trong những điều kiện quan trọng góp phần ổn định vĩ mô và nền kinh tế.

Nhờ vậy, kể từ đầu năm 2022, tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm. Ngày 20/1/2021, giá đồng USD điều chỉnh giảm ở hầu hết các ngân hàng thương mại. Giá mua thấp nhất đang ở mức 22.520 VND/USD, giá mua cao nhất đang ở mức 22.590 VND/USD. Trong khi đó ở chiều bán ra, giá bán thấp nhất đang ở mức 22.780 VND/USD, giá bán cao nhất đang ở mức 22.842 VND/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN ngày 20/1/2021 ở mức 22.550 VND/USD đối với giá mua vào và giữ nguyên 23.050 VND/USD với giá bán ra so với phiên giao dịch ngày 19/1/2022. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN] niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.100 đồng, giảm 19 đồng so với phiên trước. Như vậy, tỷ giá trung tâm đã quay đầu giảm sau khi tăng ba phiên liên tiếp với tổng mức tăng là 37 đồng/USD.

Dự báo năm 2022, nhiều khả năng tỷ giá USD/VND sẽ diễn biến theo xu hướng giảm do xu hướng trung hòa dần chính sách tiền tệ nới lỏng trên thế giới. Mức biến động dự báo không

quá 2% cho cả năm 2022. Trong đó, nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] trung hòa nhanh hơn ECB, BOJ [xác suất xảy ra tương đối cao] sẽ dẫn đến khả năng USD lên giá nhiều hơn so với các ngoại tệ khác, từ đó gây áp lực lên VND. Dòng tiền vẫn sẽ tìm đến các quốc gia đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô cùng mức tăng trưởng khả quan. Việt Nam với khả năng kiểm soát dịch bệnh, rộng hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, sẽ duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư, đặc biệt là FDI.

Trong nước, số liệu công bố từ NHNN, nguồn kiều hối năm 2021 tăng khoảng 10% so với năm 2020, đạt 12,5 tỷ USD. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng góp phần ổn định thị trường ngoại hối và dự trữ ngoại hối. Thặng dư thương mại năm 2021 đạt 4,08 tỷ USD.

VND sẽ có diễn biến ổn định và biến động trong biên độ +/- 2%

Trong báo cáo vĩ mô vừa công bố, khi đánh giá về tỷ giá USD/VND, các chuyên gia của KBSV dự báo, nguồn cung USD dự báo tương đương mức đạt được trong năm 2021, nhờ hoạt động xuất khẩu hồi phục, trong khi dòng vốn FDI và kiều hối vẫn chảy đều về Việt Nam.

Các chuyên gia của KBSV kỳ vọng, năm 2022, sản lượng xuất khẩu sẽ tăng mạnh trong khi giá bán ổn định hơn. Lĩnh vực sản xuất dần phục hồi hậu giãn cách, và nhu cầu tiêu thụ của người dân các nước gia tăng dịp cuối năm, chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong các tháng tới để mang về nguồn ngoại tệ lớn.

Ngoài ra, dòng vốn FDI giải ngân được dự báo sẽ quay trở lại, khi niềm tin nhà đầu tư được cải thiện trong kịch bản dịch bệnh được kiểm soát, cũng góp phần giúp nguồn cung USD dồi dào hơn.

Dự báo về tỷ giá trong năm 2022, các chuyên gia của KBSV nhận định: "diễn biến mạnh lên của đồng USD là yếu tố chính có thể khiến tỷ giá USD/VND tăng nhẹ trong khoảng 0,5 - 1% trong năm 2022".

Bổ sung thêm nhận định về nguồn cung ngoại tệ trong năm 2022, báo cáo của Công ty Chứng khoán BIDV [BSC] nhận định, dự trữ ngoại hối vẫn sẽ duy trì trạng thái dồi dào dựa trện 3 yếu tố sau: Thứ nhất, tình trạng xuất siêu dự tính sẽ tiếp tục trong năm 2022 khi các yếu tố vĩ mô vẫn đang ủng hộ xu hướng xuất siêu của Việt Nam.

Theo tính toán BSC, con số này ước tính đạt 5,2 - 6,9 tỷ USD; thứ hai, nguồn kiều hối ước tính có tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm ở mức 4,4% và đạt 18,9 tỷ USD vào năm 2022; thứ ba, NHNN duy trì chính sách thu mua ngoại tệ nhằm nâng cao dự trữ ngoại hối.

Từ các phân tích trên, các chuyên gia của BSC dự báo, tỷ giá liên ngân hàng trong năm 2022 nhiều khả năng sẽ nằm trong khoảng từ 23.100 - 23.200 VND/USD [tăng 0,7% - 1,2% so với năm 2021].

Nhìn nhận về rủi ro trong năm 2022, các chuyên gia của BVSC cho rằng, rủi ro của đồng VND đến từ việc FED thu hẹp lại gói nới lỏng định lượng từ những tháng cuối cùng của năm 2021 và nhiều khả năng sẽ nâng lãi suất điều hành 3 lần trong năm 2022. Diễn biến này có thể sẽ giúp đồng Chỉ số đồng Đô la Mỹ [DXY] hồi phục mạnh hơn trong thời gian tới, qua đó khiến đồng VND mất giá trở lại.

Trong khi đó, mặc dù Mỹ không cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ nhưng vẫn giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi. Do đó, NHNN có thể sẽ vẫn phải sử dụng các biện pháp để giữ đồng VND không bị mất giá quá lớn.

Thêm vào đó, Việt Nam vẫn đang có cán cân thương mại thặng dư, dự trữ ngoại hối đang ở mức cao nhất lịch sử, trong khi nền kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, BVSC dự báo: "đồng VND vẫn sẽ có diễn biến ổn định và biến động trong biên độ +/- 2% trong năm tới".

Xem thêm thông tin chi tiết về tin tức ngành Ngân hàng Việt Nam tại: 

//vietnamcredit.org/tin-tuc 

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương, Tạp chí tài chính.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề