Dích văn hóa đền vại xã ân phú năm 2024

Người đầu tiên đến sinh cơ lập nghiệp tại đây không rõ là ai; có một số giả thiết cho là từ Thanh Hóa hoặc Nghệ An vào, tông tích không có sự ghi chép nên đến thời ông Nguyễn Tính [1832-1915] cũng không rõ nguồn gốc, nên không thấy ghi lạ trong gia phả.

Con đường về xã hiện nay, theo quốc lộ số một đến ngã ba Bãi Vọt thuộc thị xã Hồng Lĩnh rẽ đường quốc lộ số 8 qua cầu Linh Cảm, đến hương lộ 15 tại xã Sơn Long đi ngược tả ngạn sông Ngàn Sâu chừng 1-2 km là đến trung tâm xã.

Xã Ân Phú chật hẹp nhưng ở nơi sơn thủy hữu tình, giáp ranh giữa ba huyện Vụ Quang, Hương Sơn và Đức Thọ.

Phía đông của xã là Ngàn sâu uốn khúc quanh co làm ranh giới với hai xã Đức Lạc và Đức Hoà. Phía tây là dãyMộng Gà cao 350m cách ngăn với xã Sơn Thuỷ của huyện Hương Sơn. Trên dòng sông phía Nam là xã Đức Giang, dưới dòng sông phía Bắc là xã Sơn Long. Phong tục ở đây thường phân biệt trên dưới theo dòng sông Ngàn sâu để gọi.

Ân Phú khi xưa dân sống chủ yếu theo dải đất làng bên bờ sông, ở giữa là ruộng phía trong là núi; Theo triền sông trên hết là Thượng Đình – Trung Đình – Hạ Đình rồi đến làng Boòng, cách một khoảng đồng đến làng Miệu. Sông ngàn sâu nước trong vắt, bên bồi bên lở, làng Miệu bị lở nhiều nhất, dân phải chạy dần vào núi cồn Thài lập trại về sau thành xóm rú Miệu; xã còn có xóm dân chài dưới sông gọi là làng Vạn.

Chính dân Ân Phú khi xưa chủ yếu bà con của mấy họ: Cù Huy, Cù Hoàng, Trần, Đặng, Nguyễn, Phùng; có vài người họ khác từ các xã đến ở rể – Sau cuộc di cư năm 1965-1966, một số họ từ Đức Tân vốn làm nghề cá,nghề hến đến đây sinh sống.

Nghề chính của dân Ân Phú trong thời phong kiến là làm ruộng và chặt củi. Ruộng sâu trong xã có Bàu Sen, Mụ Út, Chang Cháng, Đầu Cầu; ruộng cạn có Đồng Hỏa, Lò Nồi; nơi chặt củi có Cồn Kếnh, Eo Cổ Ngựa, Tràt Trạt… khi những nơi này không còn nữa thì nông dân chuyển dần lên đỉnh rú Nậy [Mộng Gà] và vào trong Long để kiếm củi, thả bò.

Mỗi năm hai vụ tháng Năm và tháng Mười làm lúa, trỉa ngô- đậu. Ven sông có ba bãi nổi lớn là Bãi Trung, Bãi Boòng và Bãi Miệu; có thời kỳ bãi chủ yếu trồng dâu nuôi tằm, sau bỏ dần nghề nuôi tằm thì bãi trồng ngô, đậu, lạc một mùa.

Xã có nhiều đình làng khá lớn, nhưng giờ đây không còn đình nào nữa. Sau cải cách, các đình người ta dỡ về làm kho hợp tác xã. Thế hệ sau chỉ nghe tên đình Làng Đông, Làng Đoài, Làng Miệu, Làng Boòng, Thượng Đình, Trung Đình, Hạ Đình. Di tích còn lại, có hai nơi thờ; nơi thờ hai vị thần dưới chân núi Mộng Gà gọi là Trộc Điện. Trộc điện xây bằng đá, có cây bao bọc. Ngoài ra còn di tích Đình Vại ở trong khe Cấy, nơi thờ bà Vương Mẫu.

Theo truyền thuyết và Long văn tế của xã còn lại, xã có nhiều vị thần trước đây là khoa bảng của đời nhà Trần, nhà Lê và các Vương triều khác, số này có lưu lại bản Long văn xã do bút tích ông Nguyễn Chất để lại. Các danh nhân đó là:

¨ Trạng nguyên gồm bốn người: Trần Trạng nguyên Tử Kim Quy Sơn, Trần Trạng nguyên Quang Lộc Đại Phu, Trần Trạng nguyên Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, Trần Trạng nguyên Gia Phúc Đại Phu.

¨ Tiến sĩ gồm 2 người :Trần Tiến sĩ Trung Trinh Đại Phu, Trần Tiến sĩ Hàn Lâm Cô Tán Đại Phu.

¨ Binh bộ thương thư Cù Tướng công tự Ngọc Sáng.

¨ Tiền Lê Quốc tử giám Giám sinh Nguyễn Quí Công tự Xuân Vi, Trần quí công tự Uy Đức.

¨ Anh đô phủ đồng tri phủ Xuân sơn tứ, Cù Qúy Công Tự Văn Nghiễm; An Bình phủ tri phủ Trần Qúy Công Tự Khắc Nhượng; Ngọc Sơn huyện thừa Trần Quý Công Tự Văn Hành, Quỳnh Lưu huyện thừa Cù Qúy Công Tự Thân Vạn.

¨ Bản phủ hiệu, hiệu sinh Nguyễn Quý Công Tự Sĩ Lan, Nguyễn Quý Công Tự Sĩ Ưu, Nguyễn Quý Công Tự Sĩ Kiệm, Trần Quý Công Tự Văn Sách, Trần Quý Công Tự Xuân Hoà.

¨ Y phủ hiệu sinh liệt vị Cù Qúy Công Tự Đức Nhậm.

Làng Boòng cũng nằm sát bờ sông –Từ Hà Trung đến Hà Boòng, dài chưa đầy một ngàn mét và từ bờ sông vào Đồng Hỏa chừng năm trăm mét, diện tích chưa đến ½ km vuông đất có tới bốn dòng họ chính sinh sống đó là: họ Nguyễn, họ Trần, họ Phùng, họ Đặng và năm sáu gia đình họ Cù Hoàng, tất cả tính đến năm 1963-1964 có chừng 50-60 gia đình cư ngụ.

Dân làng Boòng cũng chủ yếu làm ruộng, chặt củi, sống tự cung tự cấp ở ruộng và quanh vườn, mỗi nhà có một hai con bò, ít nuôi trâu. Mỗi tháng có chín phiên chợ Nướt buổi sáng ở bên Đức Lạc vào các ngày 3-6-9 âm lịch, dân có mớ lạc mớ chè sang bán, mua con tép con tôm về thay đổi làm thức ăn. Quanh năm lo lúa gạo đủ ăn, mỗi nhà đều có vại cà,vại nhút làm thức ăn chính hàng ngày.

Xóm Boòng mỗi năm chịu một mùa lụt vào tháng Tám, tháng Chín; năm ít nhất thì hai lần, năm nhiều thì bốn năm lần, có năm lụt cả tháng Tư. Theo các cụ kể lại năm Canh Thìn, Canh Dần, Canh Tý lụt rất to, nhiều nhà bị trôi cả gia tài điền sản.

Mỗi năm tháng tám đến mọi nhà phải lo chống lụt. Vài trận mưa to, nước sông Ngàn Sâu dâng lên vào vườn, vào nhà; những năm lụt to phải đi sơ tán tận Cồn Đình, Rú Nậy, Rú Cháy. Bãi Boòng mùa lụt chỉ bỏ không, mỗi năm nước rút thì được bồi cao lên một ít.

Trước cải cách ruộng đất, dân làng Boòng có một vài gia đình khá giả có chức tước trong xã như ông Tổng Phượng, ông Cửu Nghệ, ông Trì, ông Bát Giản. Những người này đều biết chữ Nho và cho con học chữ Nho, còn phần lớn là không biết chữ.

Sinh hoạt văn hóa của làng những năm năm mươi không có gì đáng kể, những năm sáu mươi, bảy mươi thì theo hợp tác xã, văn hoá hoạt động do đoàn thanh niên tổ chức; hội làng hội đình không còn nữa. Ngày trước làm ruộng riêng lẻ, khi vào hợp tác xã đi làm theo tiếng trống, mõ của đội, chẳng nhà nào có ruộng có trâu bò riêng, tất cả là của hợp tác xã.

Chiến tranh phá hoại ác liệt trên miền Bắc, trai làng tầng lớp đi chiến trường, Làng Boòng trở thành trạm giao liên cho bộ đội trên đường đi từ Bắc vào Nam. Bao người trai đi qua làng để đi chiến trường rồi ít người trở lại. Sông Ngàn Sâu trở thành tuyến đường vận tải Bắc-Nam và cũng chính là mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ.

Khi nhà máy gỗ Vinh sơ tán về đóng bên Hà Trung là khu đất giữa Hạ Đình và Làng Boòng, thì hàng ngày máy bay Mỹ thường xuyên quan sát. Vào một đêm mùa hạ năm 1966 tai hoạ đến với làng Boòng, một loạt bom bi rải chạy dài từ đuồi Bãi Trung đến đò chợ Nướt, cảnh máu chảy nhà tan. Từ đó làng Boòng bắt đầu tản mác. Ngươi chạy vào Rú Cháy, nhà đi Cồn Kếnh, Cồn Cầy. Làng Boòng tan tác trong mưa bom với nhiều trận oanh tạc khác. Sau năm 1972, đình chiến cuộc chiến tranh phá hoại, còn ít gia đình trở lại làng Boòng. Từ đó xã Ân Phú xuất hiện thêm xóm Rú Cháy, xóm Cơn Dênh, xóm Rú Cầy với dân làng Boòng và dân các làng khác lập nên.

II-DÒNG DÕI THẾ GIA

Dòng dõi họ Nguyễn kể từ đệ nhất thế tổ ông Nguyễn Sĩ Ưu trở xuống đời ông Nguyễn Tính là đời thứ sáu và từ ông Nguyễn Tính đến thế hệ chắt của ngài đời thứ 9, là ông Nguyễn Chất và hàng em có mười gia đình con trai. Vười nối dài theo dọc bờ sông từ Hà Trung đến Bãi Boòng. Bắt đầu từ Nhà thờ Họ cùng vườn ông Chất đến vườn ông Tham, ông Cam, ông Đam, ông Yết, ông Dượng kề sâu vào không giáp bờ sông là ông Sảnh. ông Thân đến qua bến Thoong là nhà ông Miên, ông Tiên. Diện tích sử dụng lúc này mỗi nhà vài ba sào trung bộ thì đủ làm nhà ở, với vạt chè và trồng ít cam, cau, mít, chủ yếu làm ruộng ở các khu đồng khác

Trước lúc cải cách nhà ông Chất và ông Cửu Nghệ nhiều ruộng nhất, có khoảng được trên một mẫu ruộng, các gia đình khác chỉ có mấy sào, trừ hai nhà xếp loại Trung nông còn các nhà phải xếp hạng bần cố nông.

Đời trước, ông Cửu Nghệ và ông Nguyễn San có vào rú cháy lập trại, hai anh em thúc bá lập hai trại liền nhau, mỗi nhà chừng một mẫu vườn để trồng chè, trồng sắn. Cảnh trại của các ông thật là đẹp. Núi làm thành bậc than, hai bên bao cây hóp, cây tre, giữa làm vườn. Năm 1963 ông Cam là người rời làng đầu tiên vào vườn trại để lập nhà ở.

Sau trận ném bom bi xuống làng năm 1966, mười gia đình đều chạy đi sơ tán vào Rú Cháy, Cồn Cầy. Nhà ông Tham, ông Đam, ông Yết, ông Dượng, ông Miên, ôngTiên vì sát bờ sông nên dỡ đi luôn bỏ lại vườn hoang. Họ Nguyễn tại xóm Boòng bấy giờ chỉ còn lại nhà ông Chất, ông Sảnh và ông Thân. riêng nhà ông Tiên vào Cồn Cấy còn các nhà khác định cư tại rú Cháy. Đất Làng Boòng một thời gian dài trở thành vườn hoang vắng.

Thế gia họ Nguyễn từ ngày xưa, trong làng xã có tên ông Nguyễn Đình, rồi đến ông Xuân Vi, Sĩ Lan, Sĩ Kiệm đến đời ông Nguyễn Tính đi bôn ba đây đó làm nhiệm vụ một quan võ trều đình nhà Nguyễn thời vua Tự Đức trong vòng ba mươi năm, về quê được hưởng lộc, cha là Sĩ Uyên được phong viên phụ, con là Văn Quýnh, Văn Báo đuợc phong viên tử, ăn trên ngồi trước trong làng. Đến đời cháu của ngài có ông Cửu Nghệ đứng trong hàng Tổng, đời chắt của ngài có ông Lý Tường [ông Nguyễn Chất] đứng trong hàng lý hào. Nhưng nói chung, đời chắt của ngài đất nước đã đổi thể chế khác, ông Lý Tường làm lý trưởng được ba bốn tháng chuyển sang thể chế cộng hòa, các em của ông có ông Đam, ông Sảnh, ông Thân được học quốc ngữ và thoát li đi làm công chức nhà nước, ông Dượng làm bí thư Đảng ủy xã gần 20 năm.

Đời chiu của Can Đội là đời thứ mười, sinh ra ba mươi ba người con trai, có hai mươi bảy người con thượng tại, mất đi sáu người, có anh Nguyễn Xuân Linh hi sinh tại chiến trường, còn 5 người khác chết lúc còn nhỏ, riêng anh Nguyễn Văn Tường chết lúc hai mươi tuổi vì bệnh. Số anh em thượng tại đều được họ hành, trên hai mươi người tốt nghiệp phổ thông, năm sáu người tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc tương đương, phần lớn đã đi lập nghiệp nơi khác.

III- TẬP QUÁN THỜ PHỤNG

Người họ Nguyễn chúng ta nói riêng, toàn dân tại xã Ân Phú nói chung, nhà nào cũng chỉ lập bàn thờ gia tiên để thờ ông bà cha mẹ, không nhà nào thờ thần linh và các đạo khác. Xã ngày xưa có thờ các vị thần có công trạng với nước có chính quán tại quê hương, nơi thờ là ở các đình miếu, nhưng khi đình không còn nữa, chính quyền không tổ chức thì không có nhà nào tổ chức thờ riêng. Hiện nay các danh nhân ít được nhắc tới.

Theo thư tịch để lại, họ Nguyễn ta vốn dòng dõi con nhà Nguyễn Sĩ. Từ nhiều đời trước các ông thuỷ tổ có tên trong gia phả là Sĩ Lan, Sĩ Kiệm, Sĩ Ưu, Sĩ Vận, Sĩ Chước, Sĩ Sùng, Sĩ Dao, Sĩ Uyên vv… nhưng cũng có chi nhánh đặt tên đệm là Nguyễng Đình- nếu chính xác là Nguyễn Đình thì chúng ta có thể là tông tích họ Nguyễn Đình – một tông tộc lớn từ Nghệ An vào. Họ ta có một đặc điểm là từ đời ông Nguyễn Tính về sau kể cả cánh trên đã tuyệt không ai có tên đệm ‘‘Sĩ ’’ nữa, nguyên nhân không được ghi chép lại, năm đời nay con cháu mang tên đệm tuỳ tiện theo cha mẹ tự đặt, phần nhiều là Văn, Đình, Hữu, Thế, Minh …

Điều kiêng kỵ nhất trong việc đặt tên là con cháu mang trùng tên huý của tổ tiên, ngày nay những người làm bố không lưu tâm đến mà lai ở xa họ hàng ông bà cha mẹ, khi sinh con ra mà cứ đặt bừa thì khó có thể tránh khỏi sự trùng huý. Hiện nay anh em trong họ đã có mấy người đặt tên con trùng nhau, điều đó đã vi phạm vào nếp tốt trong quan hệ họ hàng.

Đời trước các cụ nhà ta ngoài tên huý cha mẹ đặt cho lúc mới sinh, mỗi người còn mang một tên hiệu và khi chết có thêm tên thụy nữa. Từ đời thứ mười trở đi không ai còn đặt tên hiệu, tên thụy.

Việc xưng hô hàng ngày khi người trưởng thành có con thì gọi mượn tên con, sang lúc có cháu thì gọi mượn tên cháu hoặc những người có chức tước được triều đình phong và ở hương thôn bầu thì gọi theo tước hiệu :

Ông Nguyễn Tính thường gọi là ông Đội theo tước hiệu của ngài; ông Nguyễn Quýnh thường gọi là ông Lựu theo tên cháu ngoại, ông Cửu Nghệ hay Cụ Phó tổng đoàn, ông Chất gọi là Lý Tường … còn các bà gọi theo tên gọi các ông, trong giỗ tết thường mời theo họ. Nhiều người bây giờ không rõ tên huý là gì.

IV-CÚNG GIỖ

Theo phong tục, giỗ trọng hay gọi cách khác là giỗ các bậc tiền nhân cánh trưởng được xác lập tại nhà thờ đại tôn, con cháu hàng năm tổ chức cúng giỗ theo ngày kỵ của đời CAN trở xuống, các bậc trên thờ chung gọi là “vô họ”.

Chính kỵ chín đời họ Nguyễn như sau :

¨ Đệ nhất thế tổ và đệ nhị thế tổ không còn rõ ngày tháng.

¨ Đệ tam thế tổ –Ông Nguyễn Sĩ Chước,kỵ 18/3; bà Trần Thị Viu kỵ 25/8

¨ Đệ tứ thế tổ - Ông Nguyễn Sĩ Sùng, kỵ 30/12; bà chính thất Trần Thị Thứ, kỵ 20/8, bà kế thất Trần Thị Chuyên, kỵ 12/12

¨ Đệ ngũ thế tổ - Ông Nguyễn Sĩ Uyên kỵ 22/3 ; bà Cù Thị Thoả kỵ 23/3.

Kể từ đời thứ sáu đến nay hàng năm họ tổ chức giỗ ông Nguyễn Tính gọi là ngày giỗ tổ 22 tháng 6.

Đời thứ mười con cháu kính cáo như sau :

¨Cao tằng tổ khảo –ông Nguyễn Tính [can] kỵ ngày 22/6. Cao tằng tổ tỷ- bà Lê Thị Củng, kỵ ngày 3/4.

¨ Tằng tổ khảo, tằng tổ tỷ : [cố]

Cánh trên - ông Nguyễn Quýnh, kỵ ngày 2/3; bà Nguyễn Thị Vinh, kỵ ngày 17/11.

Cánh thứ - ông Nguyễn Báo, kỵ ngày 2/9;bà Phạm thị Năm kỵ ngày 25/10

¨ Tổ khảo, tổ tỷ [ông, bà]

Cánh trưởng -ông Nguyễn San, kỵ ngày 7/8; bà Trần thị Vân kỵ ngày 20/11.

Cánh thứ 1] ông Nguyễn Xan, kỵ ngày 16/10; bà Lê thị Oanh kỵ ngày 15/1

  1. ông Nguyễn Nghệ, kỵ ngày 24/9; bà Trần thí Ba, kỵ ngày 3/11, bà Trương thị Tứ, kỵ ngày 6/2.
  1. ông Nguyễn Kiên [vô tự],kỵ 21/2; bà[tái giá]
  1. ông Nguyễn Thuyên, kỵ ngày 7/8, bà Đoàn Thị Mười Kỵ ngày 15/12

¨ Hiển khảo [cha], hiển tỷ [mẹ]

Cánh trưởng- ông Nguyễn Chất, kỵ ngày 20/3; Bà Đoàn Thị Đào Kỵ ngày 21/8; bà Phạm Thị Nhuần

Cánh thứ 1] ông Nguyễn Tham, 20/4; Bà Trần Thị Ngụ

  1. ông Nguyễn Đình Cam, kỵ ngày 5/12; bà Thái Thị Minh kỵ ngày… bà Nguyễn Thị Hợp
  1. ông Nguyễn Hữu Đam Kỵ ngày 11/11; bà Thái Thị Trầu
  1. ông Nguyễn Yết Kỵ ngày 16/7; bà Trần Thị Hải Kỵ ngày…
  1. ông Nguyễn Dượng Kỵ ngày 10/8; bà Nguyễn Thị Mười
  1. ông NguyễnVăn Sảnh bà Trần Thị Sung
  1. ông Nguyễn Văn Thân bà Nguyễn Thị Loan
  1. ông Nguyễn Miên bà Nguyễn Thị Ngọ
  1. ông Nguyễn Thuyên bà Đặng Thị Thân

Thủ tục cúng giỗ :

Trước ngày kỵ, chủ gia làm một mâm cơm đơn giản, khấn mời gia tiên và người huởng kỵ, đến ngày chính kỵ tổ chức cúng theo khả năng kinh tế và hoàn cảnh từng người.

Nội dung văn khấn gồm các tiết mục sau:

  1. Niên hiệu…CHXHCNVN,Năm thứ mấy…
  1. Tên họ, sinh quán địa chỉ của người dâng lễ.
  1. Lễ vật: gồm cỗ bàn, xôi lợn, hoa quả …
  1. Duệ hiệu : Tên, sinh quán, ngày mất của gia tiên.
  1. Kính dị - phụng mời tổ tiên, theo thứ tự từ Cao tằng tổ khảo… đến người gần nhất.
  1. Chính văn – Lời khấn trong tiết lễ.

V . TẾ TỔ

Bài văn tế tổ mẫu:

Duy ! CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do- Hạnh phúc.

Năm thứ 57.

Hà Tĩnh tỉnh,Vũ Quang huyện, Ân Phú xã, Tân Bòng thôn.

Tân tỵ chi minh niên sơ nguyệt, sơ nhật.

Nguyễn đường đại tộc, hậu duệ tôn – Nguyễn Thế Phiệt- đại diện trưởng tộc Nguyễn Cao Nguyên tại viễn cố hương cư ngụ- chính danh chi tộc trưởng thúc phụ, hiệp dữ chư vị, kỳ lão, cập nội ngoại, tử tôn, hôn tế đồng tộc đẳng cảm kiều cáo vu:

Tư nhân : bản từ đường tiên tổ xuân tế.

Cẩn dĩ hương đăng, phù tửu, quả phẩm hàm ân, tư thành, trư nhục... đẳng vật chi nghi cung trần bạc tế.

Hiển đệ nhất tiên thế tổ – cao cao cao cao cao cao tằng tổ khảo, tiền triều quốc tử giám giám sinh, Nguyễn quý công, húy Sĩ Ưu phủ quân chi linh phối bà Nguyễn chính thất Cù thị hạng – huý Cường chi linh ; vị tiền.

Hiển đệ nhị tiên thế tổ – cao cao cao cao cao tằng tổ khảo, Nguyễn quý công, húy Sĩ Vận phủ quân chi linh phối bà Nguyễn chính thất Trần thị hạng – huý Niệm chi linh; vị tiền.

Hiển đệ tam tiên thế tổ – cao cao cao cao tằng tổ khảo, Nguyễn quý công, húy Sĩ Chước phủ quân chi linh phối bà Nguyễn chính thất Trần thị hạng – huý Vưu chi linh; vị tiền.

Hiển đệ tứ tiên thế tổ – cao cao cao tằng tổ khảo tiền triều chánh tổng làng Kỳ lão, Nguyễn quý công, húy Sĩ Sùng phủ quân chi linh phối bà Nguyễn chính thất Trần thị hạng – huý Thứ, Nguyễn thứ thất Trần thị hạng - huý Chuyên chi linh; vị tiền.

Hiển đệ ngũ tiên thế tổ – cao cao tằng tổ khảo tiền triều ân tứ viên phụ phụ lão nhiêu hương đình trùm lão bã xã hiệu sinh hội giá hội kiêm tư văn hội thông hội, Nguyễn quý công, thụy chất trực thuần hậu thân chủ húy Sĩ Uyên phủ quân chi linh phối bà Nguyễn chính thất Cù thị hạng, hiệu từ mỵ phu nhân - huý Thỏa chi linh vị tiền.

Hiển cao tằng tổ khảo –Tiền triều cáo thụ tráng kiện kỳ úy tiên phong dịch hoàn võ vệ thất đội chính đội trưởng suất đội trật chính lục phẩm đái nguyên hàm hồi quán hưu dưỡng bản xã văn võ hội tiên chỉ hương đình thủ chỉ Nguyễn quý công tự Bản Thiện, thụy Hùng Kính phủ quân húy Tính phủ quân chi linh phối bà tùng phu tước Nguyễn chính thất hiệu hiếu trinh thục Lê Thị yên nhân huý Củng chi linh; vị tiền.

Hiển cao tằng tổ thúc –Nguyễn quý công húy Như Bách phủ quân chi linh phối bà Nguyễn chính thất Phạm Thị huý Phong chi linh; vị tiền.

Hiển tằng tổ khảo –Tiền triều ân tử quan viên tử lão nhiêu thăng bản xã chức lân đình hội tiên chỉ Nguyễn quý công tự Cao Phủ, thụy Phác Thực phủ quân húy Quýnh phủ quân - chi linh phối bà tùng phu chức Nguyễn chính thất Nguyễn Thị huý Vinh chi linh; vị tiền.

Hiển tằng tổ thúc – Tiền nho ấp trung sinh đồ chức thăng bản mục Nguyễn quý công tự Duy Thiện, thụy Cương Trực phủ quân húy Báo phủ quân - chi linh phối bà tùng phu chức Nguyễn chính thất Phạm Thị huý Năm chi linh; vị tiền.

Hiển tổ khảo –Tiền hương đình vi thông thôn chức Nguyễn quý công tự Mạnh Lang, thụy Chất Trực húy San phủ quân - chi linh phối bà tùng phu chức Nguyễn chính thất Trần Thị huý Ba chi linh; vị tiền.

Hiển tổ thúc –Tiền hương đình bản xã hương kiểm ấp trung sinh đồ chức Nguyễn quý công tự Bất Tố, thụy Phác thực húy Xan phủ quân - chi linh phối bà tùng phu chức Nguyễn chính thất Lê Thị huý Oanh chi linh; vị tiền.

Hiển tổ thúc –Tiền triều ân thương tùng cửu phẩm Văn Giai lịch hành bản xã lý trưởng chức Nguyễn quý công tự đa Năng húy Nghệ phủ quân - chi linh phối bà tùng phu chức Nguyễn chính thất Trần Thị huý Ba chi linh; Nguyễn thứ thất Trương thị huý Tứ chi linh; vị tiền.

Hiển tổ thúc –Nguyễn quý công húy Kiên - chi linh; vị tiền.

Hiển tổ thúc –Nguyễn quý công Thuyên - chi linh phối bà Nguyễn chính thất Đoàn Thị huý Mười chi linh; vị tiền.

Hiển khảo –Tiền hương đình bản xã lý trưởng chức Nguyễn quý công tự Văn Thắng, huý Chất phủ quân - chi linh; vị tiền.

Hiển tỷ –Tòng phu chức Nguyễn chính thất Đoàn thị- húy Đào chi linh; vị tiền.

Hiển thúc –Tiền triều lính chiến, cộng hòa chế quản trị Hợp tác xã hội phụ lão xã Nguyễn quý công tự Văn Lang, huý Tham phủ quân - chi linh; vị tiền.

Hiển thúc –Tiền sinh đồ kế toán Hợp tác xã Nguyễn quý công tự Cần Lao, huý Cam phủ quân - chi linh; vị tiền.

Hiển thúc –Tiền sinh đồ kế toán Hợp tác xã Nguyễn quý công tự Cần Lao, huý Cam phủ quân - chi linh phối bà Nguyển chí thất Thái thị- huý Minh chi linh; vị tiền.

Hiển thúc –Tiền sinh đồ trưởng phòng Vật tư Ủy ban kế hoạch tỉnh hồi quán hưu dưỡng Nguyễn quý công, huý Đam phủ quân - chi linh; vị tiền.

Hiển thúc –Tiền sinh đồ đội trưởng Hợp tác xã Nguyễn quý công huý Trọng Yết phủ quân - chi linh phối bà Nguyển chí thất Trần thị- huý Hải chi linh; vị tiền.

Hiển thúc –Tiền sinh đồ Bí thư Đảng ủy bản xã, chủ tịch ủy ban Mặt trận xã hưu dưỡng Nguyễn quý công huý Dượng phủ quân - chi linh; vị tiền.

Hiển cập bá – Nguyễn quý công -húy Tường chi linh; vị tiền.

Hiển cập bá – Tiền sinh đồ trưởng phòng Văn hóa thông tin thị xã Pleicu, tại trú quán hưu dưỡng Nguyễn quý công -húy Hồng chi linh; vị tiền.

Hiển cập thúc – Liệt sĩ vong linh Nguyễn quý công -húy Linh chi linh; vị tiền.

Nội gia tiên cao tằng tổ khảo – tỷ liệt vị tiên linh;

Ngoại gia tiên cao tằng tổ khảo, tỷ liệt vị tên linh;

Tổ bá, tổ thúc, tổ cô liệt vị chư tiên linh;

Cô, di, tị, muội liệt vị thương vong ; đồng lai hâm hưởng !

Bản gia ngụ tự phúc thần đồng lai giám cách.

Cung văn:

Trộm nghĩ rằng: Vật có bởi trời, nhân sinh do tổ.

Đấng tiên linh xưa tại tộc phả chi truyền dạy-

Mộc chi thiên kha vạn diệp bản ư căn, Thủy chi thiên lưu vạn lưu bản ư nguyên. Vật mạc bất hữu bản, nhân khởi khả vong bản hồ !

Cây đời xanh tốt bởi có gốc rễ vững bền

Nước có trăm ngàn dòng chảy trong xanh bởi có nguồn tử suối.

Vật có gốc rễ cội nguồn; cong người ta có được cũng từ tổ tiên vậy.

Hưởng gạo thơm ngày nay cần nhớ công lam lũ

Uống nước ngon nghĩ tới giếng trong xanh

Người sinh ra hưởng khí đất trời chung quy cùng đạo lý.

Báo ơn tổ tiên ,trọng báo xuất phát tự tâm tình.

Kính nghĩ !

Nguyễn tộc ta có nguồn gốc từ muôn đời vạn thế. Đệ nhất tiên linh thế tổ về lập nghiệp nơi đây đã trãi 12 đời, ngót 400 năm ròng rã.

Công thế danh lừng từ bao đời trước, bởi tiên sinh dày công dùi mài kinh sách thánh hiền –long văn xã ghi danh cao cao tổ Bản phủ hiệu sinh từ Lê triều.

Trải thế danh gia, Nguyễn triều con cháu kế nghiệp, Ngài Đội trưởng đái nguyên hàm hồi quán dưỡng hưu sau 30 năm chinh chiến; bắc –nam- đông –tây dấu chân vạn dăm nơi nơi mọi miền tổ quốc, tròn bốn chữ “ái quốc trung quân”

Chủ Đề