Đền sái ở đâu

Nêu các thành tựu văn hóa của người chăm-pa [Lịch sử - Lớp 6]

2 trả lời

Buổi đầu thời hồ [Lịch sử - Lớp 4]

1 trả lời

Khi nhắc đền Lý Công Uẩn, nhắc đến lịch sử hơn 1000 năm trước, có lẽ ai cũng biết đến ngôi Đền Quán Thánh Hà Nội – 1 trong tứ trấn của thàn...


Khi nhắc đền Lý Công Uẩn, nhắc đến lịch sử hơn 1000 năm trước, có lẽ ai cũng biết đến ngôi Đền Quán Thánh Hà Nội – 1 trong tứ trấn của thành Thăng Long thời xưa. Tuy nhiên nhiều người lại bỏ qua một ngôi đền khác, đó chính là ngôi Đền Sái. Ngôi chùa còn nổi danh rằng nhiều người đi đền Sái cầu duyên. Và đây là ngôi đền mà vua Lý Công Uẩn đã đến để thực hiện làm lễ và rước bài vị về kinh thành Thăng Long, xây đền Quán Thánh bên cạnh Hồ Tây để thuận tiện cho việc thờ cúng vị thần Huyền Thiên Trấn Vũ.

Đến nay, di tích Đền Sái Thụy Lâm Hà Nội vẫn còn lưu lại những dấu vết lịch sử, dấu tích giếng tiên, ao tiên, nơi có dấu tiên chân ngựa của Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thánh trấn giữ phương Bắc của thành Thăng Long.


Đền Sái được nằm trên khu vực núi Sái, đây là ngọn núi lớn nhất trong 7 ngọn núi linh thiêng của Thất Diệu Sơn. Hiện nay nó thuộc về thông Thụy Lôi của xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội.

Tìm hiểu về lịch sử Đền Quán Thánh Hà Nội

Theo ban quản lý di tích của Đền ngày nay cho hay:

Lịch sử Đền Sái Đông Anh này có từ rất lâu đời rồi, khoảng hơn 2.200 năm trước, có từ thời nhà Thục An Dương Vương. Trong một cuốn sách cổ có ghi, ngày ấy Thục Vương cho đắp thành rộng cả nghìn trượng hình con ốc nên được gọi là Loa Thành với mục đích chống trả lại quân xâm lược Triệu Đà.

Thành này trước đây cứ xây gần xong lại đổ, vua cực kỳ lo lắng nên đã lập đàn khấn cầu xin trời đất và thần sông thần núi, thắc mắc cớ sao thành cứ xây là lại đổ. Lúc đó Rùa Vàng hiện lên và nói rõ ràng rằng “Do tinh khí núi sông của vùng này, nấp ở khu vực Thất Diệu Sơn có 1 con gà trống trắng sống ngàn năm đã tu thành tinh, nó đến quấy phá không cho xây thành. Nghe thấy vậy, Thục Vương đã dẫn quân lên núi Thất Diệu Sơn và tiêu diệt con gà trắng hay còn được gọi là Bạch Kê Tinh, nhờ đó, chỉ sau nửa tháng, xây đã xây dựng xong.

Đồng thời khu vực đền thờ này cũng là nơi mà Huyền Thiên Trấn Vũ tu luyện.

Sau khi vua Lý Thái Tổ rời đô ra thành Thăng Long, ông đã đến khu vực núi Sái này cầu Huyền Thiên và cuối cùng sinh ra hoàng tử. Không chỉ thế, Huyền Thiên còn là người giúp vua, giúp dân diệt trừ con hồ ly tinh 9 đuôi. Để tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ, vua Lý Thái Tổ đã đến tại khu vực Đền Sái và xin rước hiệu duệ của Huyền Thiên về để thờ tại đền Quán Thánh ngày nay – đây cũng trở thành 1 trong Thăng Long tứ trấn, Huyền Thiên chính là vị thần trấn ngự phương bắc của thành Thăng Long.

Ngôi đền cổ Ngọc Sơn ở Hà Nội

Cũng theo các vị ban quản lý di tích Đền Sái Đông Anh cho hay, Thăng Long xưa có tứ trấn thì ở làng Sái cũng có tứ trấn. Nơi đây có 4 vị thần nằm ở 4 nơi, ngự tại bốn đền đó chính là Đền Sái, đền Thượng, Đền Trung và khu đền Thủy. Đền Sái Hà Nội chính là đền Quán Thánh gốc.

Có lẽ hiếm có ngôi làng nào, địa phương nào lại có nhiều “vua giả” như ở làng sái, làng Thụy Lôi, Đông Anh Hà Nội. Bởi ở khu vực này hàng năm có một lễ hội cực kỳ đặc biệt và thu hút được hàng ngàn hàng vạn du khách thập phương tới xem và thưởng thức.

Cứ vào dịp ngày 11 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại làng Thụy Lôi của xã Thụy Lâm huyện Đông Anh lại thu hút đông đảo bà con và nhân dân đến tham gia lễ hội Đền Sái. Trước đây lễ hội này đã từng bị gián đoạn, tuy nhiên đã được khôi phục lại toàn bộ kể từ năm 1989 và cho đến nay.

Lễ hội Đền Sái cực kỳ đặc biệt bởi trong lễ hội có sự xuất hiện của “vua chúa”, kiệu chúa đi trước được các thanh niên trai tráng khỏe mạnh khiêng. Mỗi năm người dân trong làng này lại chọn ra người cao tuổi xứng đáng nhất để vào vai vua cháu, ngoài ra còn có 4 vị quan trong tứ trụ triều đình xưa.

Người được chọn làm “chúa” sẽ làm lễ tế ngay tại di tích Đền Sái sau đó đi bộ về đền Thượng để đón vị “vua”. Những người được chọn làm vua trong lễ hội sẽ được mặc áo hoàng bào , và ngồi trên ngai vàng được 12 thanh niên khỏe mạnh khiêng, bên dưới có kèn trống, quân linh, binh sĩ ăn mặc như triều đinh xưa. Những người được chọn làm vua của lễ hội Đền Sái Thụy Lâm cần thực hiện theo đúng nguyên tắc đó là trong suốt một năm đó tuyệt đối không được vướng tang gia, gia đình văn hóa nề nếp, đầy đủ vợ chồng, gia đình hạnh phúc, con cái đề huề ngoan ngoãn. Kiệu của vua đi đến đâu sẽ bắt đầu phát tiền, vung tiền lộc, tiền may mắn cho dân chúng tham gia lễ hội.

Lễ hội này nhằm tưởng nhớ đến An Dương Vương người đã xây thành Cổ Loa. Lễ hội độc đáo đã thu hút được hàng ngàn người dân tham gia dự lễ. Một phần họ đến để xem hội, xem những nét đặc sắc của hội làng sái Hà Nội, ngoài ra người ta đến Đền Sái cầu gì? Chính là cầu bình an, cầu may mắn và cầu tài lộc.

Một vài hình ảnh Đền Sái, hình ảnh lễ hội mà chúng ta có thể xem thêm sau đây:

Lịch sử hào hùng và tự hào đền Kim Liên

Sự tích Đền Mê Linh Hà Nội

Thông tin cần biết về Đền Đức Thánh Cả

>>Đường đi Đền Sái Thụy Lâm Hà Nội:


Đông Anh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu  giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc từ thời An Dương Vương. Từ trung tâm huyện, đi theo đường Đản Dị về xã Thụy Lâm, bạn sẽ đến khu di tích đền Sái, một điểm du lịch vừa có ý nghĩa lịch sử, vừa có giá trị tâm linh đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, được nhiều người biết đến.

Đền Sái nằm trên đỉnh ngọn Thất Diệu Sơn, giữa cánh đồng tiếp giáp với huyện Yên Phong [tỉnh Bắc Ninh], cách di tích Cổ Loa 15 km về phía bắc. Đền Sái thờ đức Huyền Thiên Trấn Vũ, tương truyền khi xưa là người giúp Vua An Dương Vương diệt trừ tinh gà trắng để xây thành Cổ Loa. Để ghi nhớ công ơn của người, nhà vua cho xây dựng ngôi đền này. Sau khi Vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, nhà vua đã về đây để cầu đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Nhà vua xin rước bài vị về kinh thành. Huyền Thiên Trấn Vũ được lập đền thờ tại Quán Thánh và trở thành một trong Thăng Long tứ trấn. Đền Sái, nói cách khác là đền thờ gốc của đền Quán Thánh. 

Đền Sái được xây dựng theo kiến trúc cổ của người Việt “tiền Thần, hậu Phật”, vào khoảng cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Tam quan đền còn gọi là Ngũ môn quan do có ba cửa chính và hai cửa phụ. Trên cổng Tam quan có nhiều hình long, ly, quy, phượng, rồng vờn mây, hổ phù được đắp nổi. Bước qua cổng Tam quan là gác chuông ba gian, hai chái do dân làng dựng lên trên nền cũ đã bị bom đạn của chiến tranh tàn phá. Bên trên treo một chiếc chuông đồng lớn do nhân dân cung tiến. Đi tiếp, bạn sẽ nhìn thấy nhà Kính thiên với sáu đầu đao cong vút, rồng mây tám mái mềm mại, là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Giữa nhà Kính thiên là tấm bia đá có niên đại Chính Hòa năm Tân Tỵ 1701, mang giá trị nghệ thuật và mang ý nghĩa lịch sử. Sau nhà Kính thiên là nhà Tiền tế và nhà Tiền đường được dựng lại theo kiến trúc cổ của ngôi đền khi xưa. Trong những công trình còn lưu giữ lại, thì hậu cung của đền là công trình cổ nhất. Những viên gạch lát nền của hậu cung là loại gạch cổ từ thời Lê được trang trí nổi hình rồng. Chính giữa hậu cung là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Bức tượng Ngài được trùng tu theo hình dáng cũ, vẫn giữ lại hầu hết những đường nét khi xưa. Chùa Sái nằm sau đền, trong quần thể của khu di tích. Chùa cũng là một trong những công trình cổ được di dời từ ngôi chùa cũ trong làng Thụy Lôi, phục vụ việc chiêm bái của người dân sau những tàn phá của chiến tranh và thời gian.

Những giá trị lịch sử và dấu tích còn lưu giữ lại ở đền Sái đem đến cho khu di tích này dáng vẻ cổ kính, uy nghiêm mà ít khu du lịch tâm linh nào hiện nay còn giữ lại được. Không chỉ thế, phong cảnh ở khu vực đền cũng rất đẹp. Bao quanh khu đền là rừng cây xanh tươi với nhiều cổ thụ, ven con đường dẫn ra sau rừng cây là những viên đá với hình thù kỳ lạ, không biết có tự bao giờ. 

Nếu về đây vào ngày 11 tháng Giêng, bạn sẽ được hòa vào không khí của lễ hội Rước vua giả, một trong những lễ hội đặc sắc nhất của người dân đồng bằng Bắc Bộ dịp đầu xuân, thưởng thức món giò mo độc đáo, hay món xôi vò được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng của vùng quê Thụy Lôi. Ngày rằm, mồng một [âm lịch], từ sáng sớm, ta nghe thấy tiếng chuông chùa vang lên giữa khu di tích từ trên đỉnh núi uy nghi, sẽ thấy tâm hồn bỗng nhẹ đi, những muộn phiền cuộc sống như được buông bỏ. Ngày cuối tuần đến đây, trong khói hương trầm, giữa tiếng xào xạc cây rừng, thoảng mùi hương ngọc lan, vang đâu đây tiếng chim lảnh lót và những giai điệu bình dị của làng quê, ta thấy thật bình an. 

Lên chuyến xe buýt số 65 từ bến xe Long Biên, đi đến bến cuối là đến xã Thụy Lôi [huyện Đông Anh], đi thêm một quãng đường chừng một cây số nữa là tới khu di tích đền Sái. Nếu thảnh thơi đi bộ, bạn sẽ được ngắm cả con đường hoa, chụp được những bức hình đẹp ở một vùng quê đáng sống.

LÊ HUYỀN

Video liên quan

Chủ Đề