Deductible trong bảo hiểm là gì năm 2024

1.Mức miễn thường tuyệt đối. Là số tiền do người được bảo hiểm phải tự bồi thường trước khi công ty bảo hiểm bồi thường. Số tiền tuyệt đối này càng cao, phí bảo hiểm càng thấp.

2.Mức miễn thường tính theo thời gian (thời gian khấu trừ/thời gian chờ). Là thời gian người được bảo hiểm không được bồi thường, hết thời gian này, công ty bảo hiểm mới bắt đầu bồi thường. Trong các đơn bảo hiểm mất thu nhập do mất khả năng lao động, thông thường thời gian chờ là 30 ngày, trong thời gian đó công ty bảo hiểm không phải trả tiền bồi thường mất thu nhập cho người được bảo hiểm. Thời gian chờ càng dài, phí bảo hiểm càng rẻ.

Khách hàng cần được tư vấn để họ chọn mức khấu trừ cao nhất (bằng tiền và/hoặc thời gian) thích hợp với họ. Việc bảo hiểm với mức miễn thường nhỏ là rất đắt. Mức khấu trừ cao cho phép người được bảo hiểm tự bảo hiểm những tổn thất trù tính trước được. Đó là những tổn thất hay xảy ra nhưng không nghiêm trọng. mức miễn thường

Mức khấu trừ bảo hiểm là số tiền mà Bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong trường hợp tổn thất đơn lẻ hoặc một chuỗi các tổn thất có cùng một nguyên nhân. Nếu tổn thất vượt quá mức khấu trừ quy định trong Hợp đồng.

Bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho Bên được bảo hiểm một khoản bằng số tiền tổn thất thực tế trừ đi mức khấu trừ quy định trong hợp đồng.

Deductible hay còn gọi mức khấu trừ – là phần rủi ro khách hàng phải chịu trong mỗi vụ tổn thất.

Deductible trong bảo hiểm là gì năm 2024

So sánh mức miễn thường và mức khấu trừ

Mức miễn thường hay còn gọi là mức miễn bồi thường là khi tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường. Bên bảo hiểm sẽ không bồi thường đối với tổn thất đó. Trường hợp tổn thất lớn hơn mức miễn thường, Bên bảo hiểm sẽ bồi thường 100% giá trị tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm.

Mức miễn thường Mức khấu trừ Số tiền tổn thất < Mức miễn thường hoặc Mức khấu trừ Không bồi thuờng Không bồi thường Số tiền tổn thất > Mức miễn thường hoặc Mức khấu trừ Số tiền bồi thường = 100 % số tiền tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm Số tiền bồi thường = 100 % số tiền tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm – Mức khấu trừ.

Quy định về mức khấu trừ bảo hiểm

Quy định chi tiết về mức khấu trừ bảo hiểm sẽ được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Đối với mỗi loại hình bảo hiểm mà khách hàng tham gia, sẽ có những mức khấu trừ riêng.

Hiện nay, thông thường các loại hình bảo hiểm phổ biến trên thị trường là bảo hiểm ô tô, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm công trình xây dựng, bảo hiểm trách nhiệm bên thứ 3, đều áp dụng mức khấu trừ bảo hiểm.

Mức khấu trừ trong các loại hình bảo hiểm

Mức khấu trừ trong bảo hiểm tài sản

Các loại hình bảo hiểm tài sản phổ biến:

  • Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
  • Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
  • Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
  • Bảo hiểm nhà tư nhân
  • Bảo hiểm nhà xưởng

Mức khấu trừ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Theo Nghị định 97/2021/NĐ-CP ngày 18/01/2021 của Chính Phủ về Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Mức khấu trừ được quy định như sau:

  1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng:
  2. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại M quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục này: Mức khấu trừ bảo hiểm tối đa là 1% số tiền bảo hiểm và không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản này.
  3. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại N quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục này: Mức khấu trừ bảo hiểm tối đa là 10% số tiền bảo hiểm và không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản này.
  4. Trong mọi trường hợp, mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại điểm a và điểm b khoản này không thấp hơn mức khấu trừ bảo hiểm sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Số tiền bảo hiểm Mức khấu trừ bảo hiểm Đến 2.000 4 Trên 2.000 đến 10.000 10 Trên 10.000 đến 50.000 20 Trên 50.000 đến 100.000 40 Trên 100.000 đến 200.000 60 Trên 200.000 100

  1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Ví dụ mức khấu trừ bảo hiểm cháy nổ

Khách hàng A không may xảy ra rủi ro cháy tài sản bị thiệt hại 1 tỷ đồng, mức khấu trừ trong hợp đồng 5% tổn thất, tối thiểu 10 triệu đồng:

5% tổn thất là 5% của 1 tỷ là 50.000.000 đồng.

Vậy số tiền bồi thường của khách hành A nhận được : 1.000.000.000 – 50.000.000 = 950.000.000 đồng.

Mức khấu trừ bảo hiểm xe ô tô

Quy tắc bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc áp dụng mức khấu trừ tối thiểu 500.000 đồng/Vụ. Không phân biệt loại xe và không áp dụng mức miễn thường không khấu trừ kể cả tăng phí bảo hiểm.

Mức khấu trừ trong bảo hiểm xây dựng

Mức khấu trừ bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng áp dụng theo bảng sau hoặc bằng 5% giá trị tổn thất, tùy theo số nào lớn hơn:

Đơn vị: triệu đồng

Giá trị bảo hiểm Mức khấu trừ loại “M” Mức khấu trừ loại “N” Đối với rủi ro thiên tai Đối với rủi ro khác Đối với rủi ro thiên tai Đối với rủi ro khác Tới 10.000 100 20 150 40 20.000 150 30 200 40 100.000 200 60 300 80 600.000 300 80 500 150 700.000 500 100 700 200

Bảo hiểm không áp dụng mức khấu trừ

Hiện nay, Chỉ có bảo hiểm con người là không áp dụng mức khấu trừ. Những tổn thất sẽ được chi trả theo phạm vi bảo hiểm con người.