Để củng cố quyền lực của chế độ phong kiến nhà nguyễn đã coi trọng tôn giáo nào?

Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo và ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những quan điểm nhất quán này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013.

1. Trong các văn kiện của Đảng luôn nhất quán quan điểm: Tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội [CNXH] ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.  

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam [bổ sung, phát triển 2011] - một văn kiện có giá trị pháp lý cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng ghi rõ: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân”.

Trong các văn bản riêng về tôn giáo, tín ngưỡng có thể xem Nghị định số 69/NĐ-HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "Quy định về các hoạt động tôn giáo" là văn bản mở đầu. Ngày 4/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 37-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo của Chính phủ, cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong phạm vi cả nước. Sau đó, một loạt văn bản khác đã được ban hành như: Nghị định 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, Quyết định số 125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18/6/2003 về việc phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 [Khoá IX] về công tác tôn giáo…

 Người dân Sài Gòn trong đêm Giáng sinh. Nguồn: Internet

Ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Đây được coi là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt phát triển nhận thức về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này có hai luận điểm mang "tính đột phá" là: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân và tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ mới. Ngày 12/3/2004, Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Đến nay, Nghị quyết này vẫn được xem là “kim chỉ nam” cho công tác tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Nghị quyết 25-NQ/TW khẳng định những chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tôn giáo. Nghị quyết khẳng định tín ngưỡng và tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật được bảo đảm. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Việc mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sắc và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật được tạo điều kiện thuận lợi. Nghị quyết cũng chỉ rõ việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật v.v…

2. Một dấu mốc quan trọng phải kể tới nữa, đó là ngày 18/6/2004, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Tiếp tục thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, Luật Tín ngưỡng tôn giáo được Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 18/11/2016 và được Chủ tịch nước ký Lệnh số: 12/2016/L-CTN ngày 01/12/2016 công bố Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là sự cụ thể hóa quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, thể hiện nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Những nội dung mới của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng được bổ sung để tạo sự tương thích với luật pháp quốc tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế, ký kết và thi hành nhiều hiệp định.

Từ những chủ trương nhất quán này, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Tất cả những quyền của người dân về tôn giáo đều được Nhà nước Việt Nam quy định rõ từ việc quản đạo, hành đạo, truyền đạo… Nơi thờ tự của các tôn giáo được luật pháp Việt Nam bảo vệ. Tất nhiên, pháp luật Việt Nam cũng quy định việc thành lập tổ chức tôn giáo phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới, Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền quản lý xã hội của mình trên lãnh thổ Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Để quản lý Nhà nước về tôn giáo thật sự có hiệu quả, phát huy tác dụng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, đương nhiên Nhà nước Việt Nam phải áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và đặc biệt là các hành động lợi dụng tôn giáo vì các mục đích khác nhau trái với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

3. Ở Việt Nam hiện nay, những ngày lễ lớn của các tôn giáo, nhất là lễ Phật đản, Vu Lan, Noel … không chỉ là của những người theo các tôn giáo mà trở thành ngày vui chung, ngày hội lớn của người dân. Có lẽ vì vậy mà trong những năm qua, số tín đồ của các tôn giáo ngày một tăng lên không ngừng, nhiều tôn giáo, hệ phái tôn giáo mới đã được Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện cấp phép hoạt động. Các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích luôn được Nhà nước và cấp chính quyền quan tâm, tôn trọng và tạo điều kiện hoạt động, phát triển.

Quyền con người, quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm ngày một tốt hơn; các tôn giáo đã phát triển nhanh cả về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự. Nếu như năm 2006, cả nước mới có 6 tôn giáo và 16 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, thì đến nay đã có 38 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau được công nhận [số liệu đến tháng 6/2020]. Cả nước có khoảng trên 25 triệu tín đồ, trên 110 nghìn chức sắc, nhà tu hành [số liệu đến hết năm 2019]. Các cơ sở thờ tự của các tôn giáo ngày càng được xây dựng khang trang cùng nhiều cơ sở xã hội, từ thiện đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện công tác xã hội. Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đã và đang hoạt động với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Các ấn phẩm về tôn giáo được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong in ấn và phát hành.

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức. Trong hàng giáo phẩm của các tôn giáo hiện nay, rất nhiều vị được Nhà nước tạo điều kiện để đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước trên thế giới. Nhiều lễ hội tôn giáo lớn ở Việt Nam đã được tổ chức như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc vào các năm 2008, 2014; Lễ Bế mạc Năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo Việt Nam được tổ chức long trọng tại giáo xứ La Vang, tỉnh Quảng Trị; Đại lễ kỷ niệm 72 năm khai sáng đạo Phật giáo Hòa hảo; Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh; Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010 v.v… Kể từ năm 2011, Vatican đã cử đại diện không thường trú tại Việt Nam và đặc phái viên không thường trú này đã thực hiện nhiều chuyến thăm tới hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam.

Có thể nói, hòa chung với sự hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mọi mặt của đất nước, hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng sôi động, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo ngày càng cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động tôn giáo./.

TS. Vũ Trung Kiên Học viện Chính trị Khu vực 3

Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo

Cập nhật lúc 08:15 ngày 06/01/2017

/Images/Upload/Article/0/28/2863/697104.jpg

Biển, đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhất là chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc... Có thể nói, triều Nguyễn là triều đại đã vẽ nên một hình thể lãnh thổ đất nước thống nhất từ đất liền đến biển, đảo để có một nước Việt Nam hoàn chỉnh hiện nay.

Khẳng định Triều Nguyễn xác lập chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo, PGS, TS Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Các vua triều Nguyễn bấy giờ đã xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo Tổ quốc. Bằng chứng là ngôi chùa có tên Hoàng Sa tự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa là do Cai đội Phạm Văn Nguyên cùng lính và phu dân hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi chuyên chở vật liệu từ đất liền ra xây dựng.

Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838, đã vẽ "Hoàng Sa", "Vạn lý Trường Sa" thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam.

Tháng 6 âm lịch năm Ất Mùi niên hiệu Minh Mạng 16 [năm 1835], sách Đại Nam thực lục chép rằng: “Dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía Bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than thạch. Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây, mới sai Cai đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu. Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mươi ngày làm xong rồi về”.

Hoàng Sa tự là “bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam” tại Hoàng Sa. Về vấn đề này, GS, TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: “Có thể nói đến thời Nguyễn, chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thiết lập và thực thi một cách đầy đủ và toàn vẹn, không có sự tranh chấp nào. Chính vì vậy, khi đánh chiếm được Việt Nam, Pháp đã mặc nhiên đặt quyền quản lý của chính quyền đô hộ lên hai quần đảo. Người Pháp đã cho xây dựng các đài khí tượng, trạm quan trắc và cắt đặt lính đồn trú trên các đảo”.

Từ đó có thể khẳng định, dưới thời Nguyễn, chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thiết lập và thực thi một cách đầy đủ và toàn vẹn, không có tranh chấp. Bằng chứng là nhà Nguyễn bằng việc huy động một lực lượng lớn bao gồm quan chức của các cơ quan Trung ương Nội các, Bộ Công, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Giám thành Khâm thiên giám, thuỷ sư... phối hợp với quan chức địa phương và ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định hàng năm thực thi công vụ Hoàng Sa như vẽ bản đồ, kiểm kê tài nguyên trên đảo, đo đạc hải trình, cắm cọc tiêu, trồng cây, dựng miếu, cắm bia chủ quyền, xây dựng hệ thống kho tàng, đồn luỹ, đặt trạm thu thuế, quan trắc thiên văn và dự báo thời tiết.

Chính vì vậy, khi đánh chiếm được Việt Nam, Pháp đã mặc nhiên đặt quyền quản lý của chính quyền đô hộ lên hai quần đảo này. Người Pháp đã cho xây dựng các đài khí tượng, trạm quan trắc và cắt đặt lính đồn trú trên các đảo. Trong suốt quá trình tồn tại, các vị vua triều Nguyễn đều nhận thức biển đảo có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn vong của triều đại, với an ninh quốc gia, dân tộc. Nó được xem là nhân tố, là cơ sở để phòng thủ, bảo vệ quốc gia từ xa trước sự dòm ngó của bên ngoài, nhất là các nước phương Tây. Đó cũng chính là một trong những yếu tố tác động đến ý thức hướng biển và chủ trương tăng cường phòng thủ biển, đảo của triều Nguyễn.

Trong một nghiên cứu mới nhất về chủ quyền biển, đảo qua các tư liệu xác thực dưới triều Nguyễn như châu bản và các bộ chính sử của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí… TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết triều Nguyễn xác lập và thực thi chủ quyền đối với biển, đảo từ giai đoạn 1802 - 1945.

Đáng chú ý, triều Nguyễn được thành lập năm 1802, nhưng trước đó hơn 200 năm, kể từ năm 1558, các đời chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần đã có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi, bao gồm toàn bộ đất miền Nam và vùng biển đảo phía Nam và Tây Nam của Tổ quốc. Quá trình đấu tranh để khôi phục và thống nhất đất nước của vị hoàng đế đầu triều Nguyễn - Vua Gia Long cũng gắn liền với các hoạt động trên biển, đảo. Việt Nam là một quốc gia gắn liền với biển do địa thế đặc biệt là nằm kề cận Biển Đông, nhìn mặt ra Thái Bình Dương với quá nửa đường biên giới giáp biển. Vì vậy, các vua triều Nguyễn đều ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của biển, đảo đối với việc bảo vệ đất nước, mở mang giao thông, phát triển kinh tế và khai thác các nguồn lợi từ biển, đảo. Dưới thời Nguyễn, khu vực biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập từ bắc chí nam, tương đương với khu vực biển, đảo của chúng ta hiện nay, đó là vùng biển từ Quảng Yên [Quảng Ninh] đến Hà Tiên [Kiên Giang] với các đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo Đại Nam nhất thống chí, trong thời Nguyễn đã có hàng chục tòa pháo đài, đồn bảo, cửa tấn được xây dựng kiên cố dọc theo vùng biển của đất nước bao gồm cả trên bờ và các đảo gần bờ từ Bắc chí Nam. Tại kinh đô Huế, ngoài tuyến phòng thủ từ xa và tuyến phòng thủ trung tâm trên đường bộ, triều Nguyễn còn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đồn lũy, cửa tấn ven biển. Năm 1813, vua Gia Long cho xây Trấn Hải thành ở cửa biển Thuận An [thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày nay]. Đây là một pháo đài quân sự kiên cố hình tròn, chu vi 285 m, cao 6,3 m, dày 4 m; xung quanh có hào nước sâu bao bọc, trên đắp 99 ụ súng, ngoài đóng cọc, xây kè và cho trồng 4.000 cây dừa để ngăn sóng biển.

Ngoài pháo đài này là một hệ thống đồn lũy khác bên cạnh cửa Thuận An, gồm Đồn Hòa Duân, Đồn Côn Sơn, Đồn Hạp Châu và đập chắn Thuận An. Hệ thống đồn lũy này đều được bố trí một lực lượng lớn binh lính với các vũ khí mạnh nhất của triều Nguyễn. Cuối năm 1861, tại khu vực này có 1.961 binh lính, 308 đại bác các loại; đến những năm 1881 - 1882, số binh lính và vũ khí còn được tăng cường nhiều hơn nữa. Ngoài cửa Thuận An, triều Nguyễn cho xây dựng hệ thống đồn lũy phòng thủ ở các cửa biển Hải Vân, Chu Mãi [Chân Mây], Cảnh Dương và cửa Tư Hiền để bảo vệ các vùng biển quan trọng thuộc kinh đô. Tại cửa biển Đà Nẵng - Quảng Nam, khu vực được xem là cửa ngõ mặt nam của kinh đô Huế, nơi có cảng quốc tế Hội An vốn đã hoạt động từ hàng trăm năm trước, triều Nguyễn cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề phòng thủ cửa biển.

Vua Gia Long quy định việc đón tiếp các đoàn sứ ngoại quốc đến quan hệ với vương triều bắt buộc phải qua cảng Đà Nẵng. Các vua triều Nguyễn kế tiếp sau như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức... đều nhất quán thực thi luật định này một cách nghiêm túc. Đến cuối triều Minh Mạng, hệ thống bố phòng với những vũ khí hiện đại đã được xây dựng khá hoàn chỉnh tại các pháo đài trên tuyến biển.

Nguồn: bqp.vn

Video liên quan

Chủ Đề