Dđiện thoại di dộng đầu tiên mac cooper

Ngày nay, thuật ngữ “điện thoại di động” đã trở nên quá quen thuộc với tất cả mọi người. Từ người già đến trẻ con ai cũng sở hữu cho mình ít nhất là một cái, có thể là xịn với mức giá đắt đỏ hoặc “rởm hơn” với mức giá bình dân, có thể là smart phone với các tính năng đa dạng và cảm ứng nhạy bén đến những con cục gạch bé bé với màn hình đen trắng và bàn phím cao su xinh xinh.

Trong bài viết ngày hôm nay, tôi muốn cùng các bạn đọc cùng tìm hiểu nhanh quá trình lịch sử phát triển với ý tưởng biến việc liên lạc thông qua một phương tiện từ xa trở thành hiện thực, để từ đó hơn 40 năm về trước, một cuộc cách mạng mang tính bứt phá trong ngành công nghệ đã ra đời: điện thoại di động.

Ngày mùng 10 tháng 3 năm 1876 được coi là mốc son đầu tiên đánh dấu sự ra đời của điện thoại mà người cha phát minh ra nó là Alexander Graham Bell. Đây thực sự là một bước tiến công nghệ đột phá, nó đã mở ra cả một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử thông tin liên lạc, thay thế cho phương thức cũ thô sơ là điện báo trước đó.

Dđiện thoại di dộng đầu tiên mac cooper

Sau đó, vào tháng 6 năm 1876, máy điện thoại lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong hội chợ triển lãm “Contennial Exposition” ở Philadelphia. Trong giai đoạn đầu, chiếc điện thoại được thiết kế khá kiểu cách và cầu kỳ với hai nét đặc trưng là có hai đầu, một ống để nói và một ống để nghe và chỉ có người giàu mới có khả năng sở hữu chúng.

Dđiện thoại di dộng đầu tiên mac cooper

Tiếp đến là sự phát triển một số hình dáng khác của điện thoại như bốt điện thoại (nhưng thật tiếc vì giờ nó chỉ còn mang tính biểu tượng trên phim ảnh), điện thoại trong xe (đây là một mẫu điện thoại tiến gần với chức năng "di động", nó nhỏ gọn và có thể gắn vào trong xe hơi, rất tiện lợi cho người sử dụng thời bấy giờ)

Dđiện thoại di dộng đầu tiên mac cooper

Ra mắt vào năm 1967, "Carry phone" được coi là chiếc điện thoại "di động" đầu tiên, là một bước tiền gần hơn tới mẫu điện thoại di động nguyên bản. Tuy nhiên, dù gọi là di động nhưng người dùng lúc nào cũng phải vác cái hộp máy to lù lù và nặng đến 4-5 kg như cái va-li, trong khi giá thành lại không hề rẻ làm cho sản phẩm này rốt cuộc cũng không được phổ biến rộng rãi.

Dđiện thoại di dộng đầu tiên mac cooper

Và cái ngày quan trọng đánh dấu một sự bứt phá trong lịch sử điện thoại thế giới đã đến, ngày mùng 03 tháng 04 năm 1973, cái ngày mà tiến sỹ Martin Cooper của Motorola thực hiện cuộc gọi đầu tiên từ chiếc điện thoại di động của mình. Vào thời điểm đó, không một ai đi dạo trên đại lộ Sixth Anvenue của thành phố New York (Mỹ) lại có thể nhận ra cái khối thô kệch, to đùng có hình dáng chính xác của một viên gạch với trọng lượng gần 1kg trong tay Martin là tiền thân của những “con dế” hiện đại ngày nay. Sau này, thiết bị này được công nhận là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới, được gọi với cái tên là Motorola Dyna TAC và dĩ nhiên Martin Cooper được xem là cha đẻ của điện thoại di động. Chi phí để tạo ra Motorola Dyna TAC lúc bấy giờ vào khoảng 3,500 USD và được tung ra thị trường chính thức 10 năm sau cuộc gọi lịch sử đầu tiên với giá bán lẻ lên đến gần 4,000 USD.

Dđiện thoại di dộng đầu tiên mac cooper

Từ đó đến nay trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Chúng không ngừng được thay đổi, cải tiến trong công nghệ cũng như kiểu dáng. Các thương hiệu sản xuất di động hàng đầu trên thị trường như Nokia, Blackberry, Samsung, LG, Sony Ericsson, Motorola…

Đặc biệt là vào năm 2007, hãng Apple đã “trình làng” chiếc điện thoại Iphone, sự ra đời này đánh dấu sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay. Iphone đã tạo nên một cơn sốt chưa từng có và chính thức khởi đầu cho cuộc chạy đua cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc dòng điện thoại thông minh (smartphone).

Như vậy, chắc chắn trong tương lai không xa, cuộc đua giữa các hãng điện thoại di dộng sẽ ngày càng gay gắt và không thể lường trước được vì họ luôn tích cực tìm tòi, đổi mới, cải tiến để cho ra đời các mẫu điện thoại, mà cụ thể hiện tại là smartphone với những hình dáng độc lạ (như dẻo có thể uốn cong hoặc gập lại thành nhiều phần dự đoán sẽ ra mắt thị trường vào năm 2017) và các tính năng ngày càng được hoàn thiện và bổ sung nhằm đem lại cho người dùng sự tiện lợi tối đa với phương châm: cả thế giới thu nhỏ trong lòng bàn tay.

  • Số hóa
  • Công nghệ

Thứ tư, 4/8/2004, 17:18 (GMT+7)

Tiến sĩ Martin Cooper, cựu tổng giám đốc đơn vị hệ thống của Motorola, được coi là “cha đẻ” của thiết bị liên lạc di động cầm tay và cũng là người đầu tiên thực hiện một cuộc gọi thông qua công cụ này.

Dđiện thoại di dộng đầu tiên mac cooper

Tiến sĩ Martin Cooper.

Ý tưởng liên lạc di động được bộ phận nghiên cứu AT&T thuộc Trung tâm Bell Labs (Mỹ) đưa ra năm 1947. Nhưng đến cuối những năm 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Motorola và Bell Labs mới thực sự trở thành 2 đối thủ lao vào cuộc đua trong việc tích hợp công nghệ này vào các thiệt bị cá nhân di động.

Kỹ sư điện Cooper từng có 4 năm phục vụ trong hải quân trước khi chuyển về làm việc cho một công ty viễn thông nhỏ. Năm 1954, ông được Motorola tuyển dụng và tham gia phát triển các sản phẩm di động, đáng chú ý nhất là công cụ liên lạc radio di động đầu tiên dành cho cảnh sát Chicago năm 1967.

Năm 1973, ông thiết lập một trạm thu phát tại New York đồng thời tung ra mẫu đầu tiên của cái gọi là điện thoại di động (cellphone): máy Motorola Dyna-Tac. Sau những cuộc thử nghiệm ban đầu tại Washington, Cooper và Motorola quyết định đưa công nghệ mới tới New York để quảng bá với công chúng.

Motorola Dyna-Tac - chiếc điện thoại di động đầu tiên:

Dđiện thoại di dộng đầu tiên mac cooper
Kích thước (cm): 22,86 x 12,7 x 4,44
Trọng lượng: 1,13kg
Màn hình: không có
Số bo mạch điện: 30
Thời lượng thoại: 35 phút
Thời lượng pin: 10 tiếng
Tính năng: Nói, nghe, quay số.

Ngày 3/4/1973, đứng trên một phố gần khách sạn Manhattan Hilton, Cooper quyết định thử thực hiện một cuộc gọi riêng trước khi đi lên gác tham dự một cuộc họp báo giới thiệu thiết bị. Cú điện thoại ấy được ông gọi tới chính đối thủ cạnh tranh của mình: Joel Engel, Giám đốc Trung tâm thí nghiệm Bell Labs.

Thật tuyệt vời, “hòn gạch” biết nói nặng hơn 1kg của Cooper đã hoạt động rất tốt, kết nối ông với trạm thu phát đặt trên nóc tòa tháp Burlington Consolidated (nay là tòa nhà Alliance Capital Building) ở New York, đồng thời liên lạc được với cả đường dây cố định. Những người qua đường tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông bấm bấm một công cụ gì đó, áp sát vào tai và rồi say sưa nói chuyện.

Nói về tương lai của ngành di động, tiến sĩ Cooper, năm nay đã ngoài 70 tuổi, cho rằng thế giới viễn thông thực ra vẫn còn rất non trẻ và mới đang bắt đầu bùng nổ. Động lực cho quá trình bùng nổ ấy trước hết là quan niệm kinh doanh mới, trong đó chú trọng vào người tiêu dùng. Quan trọng hơn nữa là một nền hoạt động mở, trong đó có những công nghệ mới với khả năng tăng cường khai thác giải tần. Bên cạnh đó, nhà phát minh viễn thông cho rằng, cần có chính sách để ưu tiên cho những đối tượng biết khai thác tốt nhất giải tần sóng hiện có.

“Những thay đổi sẽ không diễn ra quá nhanh, nhưng trong 10 năm tới, đó sẽ là những chuyển biến có tính cơ bản”, Cooper nhận định. “Lời khuyên của tôi về công nghệ liên lạc di động trong tương lai, nhất là đối với các thị trường đang phát triển, là hãy từ từ, chậm nhưng hiệu quả”. Theo ông, cần thận trọng trong việc phân bổ giải tần đối với mỗi ứng dụng cụ thể. Và khi phân bổ, dù là cho thế hệ 3G hay 4G, cần tiến hành một cách hợp lý tùy thực tế của mỗi thị trường. Đối với các nước đang phát triển, Cooper cho rằng không nên vội cuốn theo sự cám dỗ của xu thế nhảy sang 3G, cho tới khi nào thấy rõ được những ích lợi cụ thể cho mỗi ngành kinh tế và mỗi quốc gia.

Phan Khương