Dđịa chỉ nhà văn hóa lao động lâm đồng năm 2024

Sáng 25/9, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng (đường Trần Quốc Toản - Tp.Đà Lạt) đã chính thức làm lễ khánh thành và đi vào hoạt động.

Sáng 25/9, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng (đường Trần Quốc Toản - Tp.Đà Lạt) đã chính thức làm lễ khánh thành và đi vào hoạt động.

Đến dự sự kiện đặc biệt này có sự tham dự của các đồng chí: Đặng Ngọc Tùng - UVTƯ Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Huỳnh Phong Tranh - UVTƯ Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; Nguyễn Xuân Tiến - UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Công Tiến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và 450 đoàn viên, người lao động trực thuộc Công đoàn viên chức tỉnh đang làm việc tại Tp.Đà Lạt.

Sau hơn hai năm triển khai, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh đã hoàn thành. Đây là một công trình kiến trúc đóng vai trò là một điểm nhấn văn hóa được xây dựng trên khu đất với tổng diện tích 19.700m2, bao gồm tổng diện tích xây dựng là 4.200m2 và diện tích sàn là 8.358m2. Tổng kinh phí đầu tư công trình gần 167 tỷ đồng, trong đó có trên 36 tỷ đồng tiền giải phóng mặt bằng từ nguồn ngân sách của tỉnh; chi phí xây lắp trang thiết bị và các chi phí khác là trên 130 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Công trình được thiết kế theo 3 khối, gồm các khu phòng hội nghị, phiên dịch, báo chí; khu hội trường đa năng với sức chứa 750 chỗ ngồi và các phòng chức năng liên quan; thứ ba là khu dành cho các CLB chuyên đề về văn hóa và thể thao.

Ngoài chức năng chính, Nhà Văn hóa Lao động còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, nơi sinh hoạt của các CLB, tổ chức hội thảo, học tập cho CNVC lao động và người dân.

Phát biểu tại lễ khánh thành, đồng chí Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh, công trình này cần phải phát huy hết được công năng sử dụng, phải luôn luôn là điểm đến hấp dẫn của CNVC, người lao động. Đồng thời, đội ngũ trực tiếp quản lý nhà văn hóa cần phải được chọn lựa kỹ càng, có chuyên môn cao, tâm huyết để có thể đưa công trình thực sự trở thành điểm nhấn văn hóa của thành phố du lịch Đà Lạt.

Cũng tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Bí thư Tỉnh ủy cho biết, công trình này được gắn biển Công trình chào mừng Đại hội Đảng và sự kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X diễn ra từ 13 đến 16/10 sẽ chính thức được tổ chức tại đây.

Công trình Nhà Văn hóa Lao động tỉnh được khởi công từ tháng 6/2013, với tổng kinh phí đầu tư gần 167 tỷ đồng. Công trình nhà văn hóa lao động được xây dựng trên diện tích khu đất là 19.700 m2 với quy mô tổng diện tích công trình là 4 nghìn 200 m2, gồm các hạng mục: các phòng hội nghị, phiên dịch, báo chí; Hội trường biểu diễn đa năng và hội họp quy mô 750 ghế ngồi, khối hành chính, phòng học cờ, câu lạc bộ thể hình, thể dục thẩm mỹ, sân chơi thể thao.v.v

Công trình Nhà Văn hóa Lao động tỉnh được khởi công từ tháng 6/2013, với tổng kinh phí đầu tư gần 167 tỷ đồng. Công trình nhà văn hóa lao động được xây dựng trên diện tích khu đất là 19.700 m2 với quy mô tổng diện tích công trình là 4 nghìn 200 m2, gồm các hạng mục: các phòng hội nghị, phiên dịch, báo chí;

Dđịa chỉ nhà văn hóa lao động lâm đồng năm 2024

Hội trường biểu diễn đa năng và hội họp quy mô 750 ghế ngồi, khối hành chính, phòng học cờ, câu lạc bộ thể hình, thể dục thẩm mỹ, sân chơi thể thao.v.v. Ngoài chức năng chính, nhà Văn hóa Lao động còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nơi sinh hoạt của các câu lạc bộ; tổ chức hội thảo, tổ chức các lớp học cho CNVCLĐ và nhân dân trong tỉnh.

Dđịa chỉ nhà văn hóa lao động lâm đồng năm 2024

Đây còn công trình xây dựng chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng. Thời gian thi công là 29 tháng, vượt tiến độ 7 tháng so với quy hoạch ban đầu.

Đi vào hoạt động chính thức từ năm 2017, đến nay, Nhà văn hóa Lao Động tỉnh Lâm Đồng đã từng bước ổn định và đi vào hoạt động hiệu quả.

Dđịa chỉ nhà văn hóa lao động lâm đồng năm 2024
Hoạt động bóng bàn tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Mai Hương

Được thành lập tháng 7.2015, đi vào hoạt động thử nghiệm từ năm 2016 và chính thức hoạt động vào năm 2017, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng đã từng bước ổn định và đi vào hoạt động hiệu quả.

Đến nay, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng đã hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Đức Hải – Giám đốc Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện nay, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng có 27 câu lạc bộ đang hoạt động với nhiều hoạt động thể thao, văn hóa khác nhau như: dân ca và nhạc cổ truyền, khiêu vũ, nhảy zumba, yoga, bóng chuyền, thể dục dưỡng sinh...

Đối tượng người đến tham gia các câu lạc bộ ở đây bao gồm người lao động, trẻ em, công nhân viên chức, cán bộ hưu trí...

Dđịa chỉ nhà văn hóa lao động lâm đồng năm 2024
Nhà văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng tổ chức Giải bóng bàn mừng Đảng mừng Xuân Quý Mão 2023. Ảnh: Đức Thiệm

Trung bình mỗi ngày, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng có khoảng 1.500 đến 1.700 người đến tham gia sinh hoạt. Vào cuối tuần hay những dịp lễ, nơi đây hoạt động hết công suất, số lượng người đến tham gia lên đến 2.000 người.

Nhờ đa dạng các hoạt động giải trí văn hóa, thể dục thể thao nên Nhà văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng ngày càng thu hút đoàn viên, công nhân lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh tới sinh hoạt.

Theo ông Trần Đức Hải, đối với các đối tượng có thẻ đoàn viên công đoàn đến tham gia tập luyện, sinh hoạt tại các câu lạc bộ, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng đã giảm giá 10% học phí, hội phí.

"Hoạt động hỗ trợ cho các đối tượng có thẻ đoàn viên Công đoàn đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động về chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên và người lao động, góp phần xây dựng, củng cố quan hệ gắn kết bền chặt hơn giữa đoàn viên với tổ chức công đoàn" - ông Trần Đức Hải cho biết.

Đăng ký lớp học yoga tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng từ năm 2020, chị Trần Thu Hà (phường 1, TP Đà Lạt) cho biết bản thân cảm thấy rất hài lòng khi đến sinh hoạt tại đây.

"Tôi đã tìm hiểu một số cơ sở để tập yoga nâng cao sức khỏe, sau khi tìm hiểu một số địa điểm, tôi nhận thấy cơ sở vật chất tại Nhà Văn hóa Lao động rất tốt, vị trí phù hợp và có nhiều chương trình giảm giá, hỗ trợ cho người lao động tham gia" - chị Trần Thu Hà chia sẻ.

Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, các hội viên đến sinh hoạt tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng ngày càng hiệu quả. Nơi đây không chỉ là nơi để mọi người đến giải trí, tham gia hoạt động văn hóa thể thao mà còn là nơi kết nối, nuôi dưỡng đời sống tinh thần của đoàn viên, người lao động và nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Đâu là di sản văn hóa vật thể ở Lâm Đồng?

Phát huy giá trị của các di sản văn hóa vật thể, UBND tỉnh đã giao cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý, khai thác và phát huy các giá trị di tích, danh lam thắng cảnh như: Thung lũng Tình Yêu, thác Voi, thác Đatanla, thác Cam Ly, hồ Than Thở, thác Pongour, thác Bảo Đại… Bên cạnh đó, Sở VH-TT-DL trực tiếp ...

Lâm Đồng có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 43 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, cư dân thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 17% dân số, bao gồm các tộc người bản địa là Mạ, K'Ho, Chu Ru, M'Nông và S'Tiêng.

Lâm Đồng có độ cao trung bình bao nhiêu?

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.764,79 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ ...

Lâm Đồng có bao nhiêu huyện và thành phố?

- Có 10 huyện: Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà. Với các thông tin trên có thể giải đáp được thắc mắc Lâm Đồng có bao nhiêu huyện, thành phố, thị xã trực thuộc hiện nay.