Dđịa bàn hoạt động chất độc hóa học

Ông Nguyễn Duy Trinh [Bình Thuận] tham gia kháng chiến tại miền Nam, hiện ông bị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insuline và u ác tính vòm hầu họng.

Ông Trinh hỏi, ông có đủ điều kiện để xác nhận là người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam không? Nếu được thì thủ tục, hồ sơ như thế nào, liên hệ với cơ quan nào để được giải quyết?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học hiện hành có liệt kê bệnh đái tháo đường type 2, không có bệnh ung thư vòm hầu.

Hồ sơ, thủ tục công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được quy định chi tiết từ Điều 54 đến Điều 56 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó nơi gửi hồ sơ đầu tiên là UBND cấp xã nơi thường trú của người đề nghị.

Xác định Khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài, có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan; tại Kế hoạch số 1057/KH-UBND ngày 15/4/2022, Ủy ban nhân dân đã đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau:

Một là, tổ chức rà soát, cập nhật quy định, tiêu chuẩn và các văn bản pháp luật liên quan công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin nhằm hướng dẫn cụ thể và tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, khó khăn sớm hoàn thành việc xác định toàn bộ những nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin qua các thế hệ; triển khai thực hiện các chính sách, chế độ hỗ trợ theo đúng quy định nhằm bảo đảm các nạn nhân được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh:

Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh trên địa bàn.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền nhằm tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; phổ biến các quy định về chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trong Pháp Lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 và các văn bản có liên quan.

Ba là, phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát và xử lý chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn tỉnh, kiểm soát các nguy cơ phơi nhiễm, ngăn chặn gia tăng nạn nhân; đặc biệt phụ nữ có thai bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin được quản lý thai nghén, được tư vấn sinh sản nhằm giảm nguy cơ gia tăng nạn nhân ở các thế hệ tiếp theo.

Bốn là, bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc hóa học/dioxin:

Tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước kết hợp với các chương trình, dự án, đề án từ nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật, bảo đảm tất cả các nạn nhân được cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, vượt qua khó khăn, được đào tạo nghề và tạo điều kiện thuận lợi về việc làm phù hợp, để có thể hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.

Tiếp tục tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, thống kê và xác định nạn nhân; rà soát, đề nghị cấp có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung đối tượng là thế hệ thứ 3, thế hệ tiếp theo và những người làm nhiệm vụ ở các điểm nóng bị ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay.

Xây dựng mô hình chăm sóc nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin tại cộng đồng gắn với Trung tâm Bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe nạn nhân ở địa phương.

Nghiên cứu áp dụng mô hình xã hội hóa trong nâng cao năng lực và triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường.

Năm là, tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao năng lực, tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin: Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin đối với sức khỏe con người, môi trường trên địa bàn tỉnh; chú trọng các nghiên cứu giải quyết những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong việc xác định nạn nhân qua các thế hệ; tổ chức nghiên cứu, áp dụng các mô hình tiên tiến, xây dựng các dự án hình thành trung tâm chăm sóc, chữa trị, phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo việc làm phù hợp cho nạn nhân; tổ chức áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm phát hiện sớm, can thiệp sớm dị tật, khuyết tật, quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân và các đối tượng có nguy cơ.

Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thực hiện công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

Chủ Đề