Hướng dẫn làm chứng minh nhân dân giả Informational

Người dân có thể dùng CMND/CCCD để tra cứu thông tin cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia và đăng ký các thủ tục hành chính online.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được vận hành từ tháng 7/2021 và gần đây bổ sung nhiều tính năng mới, như hỗ trợ tra cứu bằng chứng minh nhân dân [CMND] hay căn cước công dân [CCCD]. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách tra cứu thông tin cá nhân trên hệ thống để làm các thủ tục giấy tờ cần thiết. Bên cạnh đó, những người đã làm căn cước công dân [CCCD] gắn chip nhưng chưa nhận được thẻ vì lý do sai dữ liệu cũng có thể xem thông tin nào chưa chính xác để chủ động yêu cầu cập nhật lại.

Để bắt đầu tra cứu thông tin, người dùng cần vào trang web //dichvucong.dancuquocgia.gov.vn, sau đó đăng nhập bằng tài khoản cá nhân. Nếu chưa có tài khoản, người dùng có thể đăng ký theo số thuê bao di động, thẻ Bảo hiểm xã hội hoặc tài khoản do Bưu điện Việt Nam cấp. Dưới đây là ba bước để đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Ba bước đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Sau khi đã có tài khoản và đăng nhập vào hệ thống. Người dùng vào mục “Thông tin công dân”, nhập các trường bắt buộc như: Họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, số CMND/CCCD để tra cứu thông tin.

Bên cạnh những thông tin cơ bản, hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về: Tình trạng hôn nhân, nhóm máu, quê quán, nơi đăng ký khai sinh, địa chỉ thường trú, tạm trú... Trong phần thông tin gia đình, người dùng có thể xem các thông tin liên quan đến cha, mẹ, vợ/chồng và người đại diện hợp pháp.

Thông tin cá nhân của người dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia.

Ngoài việc tra cứu thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia, trên cổng dịch vụ công Quốc gia người dân cũng có thể đăng ký thường trú, tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng hoặc các dịch vụ liên quan đến cấp/phát căn cước công dân như cấp mới, đổi thẻ hoặc xác nhận thông tin liên quan.

Sau khi gửi yêu cầu, người dùng có thể theo dõi hồ sơ đã được tiếp nhận chưa, tiến độ xử lý, hồ sơ bị trả về hoặc chỉnh sửa hồ sơ nếu có thay đổi. Người dân có thể tra cứu thông tin trên máy tính hoặc điện thoại.

Ưu điểm của hệ thống là giao diện dễ dùng, dễ dàng tra cứu. Tuy nhiên, một số người dùng phản ánh thông tin của họ vẫn được cập nhật muộn dù đã có thay đổi trước đó vài tháng. “Trước đây tôi phải lên tận phường, nhờ công an phụ trách kiểm tra giúp các thông tin liên quan đến người thân trên kho dữ liệu có chính xác chưa để làm căn cước công dân. Giờ chỉ cần đăng ký tài khoản cá nhân là có thể tra cứu dễ dàng. Các thông tin đều chính xác, tuy nhiên phần tình trạng hôn nhân của tôi vẫn chưa được cập nhật dù vợ chồng tôi đã đăng ký kết hôn từ hai tháng trước”, anh Trần Hùng Khiêm, sống tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh cho biết.

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà người làm giả CMND/CCCD, sử dụng CMND/CCCD giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

1. Xử phạt hành chính hành vi làm giả CMND/CCCD, sử dụng CMND/CCCD giả

Theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả.

2. Xử lý hình sự hành vi làm giả CMND/CCCD, sử dụng CMND/CCCD giả

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người làm giả CMND/CCCD, sử dụng CMND/CCCD giả có thể bị truy cứu về các tội sau:

- Người làm giả CMND/CCCD thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi 2017].

- Người sử dụng CMND/CCCD giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi 2017].

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Phạm tội 02 lần trở lên;
  1. Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  1. Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ] Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

  1. Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  1. Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  1. Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  1. Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề