Câu ghép

Bản để in

Câu ghép

Mục lục

1. Khái niệm câu ghép [edit]

2. Phương tiện nối các vế câu ghép [edit]

3. Quan hệ nghĩa giữa các vế trong câu ghép [edit]

Khái niệm câu ghép [edit]

Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm chủ - vị (C V) không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C V này được gọi là một vế câu.

Phương tiện nối các vế câu ghép [edit]

1. Cách nối

  • Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:

- Nối bằng một quan hệ từ

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
"Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, hồi ấy tôi không biết ghi ngay nay tôi không nhớ hết" (Thanh Tịnh)

- Nối bằng một cặp quan hệ từ

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
tôi muốn được giải cao nên tôi cố gắng học tập chăm chỉ.

- Nối bằng một cặp phó từ

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Trời chưa sáng, nó đã dậy.

- Nối bằng cặp đại từ

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Nước sông dâng lên bao nhiêu , đồi núi cũng cao lên bấy nhiêu.

  • Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các về câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
"Nó cũng là thằng khá đây, nó thấy bố nói thế thì thôi ngay, nó không đả động đến việc cưới xin gì nữa" (Nam Cao)

2. Phương tiện nối

Một số phương tiện hình thức thường được dùng để nối các vế của câu ghép:

  • Quan hệ từ đẳng lập: và, rồi, nhưng, còn,...
  • Quan hệ từ chính phụ:vì, bởi vì, do, bởi, tại, giá, giá như, tuy, dù, mặc dù, để,...
  • Cặp quan hệ từ chính phụ:vì (do, bởi, tại, bởi vì, sở dĩ,...) - nên (cho nên); nếu (giá, giá như, hễ...) - thì; tuy (dù, mặc dù, mặc dầu) - nhưng; để - thì; ...
  • Cặp phụ từ: vừa - vừa; càng - càng; không những - mà còn; chưa - đã; vừa mới - đã;...
  • Cặp đại từ: ai - nấy; gì - ấy; đâu - đấy; nào - ấy; sao - vậy; nhiêu - bấy nhiêu;...

3. Mô hình câu ghép có quan hệ từ

  • Mô hình câu ghép có đầy đủ cặp quan hệ từ chính phụ:

Quan hệ từ (QHT) - vế phụ - QHT - vế chính


Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Vì đường trơn nên em bị ngã.

  • Vế chính và vế phụ có thể đổi vị trí cho nhau:

Vế chính - QHT - vế phụ


Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Đường ngập nước vì trời mưa.

Quan hệ nghĩa giữa các vế trong câu ghép [edit]

  • Giữa các vế trong câu ghép có những mối quan hệ:

- Quan hệ nguyên nhân - hệ quả

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
"Bởi tôi ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm".

- Quan hệ điều kiện (giả thiết) - hệ quả

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Nếu trời mưa to thì khu đường này chắc chắn sẽ bị ngập.

- Quan hệ tương phản, đối nghịch

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Tôi đọc sách, còn nó nấu cơm.

- Quan hệ mục đích

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Để phong trào thi đua của lớp ngày càng tiến bộ thì chúng ta phải cố gắng hơn.

- Quan hệ tăng tiến

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Trời càng mưa to đường càng ngập.

- Quan hệ lựa chọn

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Mình đọc hay bạn đọc.

- Quan hệ bổ sung

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Nó không những xinh xắn mà còn học rất giỏi.

- Quan hệ tiếp nối

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Thầy giáo vào, cả lớp đứng dậy chào.

- Quan hệ đồng thời

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Thầy giáo giảng bài, chúng tôi ghi chép chăm chú.

- Quan hệ giải thích

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Mọi người bỗng im bặt: chủ tọa bắt đầu phát biểu.

  • Một câu ghép có thể có nhiều hơn hai vế, mối quan hệ giữa các vế của câu ghép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau.

Đâu là cách nối các vế của một câu ghép?
Tôi nói mãi nhưng nó không nghe tôi nên nó thi trượt.

Phân tích ví dụ:

- Hai vế đầu (Tôi nói mãi nhưng nó không nghe) có quan hệ tương phản.

- Hai vế sau (Nó không nghe tôi nên nó thi trượt) có quan hệ nguyên nhân.

Thẻ từ khoá:
  • khái niệm
  • câu ghép
  • phương tiện nối các câu ghép
  • mô hình câu ghép
  • quan hệ nghĩa giữa các vế câu