Đâu không phải là văn bản quy phạm pháp luật năm 2024

Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đó, nghị quyết do Hội đồng nhân dân và quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:

  • Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác;
  • Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác;
  • Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân;
  • Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
  • Nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
  • Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương;
  • Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách địa phương;
  • Quyết định phê duyệt kế hoạch;
  • Quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị;

Quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị; quyết định về khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam được quy định cụ thể trong Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật, ví dụ một số các văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp; Bộ luật, Luật; Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định của Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Việc nắm rõ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam là rất quan trọng khi thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào tại Việt Nam. Bài viết này của Le & Tran Trial Laywers sẽ giúp các nhà đầu tư, lãnh đạo doanh nghiệp nắm sơ lược các ‘xương sống’ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc điều hành hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam.

Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật Chính tại Việt Nam

Hiến pháp

Hiến pháp được ban hành bởi Quốc hội và là văn bản quy phạm pháp luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất tại Việt Nam. Hiến pháp là cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác như Bộ luật, Luật. Mọi văn bản khác phải phù hợp với Hiến pháp và nghiêm cấm mọi hành vi ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp.

Hiến pháp được ban hành vào ngày 28/11/2013 hiện là bản hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất và đang được áp dụng tại Việt Nam.

Bộ Luật và Luật

Bộ luật và Luật có cùng chức năng và cùng được ban hành bởi Quốc hội. Điểm khác biệt chủ yếu giữa Bộ luật và Luật là phạm vi điều chỉnh của Bộ luật thường rộng hơn. Theo đó, Bộ luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trên một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Lao động…

Việc ban hành Bộ Luật/Luật phải trải qua quy trình rất chặt chẽ [được quy định cụ thể trong Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật], thông thường quy trình bao gồm lập chương trình xây dựng luật; soạn thảo luật; thẩm tra dự án luật; lấy ý kiến; thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý, và thông qua dự án luật; công bố luật.

Nghị định

Nghị định được ban hành bởi Chính phủ thường để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong Bộ Luật và Luật, quy định các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Bộ Luật và Luật.

Trong một số trường hợp có các vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành Bộ Luật/Luật để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, thì Chính phủ cũng ban hành nghị định để quy định các vấn đề này khi được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý.

Thông tư

Thông tư thường được ban hành bởi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong Bộ Luật và Luật, Nghị định, cũng như quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ [như quy định chi tiết các thủ tục, quy định các biểu mẫu].

Công văn và các văn bản tương tự khác

Công văn và các văn bản tương tự khác không phải là văn bản quy phạm pháp luật, nên những văn bản này thường không được sử dụng làm cơ sở pháp lý tại Tòa án. Tuy nhiên, những văn này thường là chỉ thị và hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước cấp trên gửi cho cơ quan nhà nước cấp dưới, nên trên thực tế, các cơ quan nhà nước cấp dưới vẫn tuân thủ theo những văn bản này.

Đặc điểm Cơ bản của Hệ thống Văn bản Quy phạm Pháp luật Việt Nam

Dựa trên thực tiễn áp dụng pháp luật, nhận thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có ba đặc điểm chính:

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có tính phức tạp. Hệ thống này được xây dựng bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau ban hành. Ví dụ sau khi Bộ Luật/Luật được ban hành bởi Quốc hội, Chính phủ có thể ban hành Nghị định để hướng dẫn Bộ Luật/Luật này; sau đó [các] Bộ có liên quan có thể tiếp tục ban hành Thông tư để hướng dẫn Nghị định; và trong quá trình thi hành các quy định, nếu một số điều khoản không rõ ràng thì có thể ban hành thêm các Công văn để hướng dẫn từng trường hợp cụ thể. Do vậy, trên thực tế, một vấn đề pháp lý có thể sẽ được điều chỉnh nhiều lần với mức độ chi tiết khác nhau trong Bộ Luật/Luật, Nghị định, Thông tư, Công văn, v.v. Trong một số trường hợp, nội dung được quy định các văn bản này vẫn có thể mâu thuẫn với nhau mặc dù điều chỉnh cùng một vấn đề.

Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở cho hành động của mọi người, nếu có một hành vi nào không được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì có khả năng cao là hành vi đó không được phép thực hiện trên thực tế.

Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật có tính chất điều chỉnh và quản lý chặt chẽ. Đặc biệt, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực sẽ quy định nhiều nghĩa vụ báo cáo đặc thù cho lĩnh vực đó, ví dụ các báo cáo liên quan đến lao động, đầu tư, thống kê và bảo hiểm bắt buộc. Đơn cử trường hợp một công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp báo cáo lao động về số lượng người lao động, báo cáo định kỳ 6 tháng nếu có thay đổi về lao động; báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm về tiến độ đầu tư; báo cáo thống kê [về vốn đầu tư, hoạt động kinh doanh, v.v.] định kỳ hàng tháng, hàng quý, mỗi 6 tháng và hàng năm, v.v.

Vì vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm được những thông tin cơ bản về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam để có cơ sở quản lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

Cách nhận biết đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

Các văn bản nào có tên bắt đầu là Luật, Bộ luật, Pháp lệnh, Lệnh, Nghị định, Thông tư là VBQPPL. Ví dụ: – Luật Doanh nghiệp năm 2014 là VBQPPL. – Nghị định số 05/2015/NĐ-CP là VBQPPL.nullCách nhận biết đâu là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành ...pgdngochoi.kontum.edu.vn › cach-nhan-biet-dau-la-van-ban-quy-pham-p...null

Có bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật?

Theo điều 4 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 26 loại văn bản :.

Hiến pháp..

Bộ luật của Quốc hội..

Luật của Quốc hội..

Nghị quyết của Quốc hội..

Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội..

Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội..

Như thế nào là văn bản quy phạm pháp luật?

“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.nullVăn bản pháp luật là gì? Đặc điểm, phân loại văn bản quy phạm pháp ...luatminhkhue.vn › van-ban-quy-pham-phap-luat-la-ginull

Một trong những đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật đó là có chứa gì?

Đối với văn bản quy phạm pháp luật, cần chú ý đặc tính của văn bản là có chứa đựng quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc chung và đối tượng áp dụng không phải là một đối tượng hay nhóm đối tượng cụ thề và chỉ một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành loại văn bản này.nullChuyên đề 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦAsotuphap.kontum.gov.vn › Uploads › filesnull

Chủ Đề