Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh thường gặp và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh đôi khi làm cho trẻ khó chịu, dễ quấy khóc. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh dễ tiến triển nặng thành viêm phổi. Cùng YouMed tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em trong bài viết sau đây nhé.

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến. Trẻ bị viêm phế quản bị viêm nhiễm đường thở dưới, hay sưng cuống phổi nhưng chưa lan đến nhu mô phổi. Tuy nhiên, khi viêm cuống phổi sẽ làm cho trẻ ho nhiều. Và nếu để trẻ ho nặng, viêm nhiễm có thể lan xuống nhu mô phổi. Bệnh dễ trở nặng thành viêm phổi nếu không được điều trị tích cực.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi rất hay mắc phải căn bệnh này, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh. Bệnh thường xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… Trẻ đẻ non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc và thường biến chứng thành viêm phổi. 

2. Phân loại bệnh viêm phế quản trẻ em

Tùy theo tình trạng nặng nhẹ, bệnh có thể phân loại thành:

Viêm tiểu phế quản: Bệnh này khá lành tính và dễ khỏi. Bệnh thường không để lại biến chứng. Đa số trẻ sơ sinh hoặc trẻ lớn hơn 2 tuổi dễ mắc phải loại viêm này. Nếu bệnh nặng hơn thì bố mẹ nên đưa trẻ vào bệnh viện để quan sát kỹ và điều trị. Nhằm tránh những viêm sưng không đáng có do virus gây ra.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm phế quản phổi: bệnh thường xuất hiện khi trời trở lạnh đột ngột hoặc tiếp xúc không khí ô nhiễm. Vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng xâm nhập qua mũi họng và tác động đến phổi. Ngoài ra, khi bé trúng gió lạnh, ảnh hưởng đến phổi, thì dễ mắc bệnh này hơn. Tình trạng viêm này nguy hiểm hơn, do gây biến chứng suy hô hấp, hoặc thậm chí tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Viêm tiểu phế quản cấp: trẻ ở độ tuổi 1-2 tuổi rất dễ mắc phải bệnh này, đặc biệt vào tiết trời đông xuân. Bệnh dễ biến chứng nguy hiểm thành suy hô hấp, phù nề niêm mạc phế quản, tắc hẹp ống thở… Do vậy bệnh có diễn biến phức tạp hơn viêm tiểu phế quản. Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ mắc phải tình trạng viêm cấp này.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều cơ chế gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ:

  • Virus: đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản của trẻ. Trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu và chưa ổn định. Khi gặp những điều kiện thích hợp (suy giảm sức đề kháng), các loại virus và vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn sẽ tấn công trẻ mắc viêm phế quản. Đặc biệt, sau khi trẻ mắc các chứng bệnh viêm tai-mũi-họng, những vi khuẩn này lại càng tích cực hoạt động. Đôi khi do sử dụng quá nhiều kháng sinh, hoặc sức khỏe của trẻ yếu, thì virus có thể tấn đến cuống phổi.
  • Thời tiết, môi trường: thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm (khói bụi, khói xăng xe, thuốc lá hay một số hơi độc) cũng dễ làm trẻ mắc bệnh.
  • Nguyên nhân khác: tắm quá lâu, tắm sai cách, tắm nước quá lạnh, không giữ ấm khi trời lạnh… cũng là một trong những lý do gây bệnh viêm phế quản.

4. Triệu chứng trẻ bị viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng và khó nhận biết. Trẻ khi mắc bệnh thường có biểu hiện bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn ói,… Bố mẹ cần chú ý trẻ sẽ ho nhiều và khó thở. Đặc biệt lưu ý cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì có thể là trẻ đã bị viêm phế quản.

Viêm phế quản ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng khó lường. Bố mẹ cần lưu ý các giai đoạn tiến triển bệnh của trẻ:

  • Giai đoạn đầu: ho, sốt nhẹ, sổ mũi kèm theo hắt hơi, bỏ bú, chán ăn, quấy khóc
  • Giai đoạn phát triển: sốt cao, xuất hiện hiện tượng thở khò khè, khó thở, rối loạn tiêu hóa. Da trẻ có biểu hiện xanh xao, tím tái

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

  • Giai đoạn bệnh nặng: tình trạng thở khò khè trở nên nặng hơn. Những triệu chứng khác cũng xuất hiện như sốt cao (trên 38 độ C), ho kéo dài, ho có đờm, đổ mồ hôi, chân tay yếu, mệt mỏi, môi khô, buồn nôn, nôn. Bên cạnh đó, da tím tái, tiêu chảy, ngủ mê man, li bì. Nặng hơn trẻ có thể bị co giật, hôn mê

5. Điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Khi trẻ đang mắc bệnh, bố mẹ cần lưu ý những điều sau để việc trị liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn:

  • Đặc biệt giữ ấm cho trẻ, lưu ý vùng cổ họng. Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, tránh bỏ bữa. Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc… Giữ gìn, vệ sinh nơi ở của trẻ sạch sẽ, thông thoáng.
  • Nên cho trẻ uống nước ấm. Vì nước ấm sẽ giúp làm sạch đờm, giúp trẻ đỡ đau rát họng và dễ thở hơn.
  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng bệnh không giảm sau 2 – 3 ngày. Hoặc thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao không giảm, nôn nhiều, co giật, khó thở…

Ngoài ra, bố mẹ cần chú ý tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng, đúng cách. Không được tự ý điều trị tại nhà, hoặc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách thì các triệu chứng sẽ hết sau một vài ngày.

Viêm phế quản là bệnh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý và chăm sóc tích cực ở giai đoạn đầu để tránh bệnh diễn tiến thành viêm phổi. Nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, cần đưa trẻ đến khám tại các trung tâm y tế. Tuyệt đối không được chủ quan tự ý điều trị bằng kháng sinh tại nhà mà chưa có đơn bác sĩ.

Dược sĩ  Phạm Thị Thuý Diễm

Do hệ miễn dịch còn non yếu nên khi thời tiết thay đổi, trẻ em thường bị viêm phế quản với các biểu hiện như ho, sổ mũi và khó thở. Viêm phế quản ở trẻ thường không quá nguy hiểm nhưng nếu không được theo dõi và xử trí kịp thời có thể dẫn tới biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí là tử vong. Vì vậy các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức đầy đủ về bệnh viêm phế quản ở trẻ để chủ động phòng ngừa và xử lý đúng cách nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe cho bé yêu.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Bác sỹ CKII Lê Nguyệt Minh thăm khám cho trẻ bị viêm phế quản
  1. Trẻ nào dễ bị mắc viêm phế quản hơn các trẻ khác?
  • Trẻ bị béo phì, thừa cân.
  • Trẻ bị dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông súc vật.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Trẻ sống ở những nơi có độ ẩm cao và có nấm mốc.
  1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản?
  • Biểu hiện ở giai đoạn khởi phát: Trẻ kém chơi, ăn kém do ngạt mũi, sổ mũi, ho khan hoặc ho có đờm, khó thở. Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc tiêu chảy.
  • Biểu hiện ở giai đoạn toàn phát (thường là ngày thứ 03 sau khởi phát bệnh): Trẻ sốt cao, nhiệt độ từ 38 – 40oC kèm ho nhiều, ho khan, ho có đờm xanh hoặc vàng. Trẻ thở khò khè, có thể khó thở. Trẻ ho nhiều có thể dẫn đến nôn ói.
  1. Khi nào các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ?
  • Trẻ khó thở, tím tái.
  • Trẻ dưới 02 tháng tuổi: Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 02 tháng – 12 tháng tuổi: Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 01 tuổi – 05 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.
  • Trẻ sốt ≥ 39oC, không đáp ứngvới thuốc hạ sốt hoặc co giật.
  • Trẻ ho nhiều và kéo dài, ngủ li bì, khó đánh thức, bỏ bú.

 4. Có thể điều trị dứt điểm viêm phế quản ở trẻ không?

Trẻ bị viêm phế quản có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm và đúng cách. Cha mẹ cần chăm sóc trẻ ngay từ khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên để chữa dứt điểm bệnh bằng cách:

  • Luôn giữ ấm cơ thể trẻ, tránh để trẻ bị lạnh khiến bệnh lý diễn tiến nặng hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.
  • Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc bằng nước ấm.
  • Khi trẻ bị sốt < 38,5°C nên chườm ấm cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn. Trường hợp trẻ sốt cao > 38,5°C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol theo hướng dẫn của bác sỹ.

Lưu ý: Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi có chỉ định.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Phụ huynh được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ

5. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng bởi lúc này cơ thể trẻ yếu, suy kiệt, dễ mất nước nên cần bổ sung dưỡng chất phù hợp để trẻ mau hồi phục.

Thực phẩm mà trẻ bị viêm phế quản nên ăn:

  • Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, thịt, cá, sữa bò, trứng gà, đậu phụ, sữa chua, chất béo lành mạnh.
  • Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại Vitamin A, C, E như cà rốt, rau cải xanh, bí ngô, dâu tây,…
  • Thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt gồm canh, cháo, súp.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, rau củ.

Thực phẩm trẻ bị viêm phế quản nên tránh:

  • Bánh kẹo ngọt, nước uống có gas.
  • Trẻ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, khoai rán, gà chiên, …
  • Tránh ăn đồ quá nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng, khó tiêu hóa như tinh bột nguyên hạt…

Các nguyên tắc chế biến/ăn uống:

  • Nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn không quá nhiều.

Thức ăn nên được nấu nhừ, dạng lỏng (cháo, bột…) để dễ tiêu hoá.

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ

6. Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên:

    • Giữ cơ thể trẻ luôn đủ ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa.
    • Đối với trẻ dễ bị kích ứng bởi các tác nhân như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo… nên hạn chế khả năng tiếp xúc của trẻ với các tác nhân nêu trên.
    • Giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
    • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
    • Cách ly trẻ với người đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
    • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm, ẩm mốc.
    • Tiêm vắc-xin phòng các bệnh về hô hấp cho trẻ như vắc-xin phế cầu, …
    • Kiểm tra sức khỏe của trẻ định kỳ nhằm phát hiện kịp thời bệnh lý.
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Nữ điều dưỡng Khoa Nội Nhi Hô hấp hướng dẫn phụ huynh rửa mũi cho trẻ

Trẻ bị viêm phế quản có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ thì các bậc phụ huynh cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế để được tư vấn điều trị bởi các bác sỹ chuyên khoa.

Khoa Nội Nhi Hô hấp – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang là địa chỉ thăm khám và điều trị hiệu quả các bệnh lý đường hô hấp mà trẻ nhỏ dễ mắc phải như: Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm thanh khí phế quản, hen phế quản, viêm phổi… Với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm chuyên môn sẽ luôn đồng hành cùng các bậc phụ huynh trên chặng đường phát triển sức khoẻ toàn diện cho bé yêu.

Hoàng Thị Quyên – Điều dưỡng trưởng Khoa Nội Nhi Hô hấp