Đánh giá kết quả học tập là gì

Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông là gì? Việc đánh giá định kỳ quốc gia này nhằm mục đích gì? Có giới hạn phạm vi đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh hay không? - Câu hỏi của anh Thái [Vĩnh Long]

Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông là gì?

Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông là gì? [Hình từ Internet]

Theo Điều 2 Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Kết quả học tập" là mức độ đạt được của học sinh về kiến thức, kỹ năng, năng lực so với mục tiêu được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.
2. "Đánh giá định kỳ quốc gia" là hoạt động đánh giá ở cấp quốc gia theo chu kỳ và không thuộc phạm vi đánh giá định kỳ quy định tại các văn bản hiện hành về đánh giá, xếp loại học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
3. "Học sinh" trong văn bản này bao gồm tất cả các học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2, Điều 1 của văn bản này.

Theo Điều 33 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:

Cơ sở giáo dục phổ thông
Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
1. Trường tiểu học;
2. Trường trung học cơ sở;
3. Trường trung học phổ thông;
4. Trường phổ thông có nhiều cấp học.

Theo đó, đánh giá định kỳ quốc gia là hoạt động đánh giá ở cấp quốc gia theo chu kỳ và không thuộc phạm vi đánh giá định kỳ quy định tại các văn bản hiện hành về đánh giá, xếp loại học sinh về kiến thức, kỹ năng, năng lực so với mục tiêu được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.

Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông nhằm mục đích gì?

Theo Điều 3 Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:

Mục đích đánh giá định kỳ quốc gia
1. Xem xét mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh theo chương trình hiện hành đối với các môn được khảo sát tại thời điểm khảo sát và các nhân tố tác động đến kết quả học tập của học sinh.
2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lâu dài về đánh giá kết quả học tập của học sinh để tiến hành cập nhập và phân tích xu thế thay đổi trong học tập của học sinh, từ đó xem xét hiệu quả thực hiện các thể chế và xây dựng những chính sách mới nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông.
3. Giám sát, đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một giai đoạn học tập và rèn luyện, từ đó góp phần điều chỉnh việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tạo cơ sở thực tiễn cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông tiếp theo.
4. Xây dựng đội ngũ chuyên gia quốc gia chuyên nghiệp, thành thạo về đánh giá kết quả học tập của học sinh để thực hiện các kỳ khảo sát quốc gia và quốc tế.
5. Cung cấp kết quả và phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông cho các địa phương để thực hiện các hoạt động đánh giá quy mô cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và cấp quận/huyện, tạo cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển giáo dục của các địa phương.

Theo đó, đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông nhằm mục đích sau đây:

- Xem xét mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh theo chương trình hiện hành đối với các môn được khảo sát tại thời điểm khảo sát và các nhân tố tác động đến kết quả học tập của học sinh.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lâu dài về đánh giá kết quả học tập của học sinh để tiến hành cập nhập và phân tích xu thế thay đổi trong học tập của học sinh, từ đó xem xét hiệu quả thực hiện các thể chế và xây dựng những chính sách mới nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông.

- Giám sát, đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một giai đoạn học tập và rèn luyện, từ đó góp phần điều chỉnh việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tạo cơ sở thực tiễn cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông tiếp theo.

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia quốc gia chuyên nghiệp, thành thạo về đánh giá kết quả học tập của học sinh để thực hiện các kỳ khảo sát quốc gia và quốc tế.

- Cung cấp kết quả và phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông cho các địa phương để thực hiện các hoạt động đánh giá quy mô cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và cấp quận/huyện, tạo cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển giáo dục của các địa phương.

Có giới hạn phạm vi đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh hay không?

Theo Điều 4 Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:

Quy mô, chu kỳ và thời điểm đánh giá
1. Việc đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện trên quy mô toàn quốc.
2. Chu kỳ đánh giá định kỳ quốc gia được thực hiện từ 3 đến 5 năm một lần.
3. Thời điểm đánh giá định kỳ quốc gia sẽ được nêu cụ thể trong Hướng dẫn nhiệm vụ năm học thuộc chu kỳ đánh giá.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh như thế nào?

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc thu thập thông tin trong hoặc sau quá trình học nhằm giúp thầy cô đưa ra các quyết định dạy và học phù hợp.

Đánh giá về học tập là gì?

Đánh giá nhằm phục vụ học tập là quá trình thu thập và phân tích bằng chứng học tập của người học để xác định thành quả học tập & định hướng cho việc dạy và học. Từ đó, người học có thể nâng cao tính chủ động trong học tập, có đủ khả năng và kiến thức để hướng tới việc học tập trọn đời.

Mục đích đánh giá sản phẩm học tập là gì?

Mục đích đánh giá nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được kết quả học tập, rèn luyện của học sinh so với mục tiêu giáo dục và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

Định nghĩa kết quả học tập là gì?

Kết quả học tập phản ánh sự hiểu biết hoặc khả năng thực hành của trẻ sau một quá trình học tập. Trong khi kết quả học tập thường được thể hiện dưới dạng kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ, thì hệ thống giáo dục ở Việt Nam chủ yếu được đo lường bằng khối lượng lý thuyết trẻ được học.

Chủ Đề