Đánh giá đường hóa học là gì

[VietQ.vn] - Theo nhiều kết quả nghiên cứu, đường hóa học là chất không có trong tự nhiên tiềm ẩn nguy hại đối với sức khỏe con người nếu lạm dụng.

Chia sẻ

  • Thực hư chất lượng của loại đường hóa học siêu ngọt

  • Rước bệnh vì ăn bỏng ngô tẩm đường hóa học

  • Thu giữ 5 tấn đường hóa học có độ ngọt gấp 500 lần đường thông thường

Đường hóa học còn được gọi chất tạo ngọt nhân tạo, chất thay thế đường thông thường là hóa chất tổng hợp dùng thay thế đường mía [đường cát, sucrose] vì có vị ngọt có độ ngọt gấp trăm lần [và có thể hơn thế nữa] so với vị ngọt của đường tự nhiên. Đặc biệt, đường hóa học không cung cấp hoặc cung cấp rất ít năng lượng.

Có tới 500 loại đường hóa học, trong đó chỉ một số loại được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có quy định rõ ràng, gồm: Mannitol, acesulfam kali, aspartame, isomalt, saccharin [và các muối Na, K, Ca của nó], sorbitol, sucralose. Tuy nhiên, thực tế trên thị trường hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều chất tạo ngọt gốc hóa học, là sodium cyclamate - một loại đường hóa học không có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam.

 Đường hóa học tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Nguyên nhân các loại đường độc hại này vẫn có mặt trên thị trường là bởi giá thành rẻ nên bị người tiêu dùng lạm dụng. Các nhà sản xuất sử dụng đường hóa học cyclamate vì hai yếu tố: Ngọt gấp 500 lần đường mía, nhập khẩu chủ yếu từ biên giới phía Bắc, giá thành hạ, phí vận chuyển thấp, mang lại lợi nhuận hấp dẫn.

Đường cyclamate đáng lẽ chỉ được dùng tỷ lệ nhỏ trong ăn kiêng dành cho người bị bệnh đái tháo đường, thừa cân, nhưng lại được sử dụng rộng rãi trong cả nước giải khát, bánh kẹo, rất nguy hiểm. Trong khi đó, khoa học đã chứng minh, chất ngọt cyclamate vào cơ thể được vi khuẩn trong ruột chuyển thành mono hay dicyclohexylamine là chất có thể gây ung thư gan, thận, phổi, dị dạng bào thai.

GS.TS Lưu Duẫn, Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, đại học Công nghệ Sài Gòn cho biết ông đã có quá trình nghiên cứu kỹ về đường cyclamate. Năm 1969, chất này đã bị cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] cấm sử dụng trên toàn quốc, sau khi có một số nghiên cứu trên động vật cho thấy nhiều tác dụng phụ có hại.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn cyclamate với liều lượng từ 500mg đến 2.500mg [500mg tương đương với 30 lon nước ngọt]. Sau hai năm, 12/70 con chuột thí nghiệm bắt đầu bị ung thư bàng quang. Tuy nhiên, chất này hiện vẫn được một số nước sử dụng để làm chất tạo ngọt, đánh lừa cảm giác thèm ngọt của bệnh nhân tiểu đường.

Nghiên cứu trên cơ thể người ở những nước còn sử dụng cyclamate chưa thấy công bố tác dụng xấu nào. Tuy nhiên đa số chỉ dùng ở lượng nhỏ hơn nhiều lần lượng đã dùng trong thí nghiệm trên chuột.

“Tóm lại, đến nay vẫn chưa có kết quả nghiên cứu khoa học nào được công nhận về khả năng gây ung thư của sodium cyclamate trên con người. Nhưng không nên vì thế mà thiếu thận trọng với loại phụ gia đã gây nhiều tranh cãi ở Mỹ này”, GS.TS Lưu Duẫn nói.

Bộ Y tế khuyến cáo, cyclamate có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư và tiểu đường. Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn dược, đại học Y dược TP.HCM, tại Việt Nam, chất cyclamate hiện không có mặt trong danh sách những phụ gia thực phẩm an toàn của bộ Y tế.

Một bác sĩ, nguyên là cán bộ viện Vệ sinh y tế công cộng, TP.HCM chia sẻ thêm, chất cyclamate khi vào cơ thể sẽ được vi khuẩn trong ruột chuyển thành mono hay dicyclohexylamine, là chất có thể gây ung thư gan, thận, phổi… dị dạng bào thai trên nghiên cứu thực nghiệm ở động vật.

BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, cho biết chất này còn thường thấy dùng trong các túi đường cát lọc, ở các quán cà phê. “Việc sử dụng vì bất cứ mục đích nào, có liên quan đến sức khoẻ con người, đều cần có sự cho phép của cơ quan quản lý”, BS Mai nói.

Do đó, người tiêu dùng cần tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều đường hóa học như: soda ăn kiêng, kẹo cao su bạc hà không đường, ngũ cốc ăn sáng không đường, gia vị, nước sốt không đường, siro cà phê có hương vị, nước uống có hương vị, kem hoặc lớp phủ kem không đường, sản phẩm trà đá ăn kiêng, nước ép trái cây không đường hoặc ít đường, đồ ăn vặt, thanh năng lượng, nước uống thể thảo, kẹo dẻo, kẹo mềm, sữa chua không đường hoặc không béo, chất xơ tự nhiên giúp nhuận tràng; thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ dạng bột; thực phẩm chức năng kiểm soát...

Đường hóa học từ lâu đã được sử dụng rất nhiều trong ngành sản xuất thực phẩm bởi độ ngọt cao hơn các loại đường tự nhiên gấp nhiều lần mà giá thành lại rất rẻ.Đường hóa học tuy đem lại nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng là những tác hại khôn lường.

Loại đường mà chúng ta thường hay sử dụng trong gia đình được tinh chế từ mía, củ cải, mật ong có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Còn loại đường trong các loại bánh kẹo, nước ngọt, chè…lại được tổng hợp từ những chất vô cơ, hữu cơ trong các nhà máy.

Cùng tìm hiểu xem những loại đường hóa có lợi ích và tác hại gì đối với sức khỏe con người qua bài viết dưới đây.

1. Các loại đường và công dụng của nó

Đường tự nhiên là những chất tạo ngọt được tinh chế từ các loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên.Tuy loại đường này chỉ ngọt dịu nhưng lại chứa nhiều năng lượng và các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể.

Đường hóa học lại được tổng hợp từ các chất vô cơ và hữu cơ, chỉ cần sử dụng với một lượng nhỏ cũng đem lại vị ngọt đậm hơn rất nhiều.Điều này giúp tiết kiệm tối đa trong quá trình sản xuất các loại thực phẩm ngọt.

Một số loại đường hóa nằm trong danh sách được phép sử dụng của bộ y tế thì không gây độc hại cho con người nhưng một số loại đường khác thì lại cực kỳ nguy hiểm. Ví dụ như:

  • Saccharin là loại đường hóa học có vị ngọt cao gấp 200 đến 700 lần so với loại đường tự nhiên, tuy nhiên loại đường này để lại vị đắng sau khi uống. Khi Saccharin được đưa vào dạ dày thì cơ thể không hề hấp thụ loại đường này mà đào thải hết ra ngoài.Chính vì vậy mà người ta nói rằng, đường Saccharin không có giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể.Loại đường này không chỉ được ứng dụng trong ngành sản xuất thực phẩm mà cả trong dược phẩm và mỹ phẩm cũng có sử dụng đường Saccharin.
  • Aspartame mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh loại đường này rất có hại cho cơ thể vì chúng có khả năng thẩm thấu và di chuyển đến bất kỳ cơ quan nào, gây ra những biến chứng tức thời hay lâu dài cho cơ thể. Tuy nhiên loại đường này vẫn được phép bày bán công khai và không hề có sự ngăn cấm hay can thiệp nào hết.
  • Dextrose là loại đường được tinh chế từ tinh bột và nhất là bột ngô, gạo hay lúa mì…Loại đường này cũng rất có hại cho sức khỏe con người.
  • Maltodextrin là loại đường hóa thường được dùng để sản xuất các loại nước ngọt, nước trái cây đóng chai, soup hay một vài thức ăn dùng để ăn vặt.

  • Cuối cùng là Sucralose, loại đường hóa này rất độc hại và chưa có những nghiên cứu cụ thể về tác hại của loại đường này.

2. Tác hại khôn lường của đường hóa học

Ngoài tác dụng tiết kiệm về mặt kinh tế thì bất cứ loại đường hóa nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như:

  • Saccharin khi được nạp vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng như đau đầu, tiêu chảy, khô và bong tróc da. Đối với phụ nữ có thai mà sử dụng các thực phẩm được làm từ đường Saccharin thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi. Bởi loại đường này sẽ đi thẳng đến bào thai và tích tụ ở đó gây càn trở cho quá trình hấp thụ dưỡng chất của thai nhi.
  • Aspartame do đặc tính tan trong nước và dễ dàng di chuyển tới nhiều bộ phận trong cơ thể mà loại đường này gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như giảm thị lực, mù lòa, ù tai, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, mất ngủ, lo sợ, rụng tóc, gây ra nhiều dị tật cho thai nhi…
  • Dextrose có thể gây ra chứng đi tiểu khó, tiểu tiện nhiều lần, khó thở, tức ngực…
  • Maltodextrin là loại đường hóa được sử dụng nhiều nhất do nó có ít tác hại đối với sức khỏe của cơ thể. Tác hại khi sử dụng loại đường này kéo dài với hàm lượng lớn phải kể đến bệnh đường trong máu tăng cao và gây ra sâu răng, hỏng răng.

  • Sucralose, mặc dù chưa thể nghiên cứu hết những tác hại của loại đường này nhưng theo những nghiên cứu mới đây thì Sucralose có khả năng gây ra rối loạn chức năng gan, thận, làm sưng to và phù nề gan.
3. Cách nhận biết thực phẩm có đường hóa học

Các loại đường hóa học thường có đặc điểm là rất dễ tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó để phát hiện bằng mắt thường. Chỉ khi ăn thực phẩm được làm bằng đường hóa học chúng ta mới có thể nhận biết bằng cách cảm nhận vị ngọt gắt của đồ ăn và để lại vị hơi đắng và chát đọng lại ở cổ họng sau khi ăn.

Để đánh lừa vị giác của người tiêu dùng, người ta đã trộn thêm đường tự nhiên vào để giảm bớt những đặc điểm kể trên của đường hóa. Tuy nhiên, nếu tinh ý khi ăn uống, chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra vị ngọt hơi lợ đọng lại trong miệng.

Đường hóa học rất độc hại với sức khỏe con người, cần ghi nhớ và tìm hiểu kỹ thành phần của đường trên các bao bì thực phẩm để biết chúng thuộc loại nào trong số các loại trên và tránh không sử dụng sản phẩm đó.

Chủ Đề