Đang uống thuốc giảm cân có hiến máu được không

Hiến máu là mang lại sự sống cho người khác cần nó. Mặc dù bạn cho đi nhưng những gì bạn nhận lại từ lợi ích của hiến máu là không nhỏ. Vậy những lợi ích đó là gì và liệu hiến máu có giảm cân không

Trước hết, lượng máu trung bình của mỗi người là 70 – 80ml máu/kg cân nặng và lượng máu trung bình mỗi lần hiến là 250ml, 350ml hoặc 450ml tùy theo trọng lượng cơ thể. Ngoài ra mọi người không được phép hiến nhiều hơn 1 lần trong vòng 2 tháng vì cơ thể cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi và trở lại bình thường

Đối với những bạn đang đọc bài viết này chắc hẳn có một thắc mắc chung là hiến máu có giảm cân không. Nhiều bạn hy vọng câu trả lời là có vì giảm cân là khát khao bấy lâu nay. Thực chất có mối liên quan giữa hiến máu và giảm cân

Hiến máu có giảm cân không

Tất cả mọi thứ xảy ra trong cơ thể sẽ liên quan đến quá trình trao đổi chất, đều đi kèm với một mức độ đốt cháy calo. Rõ ràng, mọi hành động đều cần năng lượng, bao gồm cả việc sản xuất hàng tỷ tế bào hồng cầu mới.

Thay thế khoảng 450ml máu sẽ đốt cháy khoảng 650 calo, tương đương với khoảng 1 giờ tập cardio. Một số người đã so sánh việc hiến máu với việc thay dầu trong xe của bạn. Các tế bào máu mới tốt hơn trong việc giữ và vận chuyển oxy so với các tế bào máu cũ. Điều này giúp cho cơ bắp và sự trao đổi chất của bạn tăng cường.

Khi cơ thể bạn được cung cấp nhiều oxy hơn, mức năng lượng của bạn tăng lên và cơ thể bạn tự nhiên đốt cháy nhiều calo hơn trong các hoạt động hàng ngày. Hiến máu không thể so sánh với việc tập luyện để giảm cân nhưng việc hiến máu có thể giúp quá trình giảm cân của bạn hiệu quả hơn.

Cân bằng lượng sắt trong cơ thể

  Những lưu ý khi hiến máu nhân đạo để đảm bảo sức khỏe

70% chất sắt của cơ thể được tìm thấy trong huyết sắc tố, mang oxy đến các mô khác nhau. Vì lý do này, nó là một yếu tố thiết yếu cho hoạt động của cơ thể. Nếu thiếu sắt thì nguy cơ bạn bị thiếu máu là rất cao.

Tuy nhiên, nếu sắt tích lũy quá mức có thể gây tổn thương oxy hóa, nguyên nhân chủ yếu gây lão hóa sớm, đau tim và đột quỵ [tăng tốc độ oxy hóa cholesterol, làm tổn thương thành động mạch và làm dày máu].

Theo các nghiên cứu, lượng sắt dư thừa làm tăng thiệt hại do các gốc tự do trong cơ thể có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư. Đối với mỗi đơn vị máu được hiến, chúng ta mất khoảng ¼ gam sắt.

Vì vậy việc hiến máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đây là một điều hết sức có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh và cũng làm giảm nguy cơ ung thư

Cải thiện lưu lượng máu

Tiếp xúc hàng ngày với các tác nhân gây hại như thuốc lá, ô nhiễm môi trường, căng thẳng hoặc đường dư thừa ảnh hưởng đến quá trình đông máu, làm cản trở lưu thông máu. Sự tăng đông này có hại cho mạch máu dẫn đến làm tăng nguy cơ vỡ. Hiến máu thường xuyên giúp tái tạo máu, giúp bảo tồn các mạch máu và cải thiện lưu thông.

Những lợi ích của việc hiến máu

Tăng tuổi thọ

Mặc dù nó dựa nhiều vào khía cạnh tâm lý và xã hội hơn là y học, nhưng thực tế hiến máu giúp cải thiện nhận thức của chúng ta và làm cho chúng ta cảm thấy tốt hơn, giúp kéo dài chất lượng và tuổi thọ của. Hiến máu có thể giúp cứu sống ba người nếu các thành phần của nó [hồng cầu, huyết tương và tiểu cầu] được tách ra

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

  Tình nguyện viên là gì? Tham gia làm tình nguyện bạn nhận được gì?

Hiến máu thường xuyên giúp kiểm soát nồng độ sắt trong cơ thể, đặc biệt là ở nam giới. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mặc dù sắt là một yếu tố thiết yếu cho hoạt động của cơ thể nhưng việc tích tụ quá nhiều sắt có thể dẫn đến oxy hóa quá mức dẫn đến lão hóa, đau tim, đột quỵ

Đánh giá sức khỏe của bạn

Việc hiến máu đóng vai trò như một đánh giá sơ bộ về sức khỏe của chúng ta. Mỗi người hiến phải trải qua đánh giá thể chất trước khi hiến máu. Điều đó bao gồm kiểm soát huyết áp, mạch, nhiệt độ cơ thể và nồng độ huyết sắc tố. Ngoài ra máu sẽ được kiểm tra nếu bạn mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B và C hoặc giang mai.

Nhưng hãy cẩn thận, hiến máu không thay thế phân tích thông thường, nó chỉ đóng vai trò là một chỉ số cho thấy chúng ta không mắc phải bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào.

Phát hiện xem bạn có bị thiếu máu không

Xét nghiệm huyết sắc tố được thực hiện như một phần của quy trình hiến trước đó và cho bạn biết nếu bạn bị thiếu máu. Đó là khi bạn không có đủ các tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể.

Biết được bạn thuộc nhóm máu nào

Hiến máu cho biết bạn thuộc nhóm máu nào. Thông tin này có thể hữu ích trong trường hợp tai nạn hoặc trường hợp khẩn cấp khác.

Giúp đốt cháy calo

Như đã đề cập hiến máu có giảm cân không ở phần trên, tuy số calo đốt cháy không nhiều nhưng điều này cũng phần nào cải thiện sức khỏe của bạn.

Hiến máu không chỉ là nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng mà còn mang tới cho người hiến những lợi ích không ngờ về sức khỏe. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn có một số đối tượng không nên hiến máu, trong đó có trường hợp hiến máu khi đang có kinh nguyệt đối với phụ nữ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về các đối tượng nên và không nên đi hiến máu.

Người được chấp nhận hiến máu là người phải có đủ các tiêu chuẩn được quy định cụ thể như sau:

1.1. Tính chất pháp lý

  • Tuổi từ 18 đến 60 tuổi;
  • Hoàn toàn tự nguyện tuyệt đối khi đi hiến máu;
  • Không phải người đang chịu trách nhiệm hình sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Khi đi hiến máu, cá nhân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ có dán ảnh như giấy chứng minh nhân dân hay căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe,...
  • Người đăng ký hiến máu phải tự điền đầy đủ thông tin vào Bảng khai báo hành chính và tình trạng sức khỏe, ký tên xác nhận.

1.2. Tình trạng sức khỏe

  • Lượng máu cho phép được hiến tùy vào cân nặng và thể trạng cơ thể;
  • Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính theo quy định;
  • Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;
  • Huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương không quá cao hay quá thấp;
  • Nhịp tim đều, tần số tim trung bình.

Người được chấp nhận hiến máu phải có huyết áp ổn định, nhịp tim đều

Những đối tượng không thỏa một trong các tiêu chuẩn nêu trên sẽ không được chấp thuận tham gia hiến máu. Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong thông tư số 26/2013/TT-BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu, thì các đối tượng sau cần phải trì hoãn hiến máu gồm:

2.1. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng

  • Khi phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;
  • Khỏi bệnh sau khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm qua đường máu như bệnh sốt rét, giang mai,...
  • Người kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn, hoặc tiêm, truyền máu, các chế phẩm máu và chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;
  • Sau khi sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.

2.2. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng

  • Sau xăm trổ trên da;
  • Sau bấm lỗ tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc tại các vị trí khác của cơ thể;
  • Khi có sự phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu;
  • Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tủy xương, viêm tụy.

2.3. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 04 tuần

  • Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sau: viêm đường tiết niệu, viêm dạ dày ruột, viêm da nhiễm trùng, viêm phế quản, viêm phổi, sởi, ho gà, quai bị, sốt xuất huyết, kiết lỵ, rubella, tả;
  • Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG.

Những người vừa kết thúc đợt tiêm phòng vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG cần trì hoãn hiến máu trong 04 tuần

2.4. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 07 ngày

  • Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sau: cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi họng, đau nửa đầu Migraine, viêm họng;
  • Trước hay sau chu kỳ kinh nguyệt với nữ giới;
  • Tiêm các loại vắc xin theo quy định

2.5. Một số nghề nghiệp và hoạt động đặc thù

Người hiến máu nếu làm một số công việc và thực hiện các hoạt động đặc thù sau đây chỉ được hiến máu trong ngày nghỉ, hoặc chỉ được thực hiện các công việc, hoạt động này sau khi hiến máu ít nhất 12 giờ:

  • Người làm công việc trên cao hoặc dưới độ sâu: Phi công, công nhân làm việc trên cao, lái cần cẩu, người leo núi, thợ mỏ, thủy thủ, thợ lặn;
  • Người vận hành các phương tiện giao thông công cộng: Lái xe buýt, lái tàu hoả, lái tàu thuỷ;
  • Các trường hợp khác: Vận động viên chuyên nghiệp, người vận động và tập luyện nặng.

Các đối tượng không phù hợp với các trường hợp liệt kê trên đây thì quyết định chấp nhận hay từ chối hiến máu là tùy vào thăm khám tại chỗ của các bác sĩ.

Tóm lại, mặc dù nguồn máu là rất quý hiếm, tuy nhiên việc truyền máu cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Chính các nguyên tắc này vừa giúp nâng cao chất lượng máu hiến, góp phần cứu chữa cho người bệnh; đồng thời, cũng giữ sự an toàn về mặt sức khỏe và tính pháp lý cho người truyền máu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề