Đăng ký gói hỗ trợ đợt 3 ở đâu

Cụ thể, đối tượng, mức hỗ trợ, phương thức, nguồn kinh phí, thời gian thực hiện như sau:

Đối tượng hỗ trợ

[1] Thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng đang gặp khó khăn.

[2] Người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn do bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn [bao gồm những trường hợp đang cách ly, đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế không có mặt tại địa phương].

[3] Người phụ thuộc của đối tượng [2] gồm: cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc, sống chung trong một hộ đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn tại thời điểm khảo sát và lập danh sách [bao gồm những trường hợp đang cách ly, đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế không có mặt tại địa phương].

[4] Cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc, sống chung trong một hộ của người đang hưởng lương hưu, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động được doanh nghiệp trả lương của tháng 8 năm 2021 có hoàn cảnh thật sự khó khăn, đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn tại thời điểm khảo sát và lập danh sách [bao gồm những trường hợp đang cách ly, đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế không có mặt tại địa phương].

[5] Người lưu trú trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu dân cư nghèo có hoàn cảnh thật sự khó khăn, trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách và đang có mặt tại địa bàn xã, phường, thị trấn.

* Lưu ý: Không hỗ trợ đối với các trường hợp sau: [1] Người đang hưởng lương hưu; [2] Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động; [3] Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội; [4] Người lao động được doanh nghiệp trả lương của tháng 8 năm 2021.

Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người.

Phương thức hỗ trợ: Chi trả 01 lần cho đối tượng thụ hưởng, chi trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản [tùy theo nhu cầu của người nhận hỗ trợ].

Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện chi hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 [đợt 3] từ ngày 01/10/2021 đến ngày 15/10/2021.

Xem thêm tại Công văn 3181/UBND-VX ngày 25/9/2021.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Bắt đầu từ ngày 1/10, các quận-huyện tại TP.HCM đồng loạt chi tiền hỗ trợ đợt 3 cho những người khó khăn, bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Tuy nhiên, nhiều người dân phản ánh họ thuộc diện khó khăn nhưng không được nhận, trong khi có không ít trường hợp được đánh giá là không thực sự khó khăn nhưng lại được nhận tiền. Có những hoàn cảnh tương đồng nhau nhưng ở địa phương này thì được nhận, còn địa phương khác lại không, dẫn đến những thắc mắc, bức xúc. Cụm từ “thật sự khó khăn” được đề cập trong Nghị quyết 97 của HĐND TP.HCM khi đi vào thực tế lại đang không có một quy chuẩn nào làm căn cứ cho các địa phương trong việc xét duyệt và chi tiền hỗ trợ. 

Nhiều người bức xúc vì con của bạn bè, đồng nghiệp mình ở địa phương khác được nhận hỗ trợ đợt 3 còn con mình thì không

Thiếu sự đồng nhất trong việc áp dụng chính sách

Trong quá trình chi gói hỗ trợ đợt 3 này, điểm thiếu đồng nhất giữa các địa phương và đang gây xôn xao trên nhiều diễn đàn cư dân là việc xét duyệt cho nhóm đối tượng thứ 4 theo quy định tại Nghị quyết 97 của HĐND TP.HCM, đó là: “Cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc, sống chung trong một hộ của người đang hưởng lương hưu, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động được doanh nghiệp trả lương của tháng 8/2021 có hoàn cảnh thật sự khó khăn, đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn tại thời điểm khảo sát và lập danh sách”.

Theo ghi nhận, nhiều phường, xã đã xét duyệt cho hầu hết các em bé trong địa phương, bất kể cha mẹ có thất nghiệp hay bị ảnh hưởng thu nhập do dịch hay không.

Rất nhiều người dân cho biết con em của họ vẫn được nhận hỗ trợ dù cho ba mẹ vẫn có lương và được đóng BHXH

Một người dân ở Phường 10, Quận 6 cho biết: “Chiều hôm trước nghe tổ trưởng gọi điện thoại hỏi bé nhà mình đi làm rồi hay còn đi học. Rồi hỏi nhà mình có ai thất nghiệp, không được nhận lương tháng 8 không? Thì mình nói nhà mình vẫn đi làm, có thu nhập, còn bé thì đang là học sinh. Chiều hôm trước họ gọi thì sáng hôm sau tổ dân phố kêu bé ra nhận. Ở khu phố mình thì không chỉ có con nhà mình mà hầu hết các hộ có con nhỏ quanh đây đều được nhận, ba mẹ còn đi làm thì không được nhưng các bé thì vẫn được xét duyệt”

Một người dân khác ở Phường 4, quận Tân Bình cũng cho biết vợ anh vẫn đi làm, hưởng lương và được đóng BHXH. Bản thân anh tuy thất nghiệp nhưng gia đình có phòng trọ cho thuê và đợt này 2 con của anh đều được nhận tiền hỗ trợ.

“Nhà tôi nhận gói hỗ trợ đợt 3, mỗi người được 1 triệu, tôi và 2 đứa con được nhận. Tôi đi ra lĩnh tiền thì thấy có nhiều anh chị em hàng xóm cũng ra nhận cho họ và con của họ. Ở chỗ tôi hầu như các em bé đều được nhận hết”, một người dân khác ở Phường 4, quận Tân Bình nói.

Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương xét duyệt cho đối tượng là trẻ em trong các gia đình có cha mẹ vẫn có thu nhập, có đóng BHXH như trên thì có địa phương lại không xét duyệt vì bám sát tiêu chí “thật sự khó khăn”. Một số diễn đàn cư dân trên mạng xã hội đã có những thắc mắc và so sánh, tại sao cùng một hoàn cảnh như nhau nhưng con của bạn bè, đồng nghiệp ở phường khác, quận khác thì được nhận, con mình thì không.

Nhiều địa phương đang chi trả đại trà cho đối tượng trẻ em dù cha mẹ có bị thất nghiệp và ảnh hưởng thu nhập do dịch COVID-19 hay không

Chị Trần Thị Ngọc Hòa, người dân khu phố Mỹ Thành, phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức bày tỏ: “Trong gói hỗ trợ đợt 3 này, mấy đứa con em và con của chị gái em đều không được hỗ trợ. Phường Long Thạnh Mỹ nói rằng ba mẹ đã đóng BHXH thì em bé không được hưởng. Nhưng em thấy nhiều nơi vẫn được, không phải phường em mà các phường khác. Em hỏi thì mọi người nói vẫn đóng bảo hiểm xã hội bình thường”.

Trên mạng xã hội đã có một số trường hợp sau khi nhận được tiền hỗ trợ đợt 3 đã đăng tải thông tin dùng số tiền này làm từ thiện hoặc nhường lại cho những người khó khăn hơn. Đây là một hành động tốt đẹp từ phía người dân nhưng qua đó cũng cho thấy bất cập trong việc chi hỗ trợ: người không có nhu cầu lại được nhận trong khi vẫn còn rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ này.

Việc chi đại trà của nhiều phường cũng khiến không ít người đặt vấn đề việc nuôi con là trách nhiệm của cha mẹ, vậy tại sao cha mẹ vẫn đang có thu nhập thì các con lại được nhận hỗ trợ? Điều này liệu có hợp lý và phù hợp với tiêu chí “thực sự khó khăn” hay chưa?

Người dân quận Gò Vấp đi nhận gói hỗ trợ đợt 3.

Tiêu chí “thực sự khó khăn” đang bất cập

Tiêu chí “thực sự khó khăn” đang làm khó cho nhiều tổ trưởng tổ dân phố hay trưởng khu phố khi ghi nhận danh sách hỗ trợ đợt 3, bởi nhiều người dân cho rằng hoàn cảnh của mình là thực sự khó khăn. Có người đã hỏi cán bộ địa phương:“Nhà tôi trước bán quán ăn lớn thì đóng thuế cao hơn nhiều so với người bán hàng rong, vậy vì sao nay tôi khó khăn tôi lại không được nhận hỗ trợ?” hoặc “Nhà tôi đang ở là do ba mẹ ngày xưa để lại nhưng chỉ có thế, còn thật sự cả gia đình thất nghiệp, không có thu nhập gần nửa năm nay, sao lại nói tôi không khó khăn? Như thế nào mới là khó khăn?”.

Bà Hoàng Thị Thanh Nga - trưởng khu phố 13, Phường 3, quận Gò Vấp chia sẻ khi đi làm công tác này, bà và các tổ trưởng tổ dân phố phải rất vất vả để giải thích và thuyết phục người dân.

Nhiều người dân sau khi nhận tiền hỗ trợ thì đăng tải làm từ thiện hoặc trao tặng lại cho người khó khăn hơn

“Văn bản đưa xuống thì chúng tôi đều gửi vào các group tổ dân phố để cho nhân dân nắm. Nhưng vấn đề là người dân nói “Văn bản thay đổi và nội dung khó hiểu, tại sao tôi cũng khó khăn, tôi cũng mất việc, tôi cũng phải ở trong nhà suốt mà tôi không được hưởng". Nhiều hộ nói mình khó khăn, là do tổ trưởng không ghi cho tôi chứ không phải diện nhà tôi không được. Thực sự tổ dân phố phải trả lời rất mệt”, bà Hoàng Thị Thanh Nga chia sẻ. 

Các trưởng khu phố, tổ dân phố rất vất vả khi đi lập danh sách và giải thích chính sách cho người dân

Rõ ràng, cần có những giải thích cụ thể về tiêu chí thế nào là người có hoàn cảnh "thực sự khó khăn" mà Nghị quyết 97 của HĐND TP.HCM đưa ra để người dân và địa phương cùng hiểu và thực hiện thống nhất, tránh tình trạng ai muốn hiểu như thế nào cũng được. Trong khi chưa có được các tiêu chí cụ thể này thì nhiều người dân đề nghị các địa phương nên công khai danh sách trước khi tiến hành chi trả để mọi người cùng giám sát, theo dõi, bởi người dân sẽ hiểu và nắm rõ hoàn cảnh của những người hàng xóm xung quanh mình.

Với gói hỗ trợ đợt 3 này, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng đã yêu cầu các địa phương phải công khai danh sách qua các kênh thông tin và niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, khu dân cư. Tuy nhiên hiện vẫn rất ít địa phương công khai danh sách này./.

Video liên quan

Chủ Đề