Sự kiên định là gì

Bài làm

Thành công thật sự của một con người không phải được đánh giá qua địa vị, danh tiếng của họ, mà là qua quá trình người đó đã chinh phục những thử thách như thế nào để đạt được mục đích và vươn đến thành công”

Trong cuộc sống, mỗi con người đều phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách mới thành công. Có những người dễ dàng đầu hàng hoàn cảnh, nhưng lại có những người luôn ngẩng cao đầu đối diện với mọi hoàn cảnh. Sự khác biệt giữa họ chính là: sự kiên định – yếu tố quan trọng tạo nên thành công.

Kiên định là sự kiên trì, trước sau như một, quyết tâm giữ vững lập trường của mình, là sự vững vàng mà bạn cần có trong mọi hoàn cảnh. Những người kiên định luôn giải quyết mọi vấn đề một cách dứt khoát, bất chấp mọi trở ngại lúc nào cũng sẵn sàng cản bước chân bạn, tiếp tục tiến bước cho đến khi nào đạt được những mục tiêu của đời mình. Vì vậy mà họ thường thành công trong cuộc sống. Nhưng kiên định không có nghĩa là bướng bỉnh, bảo thủ chỉ biết cố giữ ý kiến của mình, không cần biết đúng sai. Kiên định là một mặt vừa phải tự tin vào mình, biết xây dựng niềm tin trong công việc, một mặt cũng biết lường trước những khó khăn để nếu nó đến cũng không bất ngờ và có ngay giải pháp hoặc cách phục.

Cuộc sống vốn là một chặng hành trình nhiều ngã rẽ với đầy chông gai gian khổ, có những lúc ta phải tự mình lựa chọn hướng đi đúng trong vô số những con đường khác nhau. Ta không thể chỉ dựa vào lời nói của những người xung quanh hay sự may mắn vì không một ai chỉ gặp toàn những điều may mắn trong cuộc đời. Những lúc ấy, sự kiên định là vô cùng cần thiết để tiến đến thành công. Sự kiên định sẽ giúp con người có thể vượt qua bất cứ khó khăn, bất cứ sự thất bại nào. Không phải ngẫu nhiên người ta khẳng định “Trong cái rủi có cái may, Thất bại là mẹ thành công. Hãy kiên định rồi thành công sẽ đến với bạn.” Chính lòng kiên định sẽ giúp ta toàn tâm toàn ý giải quyết mọi vấn đề một cách dứt khoát, bất chấp mọi trở ngại lúc nào cũng sẵn sàng cản bước chân ta. Khả năng dám đối mặt với những khó khăn để vượt qua và theo đuổi mục đích của đời mình sẽ phát huy sức mạnh tiềm ẩn bên trong mỗi con người, đưa ta luôn tiến về phía trước và thành công. Cũng chính nhờ sự kiên định đi theo con đường XHCN mà nước Việt Nam ta mới có ngày hôm nay. Người có tính kiên định không chỉ có thể đạt được kết quả như mình mong muốn mà còn luôn được những đồng nghiệp và mọi người quý trọng, tin tưởng.

Dù vậy vẫn còn những con người không có tính kiên định, không có quyết tâm, không tự tin vào bản thân nên không giữ vững chính kiến, hay thay đổi thấy ai nói gì cũng theo. Cũng như anh thợ cày trong “Đẽo cày giữa đường”, họ vừa tự đánh mất cơ hội thành công của bản thân vừa không được mọi người tin cậy. Vì thế, có thể  nói: Ai không có tính kiên định, người đó không nên nghĩ đến thành công.

Nói như vậy để thêm một lần nữa khẳng định, nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc, bạn phải rèn luyện cho mình tính kiên định. Kiên định đó là trạng thái nhận thức của bạn vì thế hoàn toàn có thể rèn luyện được bằng cách xác định cho mình mục tiêu, monh muốn, phải có nhận thức độc lập, không chịu ảnh hưởng từ mọi người xung quanh, đồng thời phải có kế hoạch rõ ràng. Như vậy ta đã bước đầu đến thành công.

Trong cuộc sống ai ai cũng mong muốn mình thành công. Thế nên mỗi chúng ta phải rèn luyện cho mình tính kiên định vì chính nó là chìa khoá mở cánh cửa thành công.

Kiên định là chúng ta phải vững vàng tiến bước luôn theo đuổi mục đích,không từ bỏ hi vọng của mình và tìm cách để giải quyết, trước sau như một dám đối diện với những thử thách khó khăn thì cuối cùng khó khăn đó cũng sẽ bị khuất phục bỡibạn,chính sự kiên định sẽ giúp bạn giải quyết mọi việc một cách dứt khoác và đạt được mục tiêu,sự kiên định đó là sự bảo vệ cho bạn khi gặp những điều không may khi bạn gặp phải. Trên thực tế kiên định không phải thứ gì đó xa xôi mà bạn khó với, bản chất nó rất dễ gần. Đức tính này có thể có được từ sự rèn luyện cùng với những thử thách thực tế trong cuộc sống. Hoàn cảnh chính là thứ giúp bạn được học tập được đức tính này, người nào càng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống người đó càng có cơ hội tiếp xúc với sự kiên định. 

Các bí quyết đúc kết từ các lãnh đạo giúp bạn xây dựng tính “Kiên định”.

Rời bỏ vùng an toàn

Rời bỏ vùng an toàn nghĩa là bạn phải liên tục thúc đẩy bản thân làm việc cao hơn mức năng lực hiện tại một chút; ví dụ bạn muốn giỏi bóng bàn, bạn cần tập phản xạ với những đường bóng ngày càng nhanh và khó đoán.

Buộc bản thân đối mặt với những tình huống bên ngoài vùng an toàn sẽ giúp bạn xây dựng khả năng chịu đựng nghịch cảnh, từ đó giúp bạn nhận thức rõ hơn những điểm bản thân cần cải thiện.

Tấm gương điển hình cho cách làm này là Warren Buffet. Vốn là một người khiếp sợ việc phải nói chuyện trước đám đông, ông quyết tâm thay đổi khi tham gia khóa đào tạo về giao tiếp của Dale Carnegie. Sau đó, ông đảm nhận công việc của một giáo sư, nơi ông liên tiếp thúc đẩy bản thân phải diễn thuyết.

Xây dựng kỷ luật bản thân

“Kiên định” là nghệ thuât ép mình thực hiện điều ngược lại với mong muốn của bản thân. Ở đây, kỷ luật chính là yêu tố chủ đạo giúp bạn thực hành “kiên định” trong lối sống mỗi ngày.

Cách đơn giản nhất để bắt đầu là vượt qua các thử thách về thể chất, chạy vài dặm mỗi ngày có tác động đặc biệt tốt khi nó khiến bạn phải ra ngoài lúc trời còn tối, quá lạnh, quá nóng hay còn quá sớm. Tiếp tục giấc ngủ ngon trên giường chắn chắn là chọn lựa dễ chịu hơn rất nhiều, nhưng ép bản thân làm điều ngược lại mỗi ngày sẽ xây dựng sự “Kiên định” cần có để thành công.

Thay đổi tư duy

Cách phản ứng với mọi thứ xảy ra xung quanh góp phần định hình cuộc sống của chúng ta.

Thử hình dung bạn dành nhiều tuần liền để chuẩn bị một bản đề xuất chi tiết, bỏ ra hàng giờ để luyện tập cách trình bày sao cho hấp dẫn nhất, chỉ để nhận ra mình bị từ chối một cách phũ phàng. Đến đây bạn sẽ có 2 cách phản ứng: 1] Đổ lỗi cho cuộc chơi không công bằng và bỏ cuộc. 2] Ra sức tìm hiểu tại sao mình thất bại và đào sâu vào bài học từ trải nghiệm vừa qua.

Tư duy cấp tiến, nền tảng của tính kiên định, cho rằng mỗi mất mát là một bước tiến đến gần mục tiêu lớn hơn và mọi thất bại là một cơ hội để học hỏi, cải thiện chính mình.

Biết khi nào thì nên bỏ cuộc

Đây là một nghịch lý, “Kiên định” nghĩa là không bao giờ bỏ cuộc; tuy nhiên các doanh nhân thông minh cần biết khi nào thì nên ngừng lại.

Thường thì sự kiên định sẽ mất tác dụng nếu tầm nhìn quá hạn hẹp, nếu bạn cố gắng bằng mọi giá để gia tăng doanh số, bạn sẽ dễ dàng bỏ sót những dữ kiện cho thấy thị trường đang tăng trưởng theo hướng ngược lại, điều này dẫn đến việc rơi vào vòng luẩn quẩn mà không thực sự mang lại kết quả đáng kể nào.

Một cá nhân đối mặt với sự kiên định và chạy theo nó cũng rất khó khăn, huống gì đến một doanh nghiệp. Các chuỗi sự kiện hay 1 avans  đều cần đc giải quyết sẽ liên tục được xảy ra và diễn biến phức tạm, vì vậy càng đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên định trong cách hành xử để có một kết quả tốt đẹp nhất. 
  Người đăng: chiu Time: 2021-08-15 12:44:19

Nhiều phóng sự thực tế nói về doanh nhân thành đạt và họ đã chia sẻ về con đường thành công của mình. Trong đó yếu tố “kiên định” là điều không thể bỏ qua trong mỗi cuộc phỏng vấn hay ghi hình. Vậy định nghĩa kiên định là gì? Có bí quyết nào để giúp bạn trở thành người kiên định hay không đang được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng jobpro.com cùng nhau tìm hiểu loạt vấn đề đó qua bài viết dưới đây nhé

Khái niệm kiên định

Kiên định là gì

Bạn thấy rằng điều hạnh phúc nhất của con người chúng ta đó là biết mục tiêu của mình là gì? Chúng ta sống để làm gì và chí hướng cụ thể ra sao. Nhưng cũng có một thực tế rằng hầu hết ai cũng có được điều đó nhưng lại không mấy người có hạnh phúc?

Xem thêm: Khuyết điểm là gì? 

Đó cũng chính là vấn đề mà nhiều người không ngừng quan tâm đến, muốn truy tìm câu trả lời và xác định lại chí hướng cho bản thân mình. Trong mỗi chúng ta tất nhiên sẽ đều có ước mơ nhưng có được mấy người đạt được ước mơ ấy. Chỉ có những người đạt ước mơ chính họ mới là người thành công trong công việc, còn lại những người khác thì không

Ngoài năng lực chuyên môn cùng với những kỹ năng vốn của của bản thân mình, mỗi người cần có sự kiên định mới có thể đạt được điều mà mình mong muốn. Vậy kiên định là gì?

Kiên định chính là một đức tính đáng khen của con người, đó là sự thể hiện của sự vững tâm, quyết liệt theo đuổi đến cùng và có ý chí vươn lên trong công việc. Nhiều người thường lầm tưởng nó với sự cố chấp nên đã dẫn đến kết quả không như mong muốn

Người thành công đều sở hữu tố chất này và hãy học hỏi bí quyết từ họ qua những nội dung được trình bày dưới đây nhé

Bí quyết giúp bạn trở thành một người kiên định

Bí quyết

Trên thực tế, kiên định không phải thứ gì đó quá khó khăn hay quá sức đối với bạn, bản chất nó thật sự rất dễ gần. Đức tính này có thể có được từ sự rèn luyện cùng với những thử thách, những trải nghiệm trong cuộc sống. Hoàn cảnh chính là thứ giúp bạn học tập được đức tính này, người nào càng gặp được nhiều khó khăn, mệt mỏi trong cuộc sống thì người đó càng có cơ hội tiếp xúc với sự kiên định

Vậy hãy cùng xem những bí quyết được chia sẻ từ người thành công để học tập ngay nhé

1.Vượt qua rào chắn an toàn để đón nhận thử thách

Nếu một người cứ nằm mãi trong vùng xanh, vùng an toàn thì chắc chắn họ sẽ không có sự tiến bộ, họ sẽ chẳng thể khám phá bản than xem ngoài khả năng đó của mình còn có thể làm gì khác

Thử tưởng tượng bạn là một người nhân viên khác trong phòng, bạn thì chuyên làm một nhiệm vụ và thường chối khéo léo những yêu cầu từ cấp trên nhưng một nhân viên khác lại muốn thử sức bản thân để khám phá và học hỏi nhiều hơn. Vậy chắc chắn người đó sẽ có tác dụng hơn bạn và người đó thì cấp trên sẽ ưu tiên hơn bạn

Những biểu hiện tiêu biểu  cho việc rời khỏi vùng an toàn có thể bạn chưa biết đến, đó là:

-Nhận về những thử thách mới khó khăn hơn

-Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa do công ty, doanh nghiệp tổ chức

-Đặt ra mục tiêu về doanh số và ép bản thân phải đạt được nó

-…

2.Tạo tính kỷ luật trong khi thực hiện mục tiêu

Kiên định chính là một hình dạng kỷ luật mang tính đanh thép mà không phải bất cứ ai cũng có thể làm được. Nhờ tính kỷ luật mà bạn mới có thể đạt được kết quả như mong muốn

Ban đầu khi mới bước vào hành trình hình thành và xây dựng kiên định, bạn hãy vượt qua những thử thách đơn giản trước nhé. Ví dụ thay đổi thói quen như là cố gắng dậy sớm hơn mọi ngày, hay tập chạy bộ với quãng đường dài hơn…

Những người đang muốn trở thành người kiên định thì có thể tham khảo theo cách này:

-Đặt ra mục tiêu cụ thể dù đó là việc nhỏ nhặt nhất

-Thành lập ra một quỹ thời gian biểu cho bản thân, trong đó ưu tiên đưa các việc làm để đạt được mục tiêu

-Nếu sợ quên hãy dán giấy xung quanh tường và nơi bàn học hay bàn làm việc để nó nhắc nhở bạn mỗi ngày

-Chỉ hứa khi mình có thể làm được và có khả năng thực hiện được nhé

-Khi hoàn thành nhiệm vụ nhỏ nào đó thì hãy tự thưởng cho bản thân một thứ gì đó

3.Cần thay đổi tư duy để đón nhận thành công

Tư duy rất quan trọng đến việc bạn có trở thành một người kiên định hay không. Thường xuyên bỏ vào tai những ý kiến hay những vấn đề xảy ra xung quanh sẽ khiến bạn bị ảnh hưởng hoặc bị tác động suy nghĩ về việc đó

Trong trường hợp, bạn dành cả tháng trời để tập trung cho bản dự án lớn do công công ty đề suất ra, tuy nhiên đến khi trình sếp thì lại nhận một câu từ chối trước mặt. Ở thời điểm đó thì bạn có suy nghĩ gì? Đổ lỗi cho cuộc chơi không có tính công bằng hay tự tìm sai sót trong bản kế hoạch dự án đó của mình?

Chúc mừng nếu bạn đang tư duy theo cách thứ hai, bởi vì sự thất bại sẽ đem đến chọ bạn những bài học đắt giá nhất, đó cũng là nền tảng để tạo lập nên sự kiên định trong con người bạn

Với hình thức thay đổi tư duy này thì bạn hãy cố gắng thực hiện theo những cách sau đây nếu muốn thành công:

Dành thời gian cho bản thân thay đổi

Để thay đổi một thói quen là một điều không hề dễ, vì vậy chẳng ai có thể làm trong ngày một ngày hai mà cần phải là một quá trình thực tế. Hãy dành một khoảng thời gian nhất định để cho phép bản thân phải thay đổi, giống như việc bạn bị gia hạn phải làm việc gì đó và phải hoàn thành nó

Tất nhiên bạn sẽ không phải thay đổi hàng loạt giống như các cuộc cải cách mà bạn có thể thay đổi từng thói quen và đặt ra khoảng thời gian cụ thể cho nó. Thông thường sẽ mất khoảng thời gian đó là từ 3 – 4 tuần kiên trì để biến thay đổi thành thói quen. Vậy nên hãy cố gắng bởi đó cũng là quãng thời gian không quá dài để có thể giúp bạn vượt qua chính mình và tiến bộ hơn

Nên thiết lập ranh giới cho các mối quan hệ

Bạn nghĩ các mối quan hệ không ảnh hưởng đến sự kiên định và những thay đổi của mình ư? Điều đó hoàn toàn sai lầm nhé

Ranh giới của các mối quan hệ chính là điều mà một người đang thay đổi phải suy nghĩ đến. Bạn có trở nên kiên định được hay không cũng là nhờ vào sự thiết lập ranh giới này

Vì vậy khi nhận về cho mình một nhiệm vụ hay một lời hứa nào đó, hãy chắc chắn rằng nó hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn hoặc nếu không thì cố gắng có thể khiến bạn hoàn thành nó. Đừng có nghĩ vì sĩ diện hay một lý do nào đó không có tính thuyết phục mà ôm về mình và gật đầu đồng ý một cách dễ dàng chắc chắn người chịu trận sẽ là bạn

Bạn hoàn toàn có quyền không nghe điện thoại của cấp trên khi đang đi ăn tối hoặc đang đi chơi với gia đình. Điện thoại hãy để ở nơi khác và thư giãn với người thân trong tâm thế thoải mái nhất

Hoặc để đạt được kết quả tốt hơn trong công việc thì bạn hãy thiết lập ra những tiêu chí cố định và nguyên tắc cho riêng mình rồi áp dụng theo nó. Ví dụ trước khi về kiểm tra lại báo cáo và rà soát lại các đầu việc theo kế hoạch để đảm bảo bạn đã hoàn thành xong công việc của mình. Thao tác đó phải được áp dụng thường xuyên đến khi thành thói quen rồi thì bạn sẽ hạn chế được những sai sót không đáng có

Tạo thành kiên cố từ trong suy nghĩ

Sự kiên định là điều không dễ dàng có được, với một sự việc bạn không hề thích nhưng có chỉ thị từ sếp bạn vẫn phải làm, không những vậy còn phải làm thật tốt để có được sự tín nhiệm

Vậy yếu tố nào giúp bạn đạt được điều đó? Chẳng phải là tính kiên định hay sao?

Để có được sự kiên định bạn cần phải phân biệt được đâu là chính nghĩa và đâu là cám dỗ trong cuộc sống lẫn cả công việc

Ví dụ đơn giản: Bạn đang muốn giảm cân để lấy lại vóc dáng, khi thấy đồ ăn ngon bạn có thể rất thèm và muốn ăn, nhiều người sẽ không nhịn nổi cơn thèm và sao đó ăn uống tẹt ga, vậy bạn có hành xử như vậy không? Quyết định đúng đắn chính là sự kiên định, lựa chọn không ăn sẽ giúp bạn nối tiếp con đường dẫn đến mục tiêu, nếu bạn ăn đồng nghĩa là bạn đã trở về mốc ban đầu

Đi ngủ sớm cũng là một vấn đề mà bạn cần đề ý, việc thức khuya sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của bạn, dẫn đến việc bạn tiếp nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực hơn

Vậy nên hãy tự bảo vệ những chứng kiến của mình khi có thể thay đổi. Tránh xa những tác động bên ngoài để chúng không cản trở đến mục tiêu lớn của mình nhé

Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu

Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực

Bạn có biết những suy nghĩ tiêu cực thường xuất hiện trong đầu giống như liều thuốc độc giết hại bạn từ từ? Nếu không giải phóng chúng ra khỏi đầu thì bạn sẽ chẳng thể với tới sự kiên định như mục tiêu đặt ra

Trước khi làm việc gì đó hãy tỉnh táo và suy nghĩ lại xem bạn có thể làm hay là không, điều đó phải là thử thách để bản thân của mình được tốt hơn hay không và đưa ra quyết định

Tất cả mọi sự việc, hiện tượng mà bạn nhìn thấy cần suy nghĩ chúng theo chiều hướng tích cực để những lý lẽ tiêu cực đó không có chỗ xen vào trong đầu bạn. Hãy nghĩ đến kết quả trước khi hành xử bởi vì nó sẽ giúp bạn nhìn nhận được sự việc đúng đắn hơn

4. Dừng lại đúng lúc cũng là bí quyết tạo nên sự kiên định

Kiên định chính là không bao giờ bỏ cuộc, thế nhưng nếu không linh hoạt bạn sẽ cố chấp đi theo cái định lý muôn thuở này bởi vì những thứ mình đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể nào có được thì hãy dừng lại

Đó là cách mà những người thông minh và người thành công họ thường xuyên sử dụng. Sự kiên định chỉ phát huy tốt nhất ở những người có tầm nhìn xa trông rộng. Bạn không thể bảo thủ dựa vào cái định lý của sự kiên định bởi vì nó cũng sẽ có những trường hợp ngoại lệ, cái chính là bạn có thể phân biệt được những trường hợp đó hay là không

Ranh giới của sự kiên định và cố chấp hay bảo thủ rất mỏng manh và người đó phải đủ tỉnh táo, đủ thông minh thì mới có thể nhận ra được điều này. Suy xét mọi việc trước khi hành động, tính toán khả năng mình có thể thực hiện và dự đoán kết quả của nó là gì chắc chắn khiến bạn sẽ thành công hơn. Nhiều khi cố chấp chỉ khiến bạn không những mất thời gian mà còn mất công sức, vậy nên hãy biết tự dừng lại đúng lúc để dành thời gian tối ưu cho những kế hoạch tiếp theo nhé

Một cá nhân đối mặt với sự kiên định và chạy theo nó cũng rất khó khăn, huống gì đến một doanh nghiệp. Các chuỗi sự kiện hau evens đề cần được giải quyết sẽ liên tục được xảy ra và diễn biến phức tạp, vì vậy càng đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên định trong cách hành xử để có một kết quả tốt đẹp nhất

Xem thêm: Ưu điểm đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống?

Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về kiên định. Qua đó hiểu rõ bản chất kiên định là gì và bí quyết giúp bạn trở thành được một công người kiên định trong cuộc sống. Hy vọng jobpro.com đã đem đến bạn những tâm sự hữu ích, đánh thức con người thật và có thể đồng hành cùng bạn trên suốt chặng đường chinh phục sự nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề