Dân số động có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế nước ta

Số 6 - 2018

DÂN SỐ VỚI PHÁT TRIỂN- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

01/06/2018

Xem cỡ chữ
Việt Nam xác định, phát triển bền vững là mục tiêu chiến lược của quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, trọng tâm của chính sách dân số cần phải thay đổi thích ứng với bối cảnh phát triển mới, như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển việc làm có giá trị cao để tận dụng cơ cấu “dân số vàng”; phát triển hệ thống giáo dục và y tế phù hợp với cơ cấu dân số thay đổi mạnh mẽ; dân số già và an sinh xã hội; mất cân bằng giới tính khi sinh và hệ lụy; di dân và chất lượng cuộc sống... Nói cách khác, yếu tố dân số cần phải được giải quyết trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững, vì dân số vừa là động lực tạo ra phát triển, vừa là đối tượng thụ hưởng sự phát triển để kiến tạo xã hội phát triển ở trình độ cao hơn. Việc chuyển đổi trọng tâm của chính sách dân số, từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển đã được triển khai thực hiện trong thời gian qua và thu được thành quả đáng ghi nhận, tuy nhiên cần tiếp tục đẩy mạnh trên các khía cạnh chủ yếu sau đây:

Bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật về dân số

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước về “xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” [ký ngày 29/7/1980, phê chuẩn ngày 19/3/1982]. Điểm e, khoản 1, điều 16 của Công ước này ghi rõ: “Quyền tự do và trách nhiệm như nhau khi quyết định về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục và các biện pháp để thực hiện những quyền này”. Năm 1994, tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, tại Cai-rô [Ai Cập] Việt Nam cũng ký “Chương trình hành động Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển”. Điều 12 Hiến pháp [sửa đổi, năm 2013] ghi rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…”. Trong những năm gần đây, hàng chục vạn người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Con số này sẽ tăng lên trong quá trình hội nhập, do đó cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật về dân số phù hợp Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và luật pháp quốc tế.

Lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển

Quy mô, cơ cấu phân bố dân số đã và đang có xu hướng biến đổi nhanh. Để bảo đảm nguyên tắc con người là trung tâm của phát triển, để kế hoạch có tính thực tiễn, hiệu quả cao thì phải tiến hành dự báo dân số và tính đến yếu tố dân số trong kế hoạch hóa phát triển. Trong đó, trọng tâm là kế hoạch hóa lao động - việc làm, tận dụng cơ cấu “dân số vàng”, kế hoạch hóa giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kế hoạch hóa y tế, đặc biệt chú ý đến cơ cấu dân số theo tuổi biến đổi nhanh. Đồng thời cần xây dựng hệ thống số liệu dân số đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số. Do dân số biến đổi nhanh và phức tạp, như di dân, việc xây dựng hệ thống số liệu dân số đầy đủ, kịp thời, chính xác và dự báo đáng tin cậy là cơ sở không thể thiếu cho việc lồng ghép biến dân số vào kế hoạch phát triển

Thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số và phát triển

Những vấn đề dân số và phát triển, như: [1] Cơ cấu dân số thay đổi nhanh và đã hình thành cơ cấu “dân số vàng”, [2] Già hóa dân số, [3] Mất cân bằng giới tính khi sinh, [4] Di dân, đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, [5] Tác động kinh tế - xã hội trong thời kỳ mức sinh thấp, gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân vv..là những vấn đề mới xuất hiện ở Việt Nam. Vì vậy, cần được thông tin, giáo dục, tuyên truyền không chỉ cho người dân mà đặc biệt cần thiết đối với cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị và các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành.

Bên cạnh đó, một số vấn đề được nêu trong Chương trình hành động tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển [năm 1994, Cai-rô, Ai Cập] cần tiếp tục được nghiên cứu và dự báo để có sự thích ứng phù hợp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Cụ thể là một số vấn đề sau:

Đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia có dân số lớn

Một trong những mục tiêu hàng đầu của Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc [năm 2003] là xóa bỏ tình trạng nghèo và đói cùng cực của con người thì an ninh lương thực của Việt Nam hiện đang được bảo đảm. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức như diện tích đất trồng lúa bình quân đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới nhưng do phải tiến hành công nghiệp hóa nên diện tích đất trồng lúa giảm mạnh. Theo tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia “có nguy cơ cực lớn” do các tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, 5,3% tổng diện tích đất cả nước có thể bị ngập lụt, trong khi dân số vẫn tiếp tục tăng, sẽ đạt khoảng 100 triệu vào năm 2025 và gần 110 triệu vào giữa thế kỷ XXI. Tổng cầu về lương thực ngày càng lớn, trong khi đó tổng cung bị đe dọa bởi thu hẹp diện tích, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dịch bệnh.

Trong thời kỳ “dân số vàng”, mức sinh thấp, do đó, ở phạm vi hộ gia đình, số con của mỗi cặp vợ chồng ít và trên phạm vi toàn quốc, áp lực dân số lên hệ thống giáo dục phổ thông quốc gia giảm mạnh: quy mô dân số độ tuổi đi học [từ 5 - 24 tuổi] đã giảm, từ hơn 33,2 triệu người năm 1999 xuống còn khoảng triệu 29,5 triệu năm 2013. Kết quả này tạo thuận lợi to lớn cho gia đình và xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo cho thế hệ trẻ, thể hiện ở các thành tựu sau: Tỷ lệ nhập học tăng lên, chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ nữ đi học đã tăng lên, ngang bằng với nam giới, góp phần nâng cao vị thế phụ nữ và thực hiện tốt bình đẳng giới. Điều này sẽ tạo điều kiện để phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm

Đặc điểm nổi bật của dân số trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” là cả số lượng và tỷ lệ dân số có khả năng lao động [từ 15 - 64 tuổi] tăng lên trong 20 năm [1999 - 2019]. Đến năm 2019, tỷ lệ này đạt cực đại, chiếm tới gần 70% tổng dân số. Năm 2013, Việt Nam có 90 triệu dân. Nếu tỷ lệ người trong độ tuổi lao động như năm 1979, tức là chỉ có 52,7% thì chỉ có 47,0 triệu lao động, thực tế là 62,1 triệu, tăng hơn 15 triệu người hay gần 30% so với số liệu giả định. Đây là dư lợi lớn của “dân số vàng” cho tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, khoảng nửa dân số trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi ngành, nghề.Tuy nhiên, lao động đông và tăng nhanh cũng tạo ra thách thức về: [1] Việc làm [2] Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho hàng chục triệu lao động, đặc biệt là khi tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật [bằng sơ cấp trở lên] hiện còn rất thấp và mất cân đối.

Xây dựng xã hội thích ứng với dân số già

Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy: 72,5% người cao tuổi sống ở nông thôn. Trong số người cao tuổi, chỉ có khoảng 16% - 17% hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước. Như vậy, còn trên 70% người cao tuổi hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm phòng khi bất trắc.

Theo Điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2011 có tới 56% người cao tuổi có sức khỏe yếu và rất yếu; trung bình mỗi người 2,7 bệnh. Trong bối cảnh con ít và con cái di cư, sống xa cha mẹ, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi càng trở thành vấn đề lớn. Bên cạnh đó, sự khác biệt thế hệ là rất lớn. Nếu không giải quyết tốt sẽ nảy sinh mâu thuẫn và xung đột thế hệ. Tuy nhiên, sự chuẩn bị cho một xã hội có dân số già dường như còn đơn sơ cả về phương diện chính sách, luật pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tâm lý xã hội.

Giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh

Sự mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh thuộc loại mất cân bằng vật chất - nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, tất yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, như khó khăn trong việc kết hôn; nguy cơ lan rộng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, do “thừa” nam, “thiếu” nữ nên nam giới không thể kết hôn hoặc kết hôn muộn, vì vậy, tình trạng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân tăng lên, mại dâm khó kiểm soát, du lịch tình dục phát triển; gia tăng tội phạm xã hội do khan hiếm phụ nữ nên xảy ra nạn lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, mại dâm,... Hoặc phụ nữ có thể bị ép buộc sinh thêm con, phá thai nhi gái, bất chấp sức khỏe và tính mạng, bị ngược đãi, phụ tình, ruồng bỏ khi không sinh được con trai.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người di cư

Người di cư có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế ở nơi đến, xóa đói, giảm nghèo ở nơi đi nhưng họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như khó khăn về nhà ở. Nhu cầu nhà ở của dòng người nhập cư rất lớn. Năm 2009, cả nước có gần 1,8 triệu sinh viên, vượt quá khả năng cung cấp chỗ ở của các khu ký túc xá. Bên cạnh đó, hàng triệu lao động nhập cư được thu hút vào các khu công nghiệp và trên 90% số này phải thuê nhà trọ, chỉ khoảng 5% - 7% là được sống trong các nhà ở do doanh nghiệp xây dựng đàng hoàng, sạch đẹp. Số người đăng ký hộ khẩu nơi này, cư trú nơi khác ngày càng lớn. Đối với người di cư chỉ có đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu sẽ gặp khó khăn, bởi hiện nay trong tổng số 676 văn bản có liên quan đến Luật Cư trú được các bộ, ngành và địa phương rà soát, trong đó xác định có 110 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ cho phù hợp với những quy định mới của Luật Cư trú, 154 văn bản hết hiệu lực thi hành từ thời điểm Luật Cư trú có hiệu lực. Như vậy, nếu sửa đổi được 110 văn bản và bãi bỏ được 154 văn bản hết hiệu lực thì vẫn còn hàng trăm văn bản liên quan đến Luật Cư trú. Vì thế, những người không hộ khẩu sẽ gặp khó khăn về nhà ở, học tập, học nghề, chữa bệnh và các giao dịch dân sự khác.
Nâng cao chất lượng dân số và chất lượng dân số đầu đời

Theo Pháp lệnh Dân số năm 2003, “chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”. Còn trong các văn bản của Đảng và Nhà nước thì thường sử dụng “chỉ số phát triển con người” [Human Development Index - HDI] như là thước đo về chất lượng dân số.

Chất lượng dân số của nước ta thông qua thước đo HDI đã không ngừng tăng qua các năm: từ 0,463 năm 1980 đã đạt 0,629 vào năm 2010 và được xếp vào mức trung bình. Tuy nhiên, so với thế giới, HDI của Việt Nam, năm 2010 xếp thứ 113 trong số 169 nước so sánh.

Việc chuyển trọng tâm chính sách từ dân số-kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển là hướng đi phù hợp với sự biến đổi của thực tế xã hội. Nhìn nhận được những vấn đề đặt ra trong giai đoạn chuyển đổi này sẽ giúp quá trình chuyển đổi đạt được những thành công mới.

Nguyễn Nguyên Hồng

Các tin khác

  • KINH TẾ XANH TẠO 24 TRIỆU VIỆC LÀM MỚI
  • CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI ĐÃ TỪNG SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT?
  • HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG PHỤ NỮ ASEAN LẦN THỨ 3: AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI, HƯỚNG TỚI TẦM NHÌN ASEAN 2025
  • VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH Ở VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI
  • CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM

  • Tạp chí DS&PT năm 2018
    • TC DS&PT 2018 - Số 1
    • TC DS&PT 2018 - Số 2
    • TC DS&PT 2018 - Số 3
    • TC DS&PT 2018 - Số 4
    • TC DS&PT 2018 - Số 5
    • TC DS&PT 2018 - Số 6
    • TC DS&PT 2018 - Số 7
    • TC DS&PT 2018 - Số 8
    • TC DS&PT 2018 - Số 9
  • Tạp chí DS&PT năm 2019
    • TC DS&PT 2019 - Số 1
    • TC DS&PT 2019 - Số 2
    • TC DS&PT 2019 - Số 3
    • TC DS&PT 2019 - Số 4
    • TC DS&PT 2019 - Số 5

Thực trạng dân số Việt Nam và ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số

02/06/2015

Quy mô dân số:Theo Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam đến 1/4/2013 ước tính là 89,5 triệu người [tăng 952.131 người so với 1/4/2012]. Vào tháng 11/2013 dân số Việt Nam đã đạt 90 triệu người, là nước đông dân thứ 3 ở ASEAN [sau Inđônêxia và Philippin] và thứ 8 trong khu vực châu Á và 13 trên thế giới.

Đây là tiềm năng to lớn về nguồn lực con người để phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Dân số thành thị của Việt Nam là 28,9 triệu người, chiếm 32,3%; dân số nông thôn là 60,6 triệu người, chiếm 67,7%. Với 20,4 triệu người, Đồng bằng sông Hồng là vùng có quy mô dân số lớn nhất, chiếm 22,8%, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung [19,3 triệu người] chiếm 21,5%, Tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất [5,5 triệu người] chỉ chiếm 6,1% dân số cả nước.

Bảng 1. Quy mô dân số chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế – xã hội, 1/4/2013

Đơn vị tính: Người

Vùng kinh tế – xã hội

Tổng số

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

Toàn quốc

Trung du và miền núi phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ và DH miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

89479014

11483603

20399235

19265831

5455477

15433635

17441233

44263618

5723897

10098830

9539077

2792593

7446031

8663190

45215396

5759706

10300405

9726754

2662884

7987604

8778043

28859282

1958597

6336606

5101441

1569890

9455011

4437737

60619732

9525006

14062629

14164390

3885587

5978624

13003496

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2013.

Tỷ lệ tăng dân số. Thời kỳ 1999-2009, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước và là tỷ lệ tăng thấp nhất trong 50 năm qua. Thời kỳ 2011-2013, tốc độ gia tăng dân số bình quân năm tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao là 1,05%. Với quy mô dân số lớn, đà tăng dân số cao, dân số nước ta sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ XXI với hơn 100 triệu người và sẽ vào nhóm 10 nước có dân số lớn thứ nhất thế giới. Sau 10 năm, tỷ suất sinh đã giảm mạnh từ 2,3 con xuống dưới mức sinh thay thế [2 con/phụ nữ].

Tỷ lệ tăng dân số ở Đông Nam Bộ là cao nhất với 3,2%/năm. Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ nhập cư rất cao, dân số tăng nhanh với tỷ lệ bình quân 2,3%/năm. Dân số ở thành thị chiếm khoảng 32,3% tổng dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm.

Tỷ số giới tính khi sinh.Tỷ số giới tính khi sinh ở mức gần 114 bé trai/100 bé gái năm 2013 so với năm 1999 là 107 bé trai/100 bé gái. Điều này cho thấy một xu hướng gia tăng Tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta. Sự gia tăng bất thường về tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam trong những năm gần đây đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập chính sách, các cơ quan truyền thông đại chúng, và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ trong tương lai, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, gia đình, dòng tộc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đối với dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước. Việc lựa chọn giới tính trước sinh phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới sâu sắc. Các nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam cũng đã chỉ ra các hệ lụy trong tương lai của tình trạng mất cân bằng giới tính hiện nay. Trước thực trạng đáng quan ngại nêu trên, chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh. Lựa chọn giới tính trước sinh là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh. Đây là một hành vi phạm pháp theo quy định của Pháp lệnh Dân số. Vấn đề này đã được nhấn mạnh trong Chiến lược Quốc gia về Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020, và các văn bản chính sách khác. Do đó, số liệu theo dõi các diễn biến của tỷ số giới tính khi sinh là cần thiết, nhằm đưa ra các can thiệp kịp thời về chính sách và chương trình.

Tuổi thọ bình quân chung. Theo kết quả điều tra năm 2013, tuổi thọ trung bình của nam giới là 70,5 tuổi, của nữ giới là 75,8 tuổi. Tuổi thọ trung bình chung của cả hai giới là 73,1 tuổi so với năm 2009 là 72,8 tuổi. Tuổi thọ cao và tăng thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao. Cơ cấu dân số Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng tức là có nhiều người trong tuổi lao động. Đó là tiềm năng to lớn về nguồn lực lao động để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Phân bố dân số.Với mật độ dân số 270 người/km2 vào năm 2013, Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số Việt Nam đứng thứ 40 trên thế giới, đứng thứ 16 ở Châu Á và đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore [7.971 người/km2] và Philippines [321 người/km2]. Theo Liên Hợp Quốc, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1 km2 chỉ nên có từ 35-40 người. Như vậy, ở Việt Nam mật độ dân số gấp hơn 6 lần mức trên.

Mật độ dân số Việt Nam không đều ở các vùng: tập trung đông ở khu vực đồng bằng và thưa thớt hơn ở khu vực miền núi. Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước, đạt 968 người/km2, tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ, với mật độ 654 người/km2. Hai vùng này tập trung tới 40% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm 13,5% diện tích lãnh thổ. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước [100 người/km2]. Sự phân bố không đồng đều chủ yếu là do trình độ phát triển khác nhau giữa các vùng. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng kinh tế phát triển nhất, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, và thu hút hàng nghìn lao động từ các vùng khác đến, dẫn đến mật độ dân số cao. Ngược lại, hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai khu vực miền núi, kinh tế kém phát triển nên mật độ dân số thấp.

Tỷ trọng dân số thành thị, nông thôn. Tỷ trọng dân số thành thị, nông thôn là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Năm 2013, dân số thành thị là 28,9 triệu người, chiếm 32,3%; dân số nông thôn là 60,6 triệu người, chiếm 67,7%. Dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh và tập trung nhiều nhất ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố trực thuộc trung ương... Việc phát triển đô thị ngoài việc xây dựng hạ tầng cơ sở, phải kèm theo việc xây dựng mạng lưới an sinh xã hội, lối sống văn hóa đô thị, chăm sóc đến con người…

Chất lượng dân số Việt Nam: Chỉ số phát triển con người [HDI] là một chỉ tiêu tổng thông qua các tiêu chí thu thập bình quân đầu người, trình độ văn hóa, tuổi thọ bình quân của người dân. Việt Nam xếp hạng thứ 121 trong 187 quốc gia và lãnh thổ về sự phát triển con người - thứ hạng này được đánh giá ở mức trung bình trên thế giới. Chỉ số HDI của Việt Nam đang giảm chậm từ khoảng 1,7% trước năm 2000 xuống còn khoảng 0,96% trong những năm gần đây [UNDP, 2013]. Tỷ lệ này thấp so với nhiều nước khu vực và thế giới. Đây là một thách thức to lớn đối với sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Chất lượng dân số về thể chấtcủa người Việt Nam còn thấp. Hiện nay, có 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ. Trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền khoảng 1,5-3%. Số lượng người bị tàn tật, khuyết tật trong cả nước khoảng 5,3 triệu người [chiếm 6,3% dân số][1]. Trong khi đó, hàng năm vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng gia tăng số người mới bị tàn tật, khuyết tật do tai nạn giao thông, tai nạn lao động…Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh xã hội, y tế. Tầm vóc, thể lực cân nặng, sức bền của người Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn tuy nhiên so với nhiều nước trong khu vực còn hạn chế. Thanh niên Việt Nam đa số thấp, nhẹ cân và yếu về thể lực.

Ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số

Thứ nhất,dân số và tăng trưởng kinh tế. Trong các nhóm giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội hiện nay, nhóm giải pháp về dân số và nguồn nhân lực được đưa lên hàng đầu. Bởi giữa dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau theo tỷ lệ nghịch. Thông thường, tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân [GNP] bình quân đầu người hàng năm được coi là chỉ tiêu để đánh giá tăng trưởng kinh tế. Để tăng được chỉ tiêu này, GNP phải tăng nhanh hơn tỷ lệ gia tăng dân số. Việc hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số [nếu GNP không thay đổi] cũng sẽ làm tăng GNP tính trên đầu người. Theo tính toán để ổn định kinh tế xã hội, nếu tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải là 4%[2]. Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với giảm phát triển dân số thì đời sống nhân dân mới được cải thiệ. Ở nước ta hiện nay, trong khi mức bình quân GNP đầu người rất thấp trong khi tỷ lệ gia tăng dân số mặc dù đã chậm lại, nhưng mỗi năm dân số tăng thêm 1 triệu người. Đây luôn là một bài toán lớn, khó khăn đối của tất cả các quốc gia hiện trong đó có Việt Nam.

Mọi biến động dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế, ví dụ, cơ cấu tuổi của dân số là một yếu tố quan trọng hàng đầu vì nó xác định lượng cung lao động trong nền kinh tế đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế hay không. Nếu cơ cấu dân số trẻ sẽ tạo ra nguồn lao động dồi dào để tăng trưởng kinh tế, ngược lại dân số già sẽ làm cho lượng dân trong độ tuổi lao động giảm không đáp ứng được nguồn nhân lực bên cạnh đó phải tăng an sinh xã hội, điều này sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu “dân số vàng” hiện nay sẽ đem đến một cơ hội duy nhất trong lịch sử nhân khẩu học của Việt Nam trong việc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế với điều kiện lực lượng lao động dồi dào này được đào tạo và sử dụng có hiệu quả.

Thứ hai,dân số và giáo dục. Dân số và giáo dục tác động lẫn nhau trong mối tương quan của nhiều yếu tố khác như kinh tế, chính trị, truyền thống văn hoá, tôn giáo…Trong các yếu tố dân số ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu của hệ thống giáo dục, quy môvàcơ cấu dân số có tác động mạnh nhất. Quy mô dân số lớn, tỷ lệ phát triển dân số cao, cơ cấu dân số trẻ, dẫn tới quy mô dân số trong độ tuổi đi học lớn và phát triển nhanh, sẽ tăng nhu cầu đầu tư, cung cấp ngân sách cho giáo dục. Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính cho biết quy mô, cơ cấu của dân số trong độ tuổi đi học. Dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1,1 triệu người/năm, tức là mỗi năm phải mở khoảng 22 ngàn lớp học, tương đương tối thiểu phải có thêm khoảng 50 ngàn giáo viên mới[3], chưa xét đến những hệ quả kéo theo như tỷ lệ trẻ em thất học, bỏ học, chất lượng giáo dục suy giảm, trường lớp quá tải…

Thứ ba,dân số và bảo vệ môi trường. Hiện nay, tác động của gia tăng dân số và quy mô dân số đông với môi trường và ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm đối với con người là một trong những vấn đề được quan tâm và thảo luận rộng rãi trên toàn thế giới. Gia tăng dân số và quy mô dân số đông trước hết tác động đến nguồn tài nguyên. Dân số tăng nhanh sẽ gia tăng mức độ “bóc lột” đất đai và làm kiệt quệ độ màu mỡ của đất. Diện tích đất canh tác giảm do nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng khác tăng lên. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do con người đốt rừng để lấy đất trồng trọt, khai thác rừng, chặt phá rừng bừa bãi, không thể kiểm soát được. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ: đất bị bào mòn ở miền núi, bị nhiễm mặn, bị lấp cát ở vùng đồng bằng ven biển. Việc mất rừng nhiệt đới, khí hậu bị thay đổi, tài nguyên sinh vật bị thu hẹp, đe dọa sự phát triển bền vững. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, là những nguyên nhân chính tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển.

Thứ tư,dân số và nghèo đói. Sự gia tăng dân số dẫn tới suy thoái môi trường, không có nước sạch, không khí trong lành và phương tiện vệ sinh, dẫn đến bệnh tật và giảm tuổi thọ, trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được đi học. Nghèo đói dẫn đến bệnh tật, chết vì HIV/AIDS. Sự gia tăng dân số dẫn đến tăng số người không có việc làm, gây nhiều sức ép về kinh tế, xã hội, môi trường. Dân số tăng, song quy hoạch và đầu tư xây dựng đô thị lại chưa đáp ứng kịp. Di dân càng nhiều, tuy có giúp tăng trưởng kinh tế nhưng gây nhiều tiêu cực về xã hôi và môi trường.

Năm 2010, nước ta có khoảng 37% người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số 13% dân tộc thiểu số trên dân số toàn quốc[4]. Hiện nay ở Việt Nam khoảng 20% dân số sống ở thành thị, 80% dân số sống ở nông thôn. Đời sống, mức thu nhập và cơ hội có việc làm khác nhau, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo càng rõ hơn. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc có thể trở thành một nguy cơ gây bất ổn định kinh tế, xã hội, chính trị.

Thứ năm, dân số và y tế. Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: trình độ phát triển kinh tế-xã hội; điều kiện vệ sinh môi trường; tình hình phát triển dân số; chính sách của nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Như vậy, dân số là một yếu tố mang tính khách quan và cùng với các yếu tố khác, tác động tới phát triển hệ thống y tế về số lượng và chất lượng. Để ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, hệ thống y tế cần phát triển các loại hình dịch vụ y tế phù hợp ứng.

Quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tác động trực tiếp làm tăng nhu cầu đối với hệ thống y tế. Đó là một động lực thúc đẩy hệ thống này phát triến. Song, ở nước ta, mức đầu tư cho y tế rất thấp so với nhu cầu. Bên cạnh đó, sự phân phối không đồng đều dịch vụ y tế trong các bộ phận dân cư, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn; sự mất cân đối giữa y tế dự phòng và y tế điều trị đã làm giảm hiệu quả hoạt động y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức chết ở trẻ em sơ sinh. Tăng cường các điều kiện xã hội, y tế trong việc chăm sóc tuổi già góp phần giảm phụ thuộc vào con cái, cũng dẫn đến giảm sinh. Rõ ràng y tế là ngành bảo đảm mặt kỹ thuật cho quá trình tái sản xuất dân số diễn ra hợp lý và hiệu quả.

Trên cơ sở thực trạng dân số Việt Nam và ý nghĩa giải quyết vấn đề dân số, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách dân số phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi người, mỗi gia đình và toàn thể xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế–xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng giống nòi.

Trần Văn Hoan và Nguyễn Thị Quỳnh[5]


[1]//www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30087&cn_id=356860

[2]//www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=b276f8e3-b498-4ff2-bb8e-2488615b0ba2&groupId=13025

[3]//www.gopfp.gov.vn

[4]//www.gopfp.gov.vn

[5]Trường Cao đẳng ANNDI, Bộ Công an

In bài viết
Gửi Email
Các tin khác
  • Cẩm nang Dân số-Kế hoạch hóa gia đình dành cho cán bộ cấp xã và cộng tác viên thôn bản [02/06/2015]
  • LỢI ÍCH TỪ ĐỀ ÁN SÀNG LỌC TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH [08/05/2015]
  • Trách nhiệm của nam giới trong chương trình sức khoẻ sinh sản – KHHGĐ [08/05/2015]
  • Phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng Chính sách dân số được hỗ trợ 2 triệu đồng/người từ tháng đầu sau sinh con. [08/05/2015]
  • Giao lưu nghệ thuật “Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh”. [23/10/2014]
  • Nhiều hoạt động thiết thực chăm sóc người cao tuổi [07/10/2014]
  • Khởi động Chiến dịch “Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh” [29/09/2014]
  • Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng Bằng khen cho TS.Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng Cục dân số -KHHGĐ và trao quyết định bổ nhiệm một số lãnh đạo của Vụ, Tổng Cục Bộ Y tế. [03/09/2014]
  • Người cộng tác viên dân số yêu nghề [29/07/2014]
  • Những điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế [29/07/2014]
Các tin đã đưa ngày:

Video liên quan

Chủ Đề