Đích công chúa là gì

Hoàng nữ

Không gian tên

  • Nội dung
  • Thảo luận

Tác vụ trang

  • Xem
  • Lịch sử
  • Thêm nữa

thumb|phải|220px|Minh Hiến Tông hành lạc đồ [明憲宗行樂圖] - có vẽ các tiểu hoàng nữ. Hoàng nữ [chữ Hán: 皇女; tiếng Anh: Imperial Princess], cũng gọi Đế nữ [帝女], là một danh từ để chỉ đến con gái do Hậu phi sinh ra của Hoàng đế trong các nước Đông Á đồng văn như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên. Tương tự là con trai sẽ gọi Hoàng tử, còn con gái của Quốc vương sẽ gọi là Vương nữ [王女; Royal Princess].

Hoàng nữ hay Vương nữ không phải là một danh hiệu, mà chỉ là danh từ để xưng gọi của con gái Hoàng đế/Quốc vương nói chung, do thông thường họ sẽ được phong làm Công chúa nên hầu như ở ngôn ngữ hiện đại rất ít nhận thức về những danh từ này.

Phong chức tước

Trung Quốc

Các Hoàng nữ tại Trung Quốc, từ đời nhà Hán đã có lệ phong các Hoàng nữ làm Công chúa, còn các Vương nữ sẽ được gọi là Ông chúa [翁主]. Thời nhà Tân, Vương Mãng vì muốn khác biệt đã đặt ra các danh hiệu Thất chúa [室主] hay Nhiệm [任]. Sau khi Đông Hán diệt Mãng, các danh hiệu này bị bãi bỏ nên cũng bị quên lãng. Triều Đông Hán phân định các bậc Huyện công chúa [gọi tắt là Huyện chúa; 縣主], dành cho Hoàng nữ; còn tước vị Hương công chúa [gọi tắt là Hương chúa; 鄉主] và Đình công chúa [gọi tắt là Đình chúa; 亭主], đều phong cho các Vương nữ.

Đến thời nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh, càng về sau tuy có nhiều biên chế thay đổi song việc các Hoàng nữ được phong Công chúa tương đối được gìn giữ qua nhiều điển chế. Riêng nhà Tống thời Tống Huy Tông từng dựa theo cách gọi thời nhà Chu, đổi phong Hoàng nữ làm Đế cơ [帝姬], sau do chữ Cơ đồng âm với từ có nghĩa kém may mắn nên bỏ đi. Từ đó các triều sau không định ra tước hiệu nào khác ngoài Công chúa để phong cho các Hoàng nữ nữa. Các Vương nữ về sau có các danh hiệu Quận chúa, Huyện chúa,... để sách phong.

Thời nhà Thanh, phân biệt đích-thứ rạch ròi, các Hoàng nữ do Hoàng hậu sinh ra, gọi là Hoàng đích nữ [皇嫡女] đều sắc phong Cố Luân công chúa [固倫公主]. Còn các Hoàng thứ nữ [皇次女], con gái do phi tần sinh ra đều phong Hòa Thạc công chúa [和碩公主].

Các nước đồng văn

Mặc dù chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, nhưng trong lịch sử Nhật Bản và Lưu Cầu lại không sử dụng tước hiệu Công chúa. Từ thời cổ, các con gái Thiên Hoàng được gọi Cơ Mệnh [姬命]. Từ thời Cảnh Hành Thiên Hoàng, các con gái Thiên Hoàng mới được gọi Hoàng nữ hay Cơ Tôn [姬尊], các cháu gái trực hệ ngoài 3 đời được phong tước hiệu Nữ vương [女王], tương đương tước hiệu Quận chúa. Từ thời Nara, các Hoàng tử được phong Thân vương [親王], các Hoàng nữ trực hệ cũng được gọi là Nội thân vương [内親王], được xem là tương đương tước hiệu Công chúa. Các tộc nữ tông cơ vẫn giữ phong hiệu Nữ vương như trước.

Ở Triều Tiên, từ thời Tam Quốc các quân chủ thường xưng Quốc vương, còn các Vương nữ được gọi Công chúa. Sử liệu cũng ghi nhận các vương nữ của Tân La được phong các tước hiệu Công chúa [궁주], Trạch chúa [택주] hoặc Điện chúa [전주]. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, các vương nữ đều xưng là Phu nhân. Nhà Triều Tiên kế tục, danh xưng Công chúa chỉ do Đích nữ, tức con gái của Vương hậu mà thôi. Còn các Thứ nữ sẽ được phong Ông chúa [옹주], địa vị con thứ rất thấp kém trong xã hội Triều Tiên, nên các Ông chúa thường không khác gì nô nhân.

Tại Việt Nam, thời Hùng Vương ghi chép, các Vương nữ thông gọi Mị Nương [媚娘]; dù còn mang nhiều sắc màu truyền thuyết nhưng được xem là ghi chép sớm nhất về phong hiệu dành cho các bậc quân vương Việt Nam. Sang thời nhà Lý, nhà Trần đến thời nhà Nguyễn, các Hoàng nữ đều sách phong Công chúa, tương tự với các triều đại Trung Hoa.

Tuy nhiên, pháp độ triều Nguyễn coi nghi lễ phong chức tước là trịnh trọng, và chỉ đến khi trưởng thành mới chính thức sách phong. Do vậy, các Hoàng nữ không được phong ngay danh hiệu Công chúa mà phải đến lúc thích hợp, phần nhiều là sau khi đã kết hôn, thậm chí có nhiều người sau khi mất mới được phong.

Một số nhân vật nổi tiếng

  • Mị Nương tương truyền vừa là danh xưng, vừa là tên gọi con gái các Hùng Vương. Mị Nương con gái Hùng vương thứ 18, là nguyên nhân diễn ra trận chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
  • Mỵ Châu là con gái An Dương vương Thục Phán, bị Trọng Thủy dùng kế, khiến Âu Lạc diệt vong.
  • An Tư công chúa là con gái út của Trần Thái Tông, gả cho Trấn Nam vương Thoát Hoan.
  • Huyền Trân công chúa là con gái Trần Nhân Tông, gả cho Chiêm Thành vương Chế Mân.
  • Lê Ngọc Hân là con gái Lê Hiển Tông, thứ hậu của Quang Trung.
  • Nguyễn Phúc Phương Mai là Hoàng trưởng nữ của Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu, thành hôn với Pietro Badoglio, Công tước xứ Addis Abeba thứ nhì.
  • Nguyễn Phúc Phương Liên là Hoàng thứ nữ của Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu, thành hôn với Bernard Maurice Soulain.
  • Nguyễn Phúc Phương Dung là Hoàng tam nữ của Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu, thành hôn với Benjamin Phương Nguyễn.
  • Nguyễn Phúc Phương Thảo là Hoàng tứ nữ của Bảo Đại, mẹ là Bùi Mộng Điệp, thành hôn với Cassan Valery.
  • Nguyễn Phúc Phương Minh là Hoàng ngũ nữ của Bảo Đại, mẹ là Lê Phi Ánh, thành hôn với Johns Trần Sỹ Hiệp, sau lấy Vũ Cát Thành.

Tham khảo

  • Hán thư
  • Tấn thư
  • Đại Việt sử ký toàn thư
  • Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ

Thể loại:Công chúa Thể loại:Tước hiệu hoàng gia

Lấy từ //wiki.edu.vn/wiki/index.php?title=Hoàng_nữ&oldid=135311

Video liên quan

Chủ Đề