Current marketing situation là gì

Những mục tiêu muốn nhắm tới cần phải có mục đích cụ thể, có thể đo lường được, ví dụ tăng doanh thu bán hàng 10% so với năm trước. Để có thể đạt được con số đó, bạn cần có chiến lược cụ thể. Có ý kiến cho rằng không cần lập kế hoạch marketing cụ thể mà chỉ cần xử lý các vấn đề hiện tại của doanh nghiệp để gia tăng doanh số hằng ngày là được. Tuy nhiên sự thật có đúng là như vậy? Bạn đã thực sự hiểu rõ kế hoạch marketing là gì? Mục đích của việc lập kế hoạch marketing và tầm quan trọng của nó? Cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây của SOTA để cập nhật những kiến thức marketing 4.0 nhanh chóng nhất nhé!

 Hotline tư vấn : 024 730 86986

Kế hoạch marketing là gì?

Kế hoạch marketing [marketing plan] là một bảng bao gồm những nội dung và phạm vi các hoạt động Marketing. Một kế hoạch marketing thường bao gồm chủ yếu các nội dung như nhiệm vụ, mục tiêu, phân tích tình huống, sự phát triển của các cơ hội, thị trường mục tiêu, các chương trình cho hoạt động Marketing, ngân sách, thời gian thực hiện.

Kế hoạch marketing có thể chia làm 2 loại đó là kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. 

  • Kế hoạch marketing ngắn hạn sẽ gồm những nội dung chi tiết xuyên suốt quá trình
  • Kế hoạch marketing dài hạn thường sẽ là một bức tranh tổng quát với những hoạt động mang tính lâu dài nhiều hơn.

Tầm quan trọng của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp

Bản kế hoạch marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong doanh nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường mục tiêu. Giúp bạn thực hiện các hoạt động marketing tốt nhất, từ đó giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mục tiêu so với các đối thủ cạnh tranh. Các lợi ích mà doanh nghiệp của bạn nhận lại được khi xây dựng một bản kế hoạch marketing: 

- Xác định được thị trường mục tiêu của bạn và hiểu cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu của họ

- Xác định được đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu của bạn nghĩ gì về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ

- Định vị được thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn để thị trường mục tiêu của bạn thấy doanh nghiệp của bạn tốt hơn hoặc khác với đối thủ cạnh tranh

- Đặt các mục tiêu và khung thời gian cụ thể, có thể đo lường được cho các hoạt động tiếp thị của bạn

- Giúp doanh nghiệp bạn vạch ra một chiến lược để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn, bao gồm các thông điệp, kênh và công cụ bạn sẽ sử dụng.

- Giúp mọi người trong công ty hành động trên cùng một định hướng của những nỗ lực marketing.

Để xây dựng một bản kế hoạch marketing hiệu quả có thể tốn thời gian, ngân sách của doanh nghiệp tuy nhiên nó là một quá trình rất có giá trị có thể đóng góp rất lớn cho thành công kinh doanh của bạn và là một quá trình cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện.

Các phần của kế hoạch marketing

1. Tóm tắt hoạt động [Executive summary]:

Trình bày khái quát, ngắn gọn mục tiêu và đề nghị của kế hoạch để nhà quản trị nắm bắt những vấn đề nổi trội.

2. Tình hình marketing hiện đại [Current marketing situation]:

Trình bày những dữ liệu cơ bản có thể trong nhiều năm về thị trường, sản phẩm, cạnh tranh, phân phối và môi trường vĩ mô.

  • Tình hình thị trường : những dữ liệu về thị trường mục tiêu: quy mô, mức tăng trưởng, nhu cầu, nhận thức và những khuynh hướng mua sắm của khách hàng.
  • Tình hình sản phẩm : mức bán, giá, mức đóng góp vào lợi nhuận biên, lợi nhuận.
  • Tình hình cạnh tranh : dữ liệu của những đối thủ cạnh tranh chủ yếu về quy mô, mục tiêu, thị phần, chất lượng sản phẩm, chiến lược Marketing, những đặc trưng khác để hiểu về dự định và hành vi của họ.
  • Tình hình phân phối : quy mô và tầm quan trọng của mỗi kênh phân phối.
  • Tình hình môi trường vĩ mô : mô tả những khuynh hướng của môi trường vĩ mô dân số, kinh tế,công nghệ, chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội tác động đến tương lai của dòng sản phẩm này.

3. Phân tích cơ hội và vấn đề [Opportunity and Issue analytics]:

  • Phân tích cơ hội/ thử thách: các nhà quản trị phải nhận rõ các cơ hội và thử thách chủ yếu cho sản phẩm.
  • Phân tích điểm mạnh/điểm yếu: Các nhà quản trị cần nhận rõ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và của sản phẩm.
  • Phân tích vấn đề : công ty sử dụng những phân tích, đánh giá trên để xác định vấn đề cần giải quyết trong kế hoạch.

4. Các mục tiêu [Objectives]:

Các nhà quản trị phải xác định các mục tiêu về tài chính và Marketing của kế hoạch.

  • Các mục tiêu tài chính: như tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, lợi nhuận…
  • Các mục tiêu Marketing : như mức bán thị phần, đầu mối phân phối…

5. Chiến lược Marketing [Marketing Strategy]:

Trình bày những hướng Marketing thực hiện để đạt các mục tiêu trên. Nội dung của chiến lược Marketing bao gồm các vấn đề sau:

-Thị trường mục tiêu

- Định vị

- Dòng sản phẩm - Giá

- Đầu mối phân phối

- Lực lượng bán hàng - Dịch vụ 

- Quảng cáo- Khuyến mãi 

- Nguyên cứu và phát triển 

6. Chương trình hành động [Action Programs]:

Những nội dung trên được phân tích chi tiết và cụ thể để trả lời câu hỏi sau:

Những công việc gì sẽ phải làm? Khi nào làm? Ai sẽ làm? Chi phí bao nhiêu?

7. Dự tính lỗ lãi [Projected Profit-and-Loss Statement]:

Dự tính ngân sách hoạt động Marketing và các khoản chi phí khác;dự tính mức bán và lỗ lãi.Ngân sách nếu đươc cấp nhận sẽ là cơ sở để phát triển kế hoạch sản xuất ,tuyển chọn nhân viên,và thực hiện Marketing.

8. Kiểm soát [Controls]

Giám sát tiến trình thực hiện kế hoạch

=> Xem thêm:

Cách viết content chuẩn SEO facebook 2019

+ Xu hướng email marketing 2019

Hi vọng sau bài viết này, các marketer sẽ xây dựng một kế hoạch marketing phù hợp với định hướng doanh nghiệp để tăng doanh thu nhanh chóng nhất.

Đừng quên theo dõi SOTA để cập nhật những thông tin mới nhất về SEO và marketing online nhé!SOTA cung cấp các giải pháp marketing chuyên nghiệp, định hướng tiếp cận khách hàng cụ thể với từng đơn vị kinh doanh: 

- Dịch vụ quản trị, chăm sóc fanpage 

- Dịch vụ quản trị website

- Dịch vụ SEO website

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần dịch vụ Công nghệ SOTA Việt Nam

 Địa chỉ: Số 83, Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề