Cứng cổ là như thế nào

Hầu như ai cũng có lúc bị tình trạng cứng cổ, phần lớn kèm theo đau và hạn chế cử động, bạn phải quay cả thân mình để có thể nhìn sang hai bên. Triệu chứng có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, kết hợp đau đầu, đau vai. Có khi cơn đau lan xuống cánh tay, gây tê tay, giảm các chức năng vận động của bàn tay.

Cứng cổ không chỉ khó chịu mà còn là tình trạng bệnh lý cần được thăm khám. Một số nguyên nhân hay gặp như:

Căng cơ

Bất cứ hoạt động nào khiến cổ của bạn ở tư thế không thoải mái trong thời gian dài có thể khiến cơ vùng cổ bị mỏi và co thắt. Ví dụ nghiêng đầu để giữ điện thoại, ngủ sai tư thế, ngủ kê gối quá cao, mang vác vật nặng một bên vai hoặc cúi nhìn màn hình vi tính. Một nguyên nhân cũng trở nên phổ biến gần đây là việc dành quá nhiều thời gian nhìn xuống màn hình điện thoại.

Các bệnh lý cột sống cổ

Cột sống cổ là bộ khung, bao gồm rất nhiều các thành phần cấu thành: xương đốt sống, các khớp, hệ thống cơ, các rễ thần kinh. Tủy sống cũng chạy trong các đốt sống cổ. Khi một hoặc vài bộ phận của cột sống cổ bị thoái hóa theo thời gian hoặc bị tổn thương sẽ gây ra cứng cổ kèm theo đau. Nhiều trường hợp xuất hiện các vấn đề thần kinh khác.

Những bệnh lý ở đốt sống cổ thường gặp bao gồm: hẹp ống sống cổ, các bệnh lý đĩa đệm, nhiễm trùng.

Cứng cổ là như thế nào

Đau cứng cổ là bệnh lý phổ biến do thói quen sinh hoạt không đúng cách.

Xử trí khi bị đau cứng cổ

Biện pháp xử trí ban đầu đối với các trường hợp cứng cổ do căng cơ hoặc chấn thương phần mềm: đầu tiên bạn nên nghỉ ngơi 1-2 ngày để các tổn thương phục hồi, giảm bớt tình trạng cứng và co kéo cơ. Tuy nhiên nên giới hạn thời gian nghỉ, vì tình trạng không vận động kéo dài có thể làm cơ vùng cổ yếu đi, khiến việc nâng đỡ cổ và đầu trở nên khó khăn.

Khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn, hãy nhẹ nhàng kéo giãn các cơ vùng cổ bằng các cử động cổ để phục hồi. Bạn có thể học các bài tập kéo giãn thích hợp với sự hướng dẫn của các nhà vật lý trị liệu hoặc các bác sĩ chuyên khoa.

Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) thường là lựa chọn hàng đầu trong điều trị cứng cổ và giảm đau, kết hợp với nhóm thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, sử dụng các thuốc không kê theo đơn cũng có rủi ro, có thể gặp tác dụng phụ và tương tác thuốc/thức ăn. Vì vậy nếu sử dụng, bệnh nhân cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Thông thường, một số người thích chườm ấm, số khác thích chườm lạnh lên vùng cổ. Hai phương pháp này có thể dùng luân phiên. Các túi chườm lạnh sẽ làm giảm quá trình viêm cục bộ, từ đó giảm cứng cổ. Chườm ấm vùng cổ làm gia tăng lưu thông máu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành của tổn thương vùng cổ.

Bài tập aerobic nhẹ nhàng như đi bộ rất tốt để giảm cứng cổ. Đi bộ không trực tiếp ảnh hưởng đến vùng cổ, song góp phần tăng lưu lượng oxy vận chuyển đến các mô xung quanh cột sống, thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ vùng cổ.

Trong phần lớn các trường hợp, cứng cổ do căng cơ đơn thuần sẽ được chữa khỏi trong vài ba ngày. Nhưng nếu cứng cổ không đỡ sau một tuần, hoặc kèm theo các triệu chứng phức tạp khác như tê bì tay, yếu tay, sốt... bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.

Tình trạng đau cứng cổ sau gáy có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, trong bất kỳ độ tuổi nào, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hiện tượng này cảnh báo bệnh gì, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Cứng cổ là như thế nào

Mục lục

Tìm hiểu chung hiện tượng đau cứng cổ sau gáy

Hiện tượng đau nhức thường tập trung vùng cổ gáy, lan sang hai bên vai và chạy dọc xuống cánh tay. Đôi khi, cơn đau lan lên vùng chẩm, gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

Bên cạnh đó, triệu chứng tê bì, châm chích, mỏi, nặng cánh tay có thể xảy ra. Người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động cổ vai, cánh tay để thực hiện các hoạt động hàng ngày như xoay người, cầm, nắm…

Thông thường, tình trạng đau cứng cổ sau gáy bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ học như:

☛ Hoạt động sai tư thế: Khi đi, đứng, ngồi gù lưng trong thời gian dài, các đốt sống cổ có thể bị sai lệch vị trí, chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức.

☛ Mang vác nặng thường xuyên: Đây là nguyên nhân tạo áp lực mạnh lên vùng cổ gáy.

☛ Ít vận động: Nếu giữ nguyên tư thế trong thời gian dài, dịch khớp tiết ra ít, dây chằng bị co cứng. Từ đó, tình trạng đau cứng cổ sau gáy xuất hiện.

☛ Chấn thương: Tác động mạnh từ bên ngoài có thể làm sai lệch cột sống cổ hoặc gãy xương xung quanh cổ gáy. Những mảnh xương vụn di chuyển bất thường và làm tổn thương phần mềm như cơ, gân, dây chằng… gây đau nhức.

☛ Sử dụng gối không phù hợp: Gối quá cao hoặc quá thấp không đảm bảo được việc nâng đỡ cột sống cổ ngang bằng với các phần cột sống còn lại, gây biến dạng và cản trở quá trình lưu thông máu.

Cứng cổ là như thế nào
Sử dụng gối không phù hợp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau cứng cổ sau gáy.

Bên cạnh một số nguyên nhân cơ học trên, hiện tượng đau cứng cổ sau gáy còn có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời.

Đau cứng cổ sau gáy cảnh báo bệnh gì?

Thoái hoá cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp mạn tính bắt nguồn từ quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Theo thời gian, đĩa đệm dần mất nước và trở nên xơ cứng. Đây là nguyên nhân khiến các đốt sống cổ di chuyển lại gần nhau, chà xát mạnh và hao mòn nhanh khi chịu nhiều áp lực hoặc vận động. 

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoái hóa đốt sống cổ – Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây chèn ép dây thần kinh và tủy sống. Từ đó, người bệnh bị đau cứng cổ sau gáy, tê nhức hai tay, giảm phạm vi hoạt động…

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào từ C1 đến C7. Tuy nhiên, C5, C6 và C7 là những vị trí dễ bị thoái hóa hơn hẳn những đốt sống còn lại.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Khi lớp vỏ bao bọc bên ngoài đĩa đệm bị rách, nhân nhầy bên trong thoát ra, có nguy cơ chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do áp lực mạnh tác động vào cột sống cổ như chấn thương, mang vác nặng thường xuyên… Từ đó, người bệnh bị đau cứng cổ sau gáy, tê ngứa phần cổ hoặc toàn thân, giảm sức lực các chi, cản trở vận động…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mọi điều cần biết về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Cứng cổ là như thế nào
Thoát vị đĩa đệm cổ cũng là căn bệnh lão hóa tự nhiên trong cơ thể người.

Gai cột sống cổ

Gai cột sống cổ xuất hiện do sự lắng đọng vượt mức hoặc không đồng đều của canxi khi thực hiện quá trình tái hình thành các tế bào xương bị thiếu hụt. Nếu gai xương phát triển quá to và chèn ép vào dây thần kinh, người bệnh phải chịu những cơn đau nhức triền miên. Đặc biệt nhất là tình trạng đau cứng cổ sau gáy kèm theo hiện tượng tê bì hai tay, hạn chế vận động vùng cổ vai… 

Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như mất cảm giác tay chân, liệt tay hoặc cổ vĩnh viễn…

Lao cột sống cổ

Lao cột sống là một dạng bệnh lý lao ngoài phổi. Sau khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, chúng di chuyển từ phổi qua máu hoặc các hạch bạch huyết để vào xương khớp, cột sống. Bệnh lý này lây lan theo đường hô hấp.

Lao cột sống rất khó chẩn đoán, các triệu chứng thường diễn biến âm thầm. Tiêu biểu nhất là tình trạng đau nhức tại vùng cột sống bị tổn thương đi kèm sưng tấy, co cứng, viêm nhiễm… Khi bệnh lý phát triển nặng, một số biến chứng nguy hiểm xuất hiện như teo cơ, liệt tay chân, rối loạn thần kinh, dị tật xương…

Viêm quanh khớp vai

Đây là hiện tượng tổn thương phần mềm xung quanh khớp vai như dây chằng, gân, cơ, bao hoạt dịch… Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các chấn thương do tai nạn giao thông, nghề nghiệp hoặc thể thao, có tiền sử phẫu thuật, khi thời tiết chuyển lạnh… dẫn đến tình trạng thoái hóa gân, viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay…

Các triệu chứng thường gặp là đau cứng cổ sau gáy, tê bì cánh tay đi kèm hiện tượng rối loạn vận động… Ngoài ra, người bệnh có thể sốt nhẹ vào buổi chiều, mệt mỏi, chóng mặt, mất tập trung…

Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng màng bảo vệ bao quanh não và tủy sống. Bệnh lý này thường xảy ra do phế cầu, mô cầu, vi khuẩn HIB, nấm hoặc ký sinh trùng. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm: đau đầu dữ dội kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, đau cứng cổ sau gáy, sốt, mất tập trung, sợ ánh sáng, chán ăn, nổi phát ban…

Viêm màng não thường xuất hiện ở người trẻ, sống và sinh hoạt trong khu tập thể. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ cao bị co giật, tổn thương thần kinh vĩnh viễn như mất thính lực, suy giảm trí nhớ, mất khả năng học tập… Đặc biệt, bệnh nhân viêm màng não có thể bị tử vong.

Cứng cổ là như thế nào
Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đau đầu vận mạch

Đau đầu vận mạch là tình trạng bệnh lý chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy hiện tượng này có liên quan đến sự mất cân bằng các chất hóa học trong não, đặc biệt là serotonin. Từ đó, dây thần kinh sinh ba bị kích thích dẫn đến triệu chứng đau nhức dữ dội vùng trước trán, vùng thái dương, có thể lan xuống cổ gáy, đau giật thon thót theo nhịp đập của mạch, đau khi vận động. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, sợ ánh sáng và tiếng ồn…

Đau đầu vận mạch ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý và đời sống sinh hoạt. Nếu kéo dài, người bệnh có thể bị suy nhược, giảm trí nhớ, mất tập trung…

Hội chứng hố sau

Hố sau là vùng nằm đáy sọ chứa tiểu não và thân não. Hội chứng hố sau thường xảy ra sau khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u xung quanh vị trí này. 

Các triệu chứng phổ biến là đau cứng cổ sau gáy dẫn đến hạn chế vận động, mất khả năng diễn đạt bằng lời nói, chuyển động mắt bất thường, rối loạn cảm xúc, khó nuốt, yếu cơ hoặc giảm trương lực cơ…

Hội chứng hố sau thường xuất hiện 1 – 10 ngày sau phẫu thuật khối u và có khả năng kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp được chia thành hai loại:

  • Tăng huyết áp tiên phát: Tăng huyết áp chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Đây là tình trạng xảy ra phổ biến nhất.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Tăng huyết áp do một số nguyên nhân xác định như ngưng thở khi ngủ, bệnh thận mạn, hội chứng cường aldosteron tiên phát (hội chứng Conn)…

Khi tình trạng tăng huyết áp ác tính xảy ra, hộp sọ chịu áp lực mạnh gây nên cơn đau đầu dữ dội, có thể lan xuống cổ gáy, đau ngực, buồn nôn và mờ mắt… Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, các cơ quan đích bị tổn thương kéo dài làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, đột quỵ, tử vong.

Đau cứng cổ sau gáy có nguy hiểm không?

Đau cứng cổ sau gáy do nguyên nhân cơ học như vận động mạnh thường xuyên, hoạt động sai tư thế… thường không nguy hiểm. Tình trạng này có thể thuyên giảm sau vài ngày nếu áp dụng phương pháp giảm đau phù hợp.

Tuy nhiên, đối với hiện tượng đau cứng cổ sau gáy do nguyên nhân bệnh lý, các triệu chứng có nguy cơ lặp đi lặp lại nhiều lần. Từ đó, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như teo cơ, mất cảm giác hai tay, bại liệt vĩnh viễn, ảnh hưởng đến chức năng tim, gan, thận…

Khi nào cần khám bác sĩ?

Nếu bắt gặp một trong những dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đến trung tâm y tế uy tín để khám và điều trị:

  • Đau nhức dữ dội kéo dài trên 72 giờ.
  • Sưng, nóng, đỏ xung quanh vị trí cổ vai gáy.
  • Xuất hiện tiếng lục cục do xương khớp va chạm khi hoạt động.
  • Rối loạn vận động: run, mất thăng bằng, gặp khó khăn khi sử dụng các chi…
  • Rối loạn ý thức: giảm trí nhớ, giảm cảm nhận mùi hương, âm thanh, màu sắc…
  • Một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, sốt, mờ mắt…

Chẩn đoán bệnh lý của triệu chứng đau cứng cổ sau gáy

Để xác định chính xác tình trạng bệnh lý, người bị đau cứng cổ sau gáy cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, bao gồm: 

☛ Chụp X-quang: Phương pháp giúp tái hiện rõ ràng cấu trúc cột sống cổ, hộp sọ và mô não kèm theo các biểu hiện bất thường như sự hiện diện của gai xương, mức độ chèn ép dây thần kinh…

☛ Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Xét nghiệm này tương tự như chụp X-quang. Tuy nhiên, khả năng phân giải không gian được đánh giá cao hơn. 

☛ Điện cơ EMG: Kỹ thuật đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, giúp nhận diện những tổn thương vùng cột sống cổ. 

☛ Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm mang lại hình ảnh ba chiều của các mô mềm như: rễ thần kinh, đĩa đệm, tủy sống, cơ, sụn và những dấu hiệu bất thường xung quanh chúng.

Làm gì khi đau cứng cổ sau gáy?

Trong trường hợp đau nhức nhẹ, xuất hiện với tần suất thấp, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên dữ dội kèm theo các hiện tượng như sưng, nóng, đỏ, buồn nôn, nôn, sốt… người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính xác bệnh lý và điều trị kịp thời.

Với trường hợp nhẹ

Nghỉ ngơi: Sau khi xuất hiện tình trạng đau cứng cổ vai gáy, người bệnh nên hạn chế cử động vị trí này khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên, rồi từ từ vận động trở lại. Đây là khoảng thời gian giúp thư giãn và tái phục hồi những tổn thương. 

Tác động nhiệt: Người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy vào từng trường hợp.

  • Chườm lạnh: Phương pháp này phù hợp cho các chấn thương mới, giúp giảm đau, tiêu viêm, khắc phục sưng tấy. Tuy nhiên, chườm lạnh không được dùng cho người có thân nhiệt thấp, giảm tuần hoàn cục bộ.
  • Chườm nóng: Liệu pháp giúp hạn chế tình trạng đau nhức mạn tính, thư giãn cơ và dây chằng, cải thiện tuần hoàn máu. Chườm nóng không phù hợp cho những vết thương còn sưng viêm.
Cứng cổ là như thế nào
Chườm nóng, chườm lạnh là phương pháp giảm đau cứng cổ sau gáy đơn giản mà hiệu quả.

Thay đổi tư thế: Người bệnh cần sửa các hoạt động sai tư thế, hạn chế giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài… Điều này giúp giảm thiểu sự co cứng của cơ.

Luyện tập thể thao: Các bài tập thể thao đơn giản có khả năng đẩy mạnh hấp thu dưỡng chất, làm lành nhanh chóng những vùng bị tổn thương. Đồng thời, việc luyện tập giúp tăng sức bền và chất lượng của cơ xương khớp. Trong đó, yoga là lựa chọn phù hợp cho người bị đau cứng cổ sau gáy.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 10 bài tập chữa đau vai gáy đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Với trường hợp nặng

Sử dụng thuốc giảm đau: Khi cơn đau trở nên dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Lưu ý rằng quá trình dùng thuốc phải đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng, đúng thời điểm để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra, phổ biến nhất là suy gan, thận…

Một số thuốc giảm đau thường dùng cho bệnh nhân đau cứng cổ sau gáy như:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid NSAID: Aspirin, Meloxicam, Naproxen…
  • Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: Pethidine, Tramadol…
Cứng cổ là như thế nào
Sử dụng thuốc là phương pháp khắc phục nhanh chóng những cơn đau tức thì.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa đau vai gáy hiệu quả.

Vật lý trị liệu: Phương pháp tác động cơ học lên vị trí tổn thương giúp xoa dịu đau nhức, thư giãn gân, cơ, dây chằng, cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, vật lý trị liệu còn kích thích cơ thể sản sinh những chất hóa học tự nhiên, đặc biệt nhất là endorphin giúp giảm đau, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Một số hình thức vật lý trị liệu phổ biến cho người đau cứng cổ sau gáy:

  • Châm cứu.
  • Xoa bóp bấm huyệt.
  • Siêu âm trị liệu.
  • Sóng ngắn trị liệu.
  • Laser.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Giảm đau cứng cổ sau gáy hiệu quả

Người bị đau cứng cổ sau gáy có thể tham khảo sử dụng Khương Thảo Đan đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giảm đau – chống viêm – tái tạo sụn khớp an toàn, hiệu quả.

Cứng cổ là như thế nào

Khương Thảo Đan bao gồm nhiều ưu điểm nổi trội:

☛ Thành phần thiên nhiên như độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, phòng phong, bạch thược, cam thảo… có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. 

☛ KGA1 chiết xuất từ củ địa liền giúp giảm đau, chống viêm. Theo nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà, KGA1 được chứng minh vượt trội hơn hẳn những loại thuốc sử dụng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin…

☛ Collagen type II không biến tính có khả năng nuôi dưỡng, bảo vệ và tái tạo sụn khớp tổn thương một cách nhanh chóng.

Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho các đối tượng:

  • Người bị đau cứng cổ sau gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay…
  • Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…

Đặc biệt, sản phẩm không mang lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khác như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan thận…