Cục Nhà trường Bộ Tổng Tham mưu Nguyễn trị Phương Điện Biên hoàn Kiếm Hà Nội

Thay mặt Ban lãnh đạo Học viện Viettel, Trung tá, TS Bùi Quang Tuyến, Giám đốc Học viện đã báo cáo với đoàn, nêu rõ: Học viện có tiền thân từ Trung tâm Đào tạo Viettel, được thành lập ngày 27-3-2006, đã qua 14 năm xây dựng, phát triển. Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của Học viện Viettel là đào tạo, tập huấn nội bộ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh viễn thông, CNTT, công nghệ cao của Tập đoàn Viettel.
Nội dung đào tạo tập trung vào bốn trụ cột: Một là, đào tạo cán bộ quản lý các cấp; tạo nguồn giám đốc trung tâm Viettel quận huyện, chi nhánh tỉnh thành phố, công ty, tổng công ty, tập đoàn; về kiến thức quản trị kinh doanh, kỹ thuật, quản lý. Hai là, đào tạo năng lực theo các chuyển dịch mới của tập đoàn; về chiến lược kinh doanh, sản phẩm mới, chính sách mới, công nghệ mới, chuyển đổi số. Ba là, đào tạo năng lực cốt lõi và tuân thủ; theo quy định của pháp luật, quân đội và tập đoàn: Định hướng hội nhập, lịch sử, truyền thống; văn hóa doanh nghiệp, chính sách lao động, kỹ năng làm việc, công tác Đảng, công tác chính trị; điều lệnh, pháp luật, an toàn lao động, quản lý dự án. Bốn là, đào tạo năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc tập đoàn.
Học viện cũng chỉ đạo ngành dọc về công tác đào tạo nội bộ; bên cạnh đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu, học viện hiện có 200 giảng viên nội bộ là các chuyên gia kỹ thuật, kinh doanh, quản lý trong toàn tập đoàn. Hằng năm, Ban tổng giám đốc tập đoàn, trưởng ban cơ quan tập đoàn và lãnh đạo các tổng công ty có từ 24 đến 48 giờ giảng dạy, làm giảng viên nội bộ, đào tạo chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

Trung tá, TS Bùi Quang Tuyến, Giám đốc Học viện Viettelbáo cáo với đoàn công tác.

Đoàn cán bộ Cục Nhà trường đánh giá cao nội dung, phương thức đào tạo của Viettel, rất cơ bản, toàn diện, đúng hướng, phù hợp, để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sản xuất, kinh doanh của một tập đoàn công nghệ. Viettel quan tâm đào tạo nhân sự theo chức danh cả về kinh doanh, kỹ thuật và quản lý; cả thị trường trong nước và nước ngoài. Sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp Viettel đến công tác đào tạo thể hiện từ triết lý kinh doanh, đến các quy trình, quy định. Công tác đào tạo của Viettel luôn gắn lý luận với thực tiễn, coi trọng thực hành, đào tạo kỹ năng tay nghề, tư duy mới về lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp. Phương thức đào tạo của Viettel linh hoạt, học bài giảng online trước khi học tập trung; tăng cường tương tác, thảo luận nhóm, chia sẻ giữa giảng viên và học viên.

Trung tướng GS, TS Trần Hữu Phúc phát biểu, định hướng về hợp tácđào tạo giữa Học viện Viettel với các trường trong và ngoài quân đội.

Phát biểu tại buổi làm việc, Trung tướng, GS, TS Trần Hữu Phúc, Cục trưởng Cục Nhà trường nhấn mạnh: Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề ra chủ trương “Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời”, các cơ quan đang nghiên cứu góp ý; hiện nay Học viện Viettel đã và đang vận hành mô hình “Xây dựng tổ chức học tập Viettel trong kỷ nguyên số”. Đây là bước đi rất đúng và thiết thực, tạo chuyển dịch lao động, chuyển đổi số, bổ sung kiến thức, kỹ năng, tay nghề.
Đồng chí cục trưởng cho rằng: Kế hoạch học tập cá nhân của học viên và người lao động được đưa lên hệ thống số hóa; xác định mục tiêu, cập nhật tiến độ, kiểm soát, đánh giá kết quả là giải pháp công nghệ rất tối ưu. Về xây dựng chương trình đào tạo, Học viện đã có bước đi rất bài bản: “Vá”, “May đo”, “Sản xuất hàng loạt”: “Vá lại”, bổ sung kiến thức còn thiếu; “may đo”, đào tạo bổ sung kiến thức kỹ năng theo từng nhóm nhân lực; “sản xuất hàng loạt”, đào tạo đại trà những kiến thức mang tính phổ cập, tuân thủ theo pháp luật, quy trình, quy định. Đây là những vấn đề mà hệ thống giáo dục quốc gia và nhà trường quân đội rất quan tâm trong quá trình hội nhập, tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đoàn công tác chụp ảnh chung với lãnh đạo Học viện Viettel.

Đoàn cán bộ Cục Nhà trường và Ban lãnh đạo Học viện Viettel đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quý trong hoạt động quản lý đào tạo ở nhà trường quân đội: Từ đào tạo công nghệ, chuyên môn kỹ thuật; đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý; đào tạo theo chức danh, thực hành đóng vai, lấy người học làm trung tâm, thực hành thực tập, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, quản lý đánh giá học viên sau đào tạo... Học viện Viettel với lợi thế của Tập đoàn công nghệ, có cơ sở hạ tầng hiện đại, cần đi tiên phong, áp dụng và sáng tạo công nghệ đào tạo mới.

Kết luận chương trình làm việc, Trung tướng, GS, TS Trần Hữu Phúc đã biểu dương, ghi nhận những kết quả đạt được của Học viện Viettel; đồng thời định hướng, gợi mở học viện cần quan tâm đến đào tạo nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu; tăng cường đào tạo kiến thức quân sự, chính trị cho học viên; giữ vững đoàn kết, kỷ luật, tính bảo mật của môi trường quân sự. Học viện Viettel cần phát huy lợi thế, đẩy mạnh hoạt động hội nghị, hội thảo khoa học để thu hút, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ cao.
Với các sáng kiến, đề tài khoa học, học viện hoàn thiện đăng ký, góp phần nhân rộng điển hình tiên tiến. Cục Nhà trường sẽ chỉ đạo các học viện, nhà trường quân đội tăng cường hợp tác, trao đổi giảng viên; đưa sinh viên, học viên đến tham quan tại Viettel và nghiên cứu bổ sung những chuyên đề, nội dung cần thiết về chuyển đổi số, kinh tế số, an ninh mạng, hội nhập kinh tế quốc tế.

Tin, ảnh: XUÂN PHƯƠNG

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường đã báo cáo, làm rõ kết quả xây dựng tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của cục trong thời gian qua. Hiện nay, 100% cán bộ của Cục Nhà trường có trình độ đại học trở lên, trong đó trình độ sau đại học đạt 91,11%, riêng trình độ tiến sĩ đạt 31,11%. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, trong 7 tháng đầu năm 2021, Cục Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu, ban hành các văn bản chỉ đạo; tích cực đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, nâng cao chất lượng học ngoại ngữ, truyền thụ kinh nghiệm thực tiễn cho học viên; tổ chức 14 lớp tập huấn, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý giáo dục, chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng mềm cho hơn 1.100 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đạt kết quả tốt.

Cục cũng tích cực, chủ động tham mưu, tổ chức tiến hành công tác tuyển sinh quân sự [TSQS], trong đó đã kịp thời đề xuất với thủ trưởng BTTM về phương án TSQS trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19; chỉ đạo 6 trường cử hơn 200 cán bộ tham gia kiểm tra công tác coi thi kỳ thi THPT tại 4 tỉnh theo đề nghị của Bộ GD-ĐT; chỉ đạo tổ chức giao, nhận hồ sơ tuyển sinh giữa ban tuyển sinh các địa phương, đơn vị với các trường chặt chẽ, đúng quy định. Ngoài ra, công tác kiểm tra, phúc tra, khảo thí và bảo đảm chất lượng đào tạo; công tác hợp tác đào tạo..., cũng được tiến hành đúng kế hoạch, đạt kết quả tốt. Cục Nhà trường đã xác định cụ thể phương hướng, nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2021 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8-2021; nêu lên một số kiến nghị, đề xuất để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác GD-ĐT.

Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt thủ trưởng BTTM, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương ghi nhận, biểu dương sự cố gắng và những kết quả đạt được của Cục Nhà trường trong thời gian qua. Cho rằng từ nay đến hết năm 2021 thời gian không còn dài, song nhiệm vụ còn nhiều và rất nặng nề, do đó đồng chí Tổng Tham mưu trưởng yêu cầu Cục Nhà trường phải đề cao quyết tâm, trách nhiệm, chủ động, tích cực tổ chức thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất.

Quang cảnh buổi làm việc.

Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng nhấn mạnh, Đại hội XIII của Đảng và Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đã xác định xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Để xây dựng quân đội hiện đại, theo đồng chí Tổng Tham mưu trưởng, một trong những yêu cầu quan trọng là phải có con người hiện đại, đây là nhiệm vụ đặt ra đối với công tác GD-ĐT trong quân đội. Do đó, Cục Nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT và xây dựng các nhà trường quân đội; tập trung mọi nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường trong toàn quân hoàn chỉnh các chiến lược, đề án, báo cáo các cấp xem xét, quyết định. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương lưu ý, việc xây dựng các chiến lược, đề án phải sát với nhiệm vụ của quân đội, thực trạng các học viện, nhà trường và sự phát triển của khoa học công nghệ, để các đề án, chiến lược vừa phát huy tốt tác dụng, vừa có sức sống lâu dài.

Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng cũng yêu cầu Cục Nhà trường cần căn cứ vào diễn biến dịch Covid-19 để đề xuất phương án xét TSQS năm 2021 bảo đảm chặt chẽ, đúng quy chế, không để xảy ra sai sót; chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiếp nhận học viên về dự thi, nhập học, bàn giao học viên tốt nghiệp về các đơn vị, chuẩn bị tốt các điều kiện khai giảng năm học 2021-2022 đúng kế hoạch, an toàn, không để dịch Covid-19 lây lan vào các học viện, nhà trường. Bên cạnh đó, Cục cần tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phương pháp, tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ, đồng thời nâng cao khả năng tham mưu chiến lược trong công tác GD-ĐT. Đối với các kiến nghị, đề xuất của Cục Nhà trường, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương giao các cơ quan chức năng BTTM tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Tin, ảnh: HOÀNG HÀ

Video liên quan

Chủ Đề