Công ty tnhh tối đa bao nhiêu nhân viên năm 2024

ổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp 2020

1. Giống nhau:

  • Đều có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Đều chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
  • Đều được phát hành trái phiếu.
  • Thời hạn góp vốn: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thành viên/cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
  • Có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
  • Số vốn góp không đủ và không đúng hạn được coi là khoản nợ đối với công ty.

2. Khác nhau:

CÔNG TY CỔ PHẦN

Số lượng Tối thiểu 2 và tối đa 50 thành viên Tối thiểu từ 3 người và không có giới hạn tối đa. Vốn điều lệ Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau mà tính theo tỷ lệ % vốn góp Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và được thể hiện dưới hình thức chứng khoán là cổ phiếu. Vốn góp Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải góp đủ các tài sản như đã cam kết và được sự đồng ý của các thành viên trong công ty nếu góp bằng tài sản khác.

Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải góp đủ các tài sản như đã cam kết. Các cổ đông sáng lập phải đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần, số còn lại có thể huy động bằng cách phát hành cổ phiếu.

Cơ cấu tổ chức

Hội đồng thành viên

  • Chủ tịch Hội đồng thành viên
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
  • Ban kiểm soát [công ty phải có ít nhất 11 thành viên trở lên]

Loại hình này có 2 cơ cấu:

* Cơ cấu 1:

  • Đại hội đồng cổ đông.
  • Hội đồng quản trị.
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Ban kiểm soát.

[Trường hợp có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát]

* Cơ cấu 2:

  • Đại hội đồng cổ đông.
  • Hội đồng quản trị.
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

[Ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty]

Chuyển nhượng vốn

Các thành viên có quyền chuyển nhượng vốn thông qua hình thức sau:

  • Mua lại vốn góp: Thành viên công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.
  • Chuyển nhượng phần vốn góp: Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn góp của mình cho người khác [nếu thành viên trong công ty không mua].

Có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác [Trừ trường hợp ba năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.]

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách "bình luận" vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Quốc Luật ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Vậy, một người được thành lập tối đa mấy công ty?

Những ai không có quyền thành lập công ty?

Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 thì những tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định, trừ những trường hợp sau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Một người được thành lập mấy công ty? [Ảnh minh họa]

Vậy, một người được thành lập mấy công ty?

Như vậy, các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng bị cấm đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng bị khống chế bởi những quy định sau đây:

- Đối với doanh nghiệp tư nhân [Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014]: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

- Đối với công ty hợp danh [Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014]: Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần: Một cá nhân có thể được thành lập nhiều Công ty TNHH hoặc nhiều Công ty cổ phần.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên tối đa bao nhiêu?

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì pháp luật hiện hành chỉ cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có số lượng thành viên tối đa không quá 50 thành viên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tối đa bao nhiêu người?

Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên Thành viên của công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty. Số lượng thành viên của công ty tối thiểu là 02 và không vượt quá 50 thành viên.

Công ty phải có bao nhiêu nhân viên?

Tải về Nghị định 78/2015/NĐ-CP Khi sử dụng từ 10 lao động trở lên thì hộ kinh doanh phải thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn là gì?

Công ty TNHH [Trách nghiệm hữu hạn] là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Trên phương diện pháp luật công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu công ty.

Chủ Đề