Công trình kiến trúc nào được xây dựng thời nhà Trần

Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:

Đăng câu hỏi Trắc nghiệm tri thức của bạn >>

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Trắc nghiệm khác:

Trắc nghiệm mới nhất:

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

CHỮA ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 - THPT NGUYỄN HUỆ - 2K5 - Livestream HÓA cô HUYỀN

Hóa học

PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG HAY NHẤT - 2K6 TOÁN THẦY THẾ ANH

Toán

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ KÍNH THIÊN VĂN PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ KÍNH THIÊN VĂN - 2k5 Lý thầy Sĩ

Toán

BÀI TOÁN TƯƠNG GIAO ĐƯỜNG THẲNG VỚI PARABOL - 2k5 - Livestream TOÁN thầy THẾ ANH

Toán

Xem thêm ...

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Các công trình kiến trúc thời Trần”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Các công trình kiến trúc thời Trần

A. Tháp Phổ Minh, chùa Một Cột.

B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.

C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ.

D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương.

Trả lời:

Đáp án đúng:B.Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.

Các công trình kiến trúc thời Trần là tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.

Kiến thức mở rộng về thời Trần.

1. Tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh

a. Nông nghiệp

-Nông nghiệp được phục hồi và phát triển.

- Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã được mở rộng, đê điều được củng cố.

- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước và là nguồn thu nhập chính của nhà nước. Ngoài ra còn có ruộng đất của quý tộc, vương hầu [điền trang và thái ấp].

- Ruộng đất tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.

b. Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý được mở rộng, nhiều ngành nghề khác nhau gồm tráng men, dệt, đóng thuyền.

-Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển, đặc biệt là nghề mộc, xây dựng, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy…

- Nhiều phường nghề thủ công được thành lập, các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ được nâng cao.

c. Thương nghiệp

- Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.

- Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, thu hút người buôn bán khắp các nơi.

- Việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài cũng được đẩy mạnh qua thương cảngVân Đồn [Quảng Ninh].

2. Tình hình xã hội sau chiến tranh thời Trần

- Mặc cho đời sống của nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua, quan, quý tộc nhà Trần vẫn lao vào cuộc sống ăn chơi sa đoạ.

-Quan lại, vương hầu quý tộc nhân đó thả sức ăn chơi xa hoa, bắt quân, dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng loạn.

-Nhà Trần càng suy sụp hơn từ sau khi Trần Dụ Tông chết [1369] và Dương Nhật Lễ lên nắm quyền [1369 - 1370]. Vua quan nhà Trần bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Cham-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh.

=> Đời sống nhân dân càng khổ cực, các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc. Bởi vậy, họ đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ.

-Từ giữa thế kỉ XIV, nông dân, nô tì đã nổi dậy khởi nghĩa.

3. Sự phát triển văn hóa thời Trần

a. Đời sống văn hóa

- Các tín ngưỡng cổ truyền được phổ biến rộng rãi trong nhân dân dân: thờ cúng tổ tiên, anh hùng, người có công với làng xóm.Đạo Phật phát triển, tuy không còn phát triển như thời lý nhưng chùa chiền vẫn mọc lên, người đi tu tăng nhiều.

- Nho giáo cũng ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, nổi bật có nhà nho Chu văn An, Trương Hán Siêu.Các hình thức sinh hoạt như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối được nhân dân ưa thích và phát triển.Nhân dân thường cạo trọc đầu, đi chân đất, mặc quần áo đơn giản, có tinh thần yêu nước, kính già, trọng nghĩa khí.

b. Văn học

- Văn học phát triển mạnh, mang đậm tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.Văn học chữ Hán có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.Văn học chữ nôm có bước phát triển mạnh mẽ với các thi gia như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly…

c. Giáo dục và khoa học kĩ thuật

- Giáo dục phát triển hơn thời Lý, Quốc Tử Giám được mở rộng đào tạo con em quý tộc, quan lại, có nhiều kỳ thi chọn người giỏi. Các lộ, phủ đều có trường công.Cơ quan viết sử ra đời- Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu, là tác giả của Đại Việt sử ký [1272]. Đây là một điểm mới trongsự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần, nhà nước đã đặc biệt coi trọng đến yếu tố lịch sử.

- Quân sự có tác phẩm binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo

- Thiên văn học cũng đạt được nhiều thành tựu với các nhà thiên văn như Đăng Lộ, Trần Nguyên Đán.

- Y học với danh y Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu các vị thuốc nam và tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Cuối thế kỷ XIV, Hồ Nguyên Trừng cùng thợ thủ công đã chế tạo thành công súng thần cơ và thuyền chiến.

d. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

- Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trầncòn thể hiện ở cả lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.Cụ thể, nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời:Cung Thái Thượng Hoàng, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, Thành Tây Đô [Thành Nhà Hồ].

4. Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào?

- Xã hội thời Trần gồm có các tầng lớp sau:

+ Vương hầu, quý tộc: Có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ những chức vụ trọng yếu, ngày càng có nhiều ruộng tư hữu.

+ Địa chủ: Giàu có, nhiều ruộng đất, thực hiện phát canh – thu tô.

+ Nông dân: Là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, cày ruộng công của nhà nước.

+ Thợ thủ công, thương nhân: Chiếm một tỷ lệ nhỏ và số lượng ngày càng đông lên.

+ Nông nô, nô tì: Tầng lớp thấp kém nhất, bị lệ thuộc và bóc lột nặng nề.

11/01/2022 80

A. Tháp Phổ Minh, chùa Một Cột.

B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.

Đáp án chính xác

C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ.

D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương.

Video liên quan

Kiến trúc của các cung điện hay dinh thự là một loại kiến trúc tiêu biểu và điển hình của các triều đại phong kiến Việt Nam thời xưa. Lý do bởi loại hình kiến trúc này huy động tập trung cao trí tuệ, tài lực của cả nước hoặc ít nhất là địa phương nơi xây dựng nên các công trình này. Chính vì vậy, nó được xem như bộ mặt của cả triều đại. Trong đó có lẽ kiến trúc cung đình thời Trần là phát triển và nổi bật nhất mọi thời đại. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về các công trình kiến trúc tiêu biểu của triều Trần, cùng theo dõi nhé!

Tổng quan về kiến trúc cung đình thời Trần

Theo các chuyên gia về lịch sử học của nước ta, trong lịch sử cổ trung đại, kiến trúc cung đình thường có quy mô rất lớn, được xây dựng vô cùng vững chãi, công phu và kiên cố; được trang trí bằng những họa tiết cầu kỳ, tinh xảo nhất.

Kiến trúc cung đình nước ta thời xưa có nhiều điểm tương đồng với kiến trúc cung đình của một số nước có ảnh hưởng của nền văn minh chữ hán ở khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản…Vật liệu để xây dựng cung điện thường bằng gỗ kết hợp với gạch, ngói đá và được chia thành 3 phần là phần trên, phần giữa, phần dưới.

Do chất liệu chủ yếu bằng gỗ nên rất khó để duy trì nguyên hiện trạng theo thời gian, rất nhiều các công trình kiến trúc cung đình Việt Nam dưới thời nhà Lý – Trần đã cơ bản bị hủy hoại và chôn vùi sau bao cuộc chiến tranh ác liệt. Rất nhiều những khám phá khảo cổ học có giá trị được phát hiện từ năm 2002 đến nay đã cho ta thấy vết tích những kiến trúc cung đình, lầu gác có nhiều quy mô to nhỏ khác nhau. Đặc điểm nổi bật của kiến trúc này là nghệ thuật trang trí mái cung điện qua những họa tiết trang trí trên mái, thể hiện nét đặc trưng rõ rệt của một nền văn hóa từ xa xưa.

Nét độc đáo của kiến trúc cung đình thời Trần

Sau khi nhà Trần nối ngôi nhà Lý đã bắt đầu cho công cuộc xây dựng mới và sửa sang lại Hoàng cung tại Thăng Long. Kiến trúc cung đình nhà Trần so với nhà Lý có những nét độc đáo, mới lạ riêng biệt: công trình được xây trên các bệ cao, đa số là kiểu 2 tầng có gác, có những công trình lên tới 3 – 4 tầng lầu. 

Tầng dưới cùng được gọi là “điện” và tầng trên được gọi là “các”, thường được các hành lang bao xung quanh. Các công trình được nối với nhau và thông đến các cửa Hoàng thành.

Do thể chế các nhà vua thời Trần đều truyền ngôi lại cho con từ khi còn sống để lui về làm Thái thượng hoàng, do đó kiến trúc cung đình thời Trần bao gồm 2 hệ thống cung: cung Vua và cung Thái thượng hoàng hoặc cung Thái tử. Về kiến trúc chi tiết của cung đình thời Trần, trong nhiều tài liệu có đề cập đến như: Vua ở trên điện cao 4 tầng, xung quanh có nhiều cung điện, và đều được sơn màu đỏ, cột có chạm rồng, phượng… Khi nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly dời đô về Vĩnh Lộc [Thanh Hóa], tuy nhiên những cung điện của nhà Hồ đều bị phá hủy theo thời gian và do chiến tranh nên không còn tồn tại được đến ngày nay.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, năm 1802 sau khi cách mạng Tây Sơn thất bại – Nguyễn Ánh lập triều Nguyễn và đóng đô tại Phú Xuân [Huế] đã cho xây dựng Hoàng cung tại kinh đô Huế. Nhìn chung kiến trúc cung đình thời này cũng có những nét truyền thống và đặc trưng riêng.

Kiến trúc hành cung thời nhà Trần

Hành cung là nơi để vua nghỉ ngơi mỗi khi có dịp rời Kinh đô Thăng Long và đi du tuần ở các địa phương. Thời Lý, Trần đã cho xây dựng khá nhiều hành cung ở khắp mọi nơi, trong đó nổi tiếng và được ghi chép lại nhiều nhất trong các tài liệu lịch sử là hành cung Ứng Phong, Lỵ Nhân thời Lý và Thiên Trường, Vũ Lâm của thời Trần.

Thời Lý, hành cung Ứng Phong nay thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định là hay được vua ghé tới nhiều nhất để xem xét tình hình cày cấy, gặt lúa của nhân dân, đã được sử sách ghi lại rất chi tiết. Đến năm 2014 – 2015 các nhà khảo cổ đã tìm ra khu vực hành cung Lỗ Giang [Thái Bình], nay là di tích đền Trần – Thái Lăng có quy mô rộng lớn và kiến trúc khá độc đáo, gặp nhiều ở thời Trần.

Một đặc điểm nổi bật nhất về kiến trúc cung đình tại hành cung Lỗ Giang theo kết quả ghi nhận được là công trình này đã xây dựng móng trụ. Móng trụ của hành cung này có dạng trụ kép đôi và kép ba; móng trụ kép đôi đã xuất hiện từ thời Lý tuy nhiên móng trụ kép ba thì đây là lần đầu được khai quật thấy.

Bên cạnh đó, một điểm đáng quan tâm nữa là kỹ thuật xây dựng bó nền, về cơ bản vẫn là xếp gạch chữ nhật nhưng các đoạn gạch không liên tục mà tách rời nhau thành từng đoạn có chiều dài tương tự nhau. các đoạn đứt được gia cố lại bằng cọc gỗ hoặc trụ đá dựng đứng làm nền công trình được đẩy cao hơn và trở nên vững chắc.

Các loại ngói mũi sen lợp mái có kích thước tương tự nhau, tuy nhiên có một số ít các viên ngói cùng kích thước, nhưng hình dáng và chất liệu hay kỹ thuật sản xuất lại khác nhau, như ngói mũi sen kép giả, mũi sen đầu tròn. Điều này cho ta thấy đã có sự tu sửa ở phần mái ngói của công trình vào giai đoạn nhà Trần.

Hành cung Lỗ Giang này gắn liền với sự nghiệp cai trị của vua Trần Hiến Tông [thế kỷ 13-14]. Vị hoàng đế trẻ tuổi này mất tại đây vào năm 1341 khi mới chỉ tròn 23 tuổi. Di tích này hiện tại đã trở thành đền thờ các vị vua nhà Trần, có bài vị của vua Trần Anh Tông và Trần Minh Tông.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu thêm về kiến trúc cung đình thời Trần của Việt Nam từ thời xa xưa có những nét riêng biệt, độc đáo vô cùng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về nền kiến trúc lịch sử nước nhà.

Video liên quan

Chủ Đề