Tiểu luận Trung cấp chính trị khoa xây dựng Đảng

Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị ĐIỂM CAO. Để hoàn thành được một bài khóa luận thì việc đầu tiên và cũng là việc quan trọng nhất đó là lựa chọn đề tài cho phù hợp với yêu cầu của giáo viên, và đề tài cũng phù hợp với năng lực của chính mình. Để hỗ trợ các bạn học viên đang gặp khó khăn khi lựa chọn đề tài làm bài khóa luận cuối khóa, Trang luận văn có chia sẻ đến các bạn học viên Danh Sách Đề Tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị cho các bạn lựa chọn đề tài tham khảo để làm bài nhé.

Ngoài ra, bạn học viên nào có nhu cầu thuê dịch vụ viết bài khóa luận cuối khóa thì liên hệ trực tiếp đến Trang luận văn để được hỗ trợ bài làm một cách tốt nhất nhé.

===>> Dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp

Và dưới đây Trang luận văn có chia sẻ đến các bạn hình thức để làm một bài khóa luận và Danh Sách Đề Tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị cho các bạn cùng nhau tham khảo.

I. KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ: PHẦN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

  1. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng thế giới quan duy vật mác xít cho đội ngũ cán bộ đảng viên hiện nay. Liên hệ cơ quan đơn vị.
  2. Quan hệ biện chứng vật chất – ý thức trong xây dựng CNXH đảm bảo tiến bộ xã hội dân chủ công bằng văn minh? Liên hệ địa phương/vị trí công tác?
  3. Vận dụng quy luât lượng chất phân tích quy trình kết nạp đảng viên ở cơ quan đơn vị. một số giải pháp.
  4. Vận dụng mối liên hệ phổ biến trong công tác nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên tại cơ quan đơn vị? Liên hệ địa phương/vị trí công tác?
  5. Vận dụng nguyên tắc cao nhất trong triết học MLN để làm rõ muốn đổi mới đất nước trước hết phải đổi mới tư duy lý luận? Liên hệ địa phương /vị trí công tác?
  6. Sự vận dụng của Đảng về xây dựng quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX trong thời kỳ quá độ lên CNXH? Liên hệ địaphương/vịt trí công tác?
  7. Sự vận dụng của Đảng về xây dựng quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT trong thời kỳ quá độ lên CNXH? Liên hệ địa phương/vị trí công tác?
  8. Vận dụng lý luận mácxít về đấu tranh giai câp, làm rõ thực trang ĐTGC Việt Nam hiện nay. Liên hệ đia phương.
  9. Xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay? Liên hệ địa phương/vị trí Công tác?

II. PHẦN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊMÁC – LÊNIN [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

  1. Đánh giá cơ chế vận dụng các quy luật kinh tế – chính trị Mác -Lênin trong hoạch định các chính sách kinh tế ở Việt Nam?
  2. Vận dụng học thuyết giá trị của C.Mác vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở địa phương?
  3. Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư cuả C. Mác vào thực tiễn tiến hành CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam?
  4. Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C. Mác vào cải cách chế độ tiền lương ở Việt Nam hiện nay?
  5. Vận dụng lý luận về Kinh tế thị trường [KTTT] định hướng XHCN để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của KTTT ở Việt Nam/ngành/địa phương công tác?
  6. Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở địa phương?
  7. Vận dụng lý luận về Tích lũy tư bản cuả C. Mác vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực quốc gia.
  8. Nhận thức về chủ nghĩa tư bản độc quyền và những biểu hiện mới cuả nó trong bối cảnh hiện nay?
  9. Nhận thức về những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam? Liên hệ vị trí công tác cuả mình cần làm gì để góp phần vào thực hiện những nhiệm vụ kinh tế đó.
  10. Nhận thức về kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường? Liên hệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở địa phương?

III. PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.

  1. Vai trò của phát triển kinh tế và phát triển văn hóa trong quá trình xây dựng CNXH? Liên hệ địa phương/vị trí công tác hiện nay?
  2. Mô hình XHCN ở Việt Nam theo tinh thần ĐH XI? Liên hệ vấn đề nghiên cứu tại địa phương /vị trí công tác hiện nay?
  3. Tại sao nói: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội?” Liên hệ vấn đề nghiên cứu tại địa phương/vị trí công tác hiện nay?
  4. Vấn đề dân chủ? Liên hệ địa phương, đơn vị công tác?
  5. Thực trạng và sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam [hoặc địa phương] dưới tác động cuả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
  6. Giải pháp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân ở các khu công nghiệp cuả tỉnh BRVT giai đoạn hiện nay.
  7. Tính tất yếu và tầm quan trọng của liên minh các giai tầng, liên hệ địa phương?
  8. Vai trò của giai cấp nông dân trong thời đại công nghiệp 4.0? Liên hệ địa phương?
  9. Vai trò của trí thức trong thời đại công nghiệp 4.0? Liên hệ địa phương?

IV. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

  1. Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc tại cơ quan/đơn vị [nơi học viên đang công tác].
  2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng tại Đảng bộ/ Chi bộ [nơi học viên đang công tác].
  3. Xây dựng phong cách đội ngũ cán bộ, đảng viên tại cơ quan/đơn vị [nơi học viên đang công tác]theo phong cách Hồ Chí Minh.
  4. Nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại cơ quan/đơn vị [nơi học viên đang công tác].
  5. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ tại cơ quan/đơn vị[nơi học viên đang công tác].
  6. Xây dựng khối đoàn kết tại cơ quan/đơn vị [nơi học viên đang công tác]theo tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh.
  7. Đội ngũ cán bộ, đảng viên tại cơ quan/đơn vị[nơi học viên đang công tác] tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

V. KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG

Môn Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam:

  1. Học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cộng sản và sự vận dụng của Đảng ta [hoặc tổ chức đảng nơi học viên đang sinh hoạt, công tác] trong công tác xây dựng đảng hiện nay.
  2. Thực trạng và giải pháp thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của đảng cộng sản ở đảng bộ/chi bộ [hoặc Đảng ủy xã, phường, thị trấn] nơi học viên đang công tác, sinh hoạt. [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]
  3. Thực trạng và giải pháp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của đảng cộng sản ở đảng bộ/chi bộ [hoặc Đảng ủy xã, phường, thị trấn] nơi học viên đang công tác, sinh hoạt.
  4. Thực trạng và giải pháp vận dụng, thực hiện nội dung lãnh đạo của đảng cộng sản cầm quyền ở đảng bộ/chi bộ [hoặc Đảng ủy xã, phường, thị trấn] nơi học viên đang công tác, sinh hoạt.
  5. Thực trạng và giải pháp vận dụng, thực hiện phương thức lãnh đạo của đảng cộng sản cầm quyền ở đảng bộ/chi bộ [hoặc Đảng ủy xã, phường, thị trấn] nơi học viên đang công tác, sinh hoạt.
  6. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
  7. Đảng lãnh đạo cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc [từ tháng 9-1939 đến tháng 8-1945].
  8. Đảng lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và vận dụng những bài học của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
  9. Quá trình Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1945-1954] và vận dụng những bài học kinh nghiệm thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
  10. Quá trình Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ [1954-1975] và vận dụng những bài học kinh nghiệm thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
  11. Quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc [1954-1975] và vận dụng những bài học kinh nghiệm của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]
  12. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc [1975-1986].
  13. Quá trình hình thành đường lối đổi mới [1979-1986] và ý nghĩa lịch sử của việc đề ra đường lối đổi mới.
  14. Quá trình Đảng bổ sung, phát triển đường lối đổi mới.

Môn Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội: [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

  1. Đường lối của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và liên hệ thực tiễn ở địa phương/ngành học viên đang công tác.
  2. Đường lối của Đảng về mô hình tăng trưởng kinh tế và liên hệ thực tiễn ở địa phương/ngành học viên đang công tác.
  3. Đường lối của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và liên hệ thực tiễn ở địa phương/ngành học viên đang công tác.
  4. Đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và liên hệ thực tiễn ở địa phương/đơn vị học viên đang công tác.
  5. Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về chính sách xã hội và liên hệ thực tiễn ở địa phương/ngành học viên đang công tác.
  6. Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo và liên hệ thực tiễn ở địa phương/đơn vị nơi học viên đang công tác.
  7. Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và liên hệ thực tiễn ở địa phương/đơn vị, ngành học viên đang công tác.
  8. Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề dân tộc và liên hệ thực tiễn ở địa phương học viên đang công tác.
  9. Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề tôn giáo và liên hệ thực tiễn ở địa phương học viên đang công tác.
  10. Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về thực hiện quyền con người và liên hệ thực tiễn ở địa phương học viên đang công tác.
  11. Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và liên hệ thực tiễn ở địa phương học/đơn vị, ngành học viên đang công tác.
  12. Đường lối của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc và liên hệ thực tiễn thực hiện đường lối này ở địa phương/ngành, đơn vị học viên đang công tác.
  13. Đường lối của Đảng xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội gắn với quốc phòng – an ninh và liên hệ thực tiễn thực hiện đường lối này ở địa phương/ngành, đơn vị học viên đang công tác.
  14. Đường lối của Đảng về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và liên hệ thực tiễn thực hiện công tác này ở địa phương/ngành, đơn vị học viên đang công tác.
  15. Chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và liên hệ thực tiễn thực hiện chính sách này ở địa phương/ngành, đơn vị học viên đang công tác.
  16. Quá trình thực hiện 3 đột phá chiến lược của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Liên hệ thực tiễn ở địa phương/ngành nơi học viên đang công tác. [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]
  17. Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong việc phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội. Thực tiễn việc tổ chức thực hiện tại địa phương/ngành, đơn vị học viên công tác.

III- Nghiệp vụ công tác MTTQ và Đoàn thể nhân dân ở cơ sở 

  1. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở.
  2. Thực trạng và giải pháp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của MTTQ ở cơ sở.
  3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong công tác vận động đồng bào các dân tộc, tôn giáo ở cơ sở.
  4. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tô quốc Việt Nam? Thực trạng việc thực hiện quyền và trác nhiệm của MTTQ Việt Nam ở cơ sở?
  5. Vị trí, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân trong giai đọan hiện nay. Liên hệ thực tế tại cơ sở.
  6. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn ở cơ sở.
  7. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]
  8. Chức năng của Công đoàn, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho công nhân, người lao động của Công đoàn ở cơ sở?
  9. Phân tích vai trò của Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Liên hệ thực tiễn ở cơ sở.
  10. Việc thực hiện bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay, liên hệ thực tiễn
  11. Vai trò của Hội LHPNVN trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, liên hệ thực tiễn
  12. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động phụ nữ hiện nay ở…[cơ quan, đơn vị hay địa phương]
  13. Vai trò của Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới – thực trạng và giải pháp ở cơ sở
  14. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nông dân ở cơ sở
  15. Nghiệp vụ giáo dục tuyên truyền người nông dân mới của Hội nông dân ở cơ sở. Thực trạng và giải pháp.
  16. Nghiệp vụ tuyên truyền, giáo dục của đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh ở cơ sở, liên hệ thực tiễn
  17. Vai trò của Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh ở cơ sở, liên hệ thực tiễn địa phương trong thời điểm chống dịch Covid hiện nay.
  18. Tổ chức Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở cơ sở?
  19. Vai trò của Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh trong tập hợp, tuyên truyền, giáo dục thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng ở cơ sở?
  20. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội cựu chiến binh? Thực trạng việc thực hiện những nội dung trên ở cơ sở?

Nghiệp vụ công tác Đảng [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

  1. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ [chi bộ]…, thực trạng và giải pháp.
  2. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng tại đảng bộ [chi bộ]…, thực trạng và giải pháp.
  3. Công tác đảng viên tại đảng bộ [chi bộ] …, thực trạng và giải pháp.
  4. Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, công tác đảng viên tại đảng bộ [chi bộ]….
  5. Công tác cán bộ tại đảng bộ [chi bộ]…, thực trạng và giải pháp.
  6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ tại đảng bộ [chi bộ]….
  7. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại đảng bộ [chi bộ]….
  8. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng tại đảng bộ [chi bộ] …, thực trạng và giải pháp.
  9. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng tại đảng bộ [chi bộ]….
  10. Công tác dân vận tại đảng bộ [chi bộ]…, thực trạng và giải pháp.
  11. Nâng cao chất lượng công tác dân vận tại đảng bộ [chi bộ]….
  12. Công tác kiểm tra, giám sát tại đảng bộ [chi bộ]…, thực trạng và giải pháp.
  13. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát tại đảng bộ [chi bộ]….
  14. Phát huy vai trò của cấp ủy cơ sở tại Đảng bộ [chi bộ]….
  15. Phát huy vai trò của người Bí thư cấp ủy cơ sở tại Đảng bộ [chi bộ]….
  16. Công tác văn phòng tại đảng bộ, chi bộ cơ sở. Thực trạng và giải pháp
  17. Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận. Thực trạng và giải pháp.
  18. Đảng bộ, chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đánh giá, sử dụng cán bộ tại cơ quan, đơn vị…

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHẦN HỌC: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CH NGHĨA [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

  1. Thực trạng và giải pháp tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị tại địa phương
  2. Thực trạng và giải pháp đổi mới hệ thống chính trị tại địa phương.
  3. Yêu cầu đối với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam và thực tiễn vận dụng những yêu cầu này trong xây dựng chính quyền tại địa phương.
  4. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tại địa phương– Thực trạng và giải pháp.
  5. Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tại địa phương – Thực trạng và giải pháp.
  6. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tại địa phương-Thực trạng và giải pháp.
  7. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tại địa phương – Thực trạng và giải pháp.
  8. Thực trạng và giải pháp của xây dựng và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương.
  9. Thực hiện Luật Hiến pháp tại địa phương– Thực trạng và giải pháp.
  10. Thực hiện pháp luật Luật Hành chính tại địa phương– Thực trạng và giải pháp.
  11. Thực hiện pháp luật Luật Đất đai tại địa phương– Thực trạng và giải pháp.
  12. Thực hiện pháp luật Luật Dân sự tại địa phương– Thực trạng và giải pháp.
  13. Thực hiện pháp luật Luật Hôn nhân và gia đình tại địa phương– Thực trạng và giải pháp.
  14. Thực hiện pháp luật Luật Kinh tế tại địa phương– Thực trạng và giải pháp.
  15. 15. Thực trạng và giải pháp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại địa phương/cơ quan.
  16. Thực trạng và giải pháp áp dụng pháp luật tại cơ quan, địa phương
  17. Thực trạng và giải pháp tăng cường pháp chế XHCN tại địa phương.

PHẦN HỌC: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

  1. Vai trò của quản lý hành chính nhà nước – Thực trạng và giải pháp tại địa phương [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]
  2. Các điều kiện để tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước của chính quyền cơ sở – Thực trạng và giải pháp tại cơ quan/địa phương
  3. Thực trạng và giải pháp của tuyển dụng công chức, viên chức tại cơ quan, hoặc địa phương.
  4. Thực trạng và giải pháp của sử dụng cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, hoặc địa phương.
  5. Thực trạng và giải pháp của đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, hoặc địa phương.
  6. Thực trạng và giải pháp của chính sách tiền lương, và các chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức, viên tại cơ quan, hoặc địa phương.
  7. Thực trạng và giải pháp của khen thưởng, kỉ luật cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, hoặc địa phương.
  8. Thực trạng và giải pháp của quản lý thu ngân sách nhà tại cơ quan, hoặc địa phương.
  9. Thực trạng và giải pháp của quản lý chi ngân sách nhà nước tại cơ quan, hoặc địa phương.
  10. Thực trạng và giải pháp của quản lý lập ngân sách tại cơ quan, hoặc địa phương.
  11. Thực trạng và giải pháp của chấp hành ngân sách tại cơ quan, hoặc địa phương.
  12. Thực trạng và giải pháp của quyết toán ngân sách tại cơ quan, hoặc địa phương.
  13. Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã/huyện- [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]
  14. Quản lý nhà nước về địa giới hành chính trên địa bàn xã/huyện- Thực trạng và giải pháp.
  15. 15. Quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn xã/huyện- Thực trạng và giải pháp.
  16. Quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn xã/huyện – Thực trạng và giải pháp.
  17. Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn xã/huyện – Thực trạng và giải pháp.
  18. Quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn xã/huyện- Thực trạng và giải pháp.
  19. Quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn xã /huyện – Thực trạng và giải pháp.
  20. Quản lý nhà nước về chứng thực trên địa bàn xã /huyện – Thực trạng và giải pháp.
  21. 21. Quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn xã /huyện – Thực trạng và giải pháp.
  22. Thực trạng và giải pháp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của xã /huyện.
  23. 23. Kiểm tra hành chính nhà nước tại cơ quan/địa phương- Thực trạng và giải pháp
  24. 24. Xử lý vi phạm hành chính tại cơ quan/địa phương– Thực trạng và giải pháp
  25. 25. Thực trạng và giải pháp tiếp công dân tại cơ quan hoặc địa phương.
  26. 26. Thực trạng và giải pháp giải quyết khiếu nại tại cơ quan hoặc địa phương.
  27. 2 Thực trạng và giải pháp giải quyết tố cáo tại cơ quan hoặc hoặc địa phương.
  28. Cải cách hành chính nhà nước tại cơ quan/ địa phương– Thực trạng và giải pháp
  29. 29. Thực hiện cơ chế một cửa, một của liên thông tại cơ quan /địa phương– Thực trạng và giải pháp.
  30. 30. Cải cách thủ tục hành chính tại cơ quan/địa phương– Thực trạng và giải pháp.

III. PHẦN HỌC: MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ, LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ.

  1. Kỹ năng đánh giá cán bộ – Thực trạng và giải pháp tại cơ quan, địa phương.
  2. Hoạt động lãnh đạo, quản lý – Thực trạng và giải pháp tại cơ quan, địa phương.
  3. Phong cách lãnh đạo và thực trạng phong cách lãnh đạo tại cơ quan, địa phương.
  4. Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin – Thực trạng và giải pháp tại cơ quan, địa phương.
  5. Kỹ năng điều hành công sở – Thực trạng và giải pháp tại cơ quan, địa phương.
  6. Kỹ năng xử lý tình huống chính trị – Thực trạng và giải pháp tại địa phương.
  7. 7.Kỹ năng tuyên truyền – Thực trạng và giải pháp tại cơ quan, địa phương.
  8. Kỹ năng thuyết phục- Thực trạng và giải pháp tại cơ quan, địa phương.
  9. Kỹ năng soạn thảo văn bản – Thực trạng và giải pháp tại cơ quan, địa phương.

HƯỚNG DẪN Nội Dung Định Hướng Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Chương Trình Trung Cấp Lý Luận Chính Trị

 Về việc viết khóa luận tốt nghiệp lớp trung cấp LLCT-HC

Để nâng cao chất lượng khóa luận tốt nghiệp cuối khoá của học viên lớp Trung cấp LLCT-HC; nhà trường đề nghị các đồng chí giảng viên và học viên các lớp Trung cấp LLCT-HC thực hiện đúng những yêu cầu sau:

1. Yêu cầu đối với học viên:

Mục đích yêu cầu khóa luận tốt nghiệp:

  • – Khóa luận tốt nghiệp lớp Trung cấp LLCT-HC là  một bài viết dưới dạng vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Trung cấp LLCT-HC, nhằm giải quyết một vấn đề trong thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý tổ chức thực hiện ở cơ sở đang đặt ra. Thông qua hình thức khóa luận, người học thể hiện sự hiểu biết cả về lý luận và sự vận dụng vào thực tiễn công tác của mình.
  • – Yêu cầu: Học viên thực hiện đầy đủ các quy trình, nội dung  của khóa luận tốt nghiệp theo hướng dẫn của giảng viên; tránh xảy ra các hiện tượng học viên không tích cực đầu tư, nghiên cứu để viết khóa luận mà sao chép nội dung nghiên cứu của người khác, hoặc sao chép nguyên văn các bài viết trong tài liệu, sách báo…

2. Nội dung: [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

2.1. Tên khóa luận tốt nghiệp:

  • – Hướng đề tài khóa luận của học viên do nhà trường phân công theo từng môn học, trên cơ sở đó học viên xin ý kiến thống nhất với giáo viên hướng dẫn để xây dựng tên đề tài khóa luận đảm bảo các yêu cầu sau:
  • + Khóa luận thuộc một vấn đề trong môn học đã được xác định trong chương trình Trung cấp LLCT-HC do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành.
  • + Gắn lý luận với thực tiễn ở địa phương cơ sở đang đặt ra phù hợp với chương trình Trung cấp LLCT-HC.

2.2. Nội dung khóa luận tốt nghiệp:

Nội dung khóa luận phải thể hiện sự vận dụng kiến thức trong chương trình Trung cấp LLCT-HC để luận giải một số vấn đề thực tiễn ở địa phương, cơ sở đang đặt ra trong quá trình thực hiện; từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị với các cấp lãnh đạo trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc.

Khóa luận phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bố cục như sau:

2.2.1. LỜI MỞ ĐẦU

  • – Lý do lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp.
  • – Mục đích nghiên cứu.
  • – Giới hạn của đề tài.
  • – Giới thiệu nội dung [số lượng trong khoảng 2-3 trang].

2.2.2. Nội dung

Phần 1: Trình bày cơ sở lý luận.

  1. Cơ sở lý luận chung của vấn đề nghiên cứu:

– Quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến nội dung cần nghiên cứu.

2 .Trình bày những khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.

  • + Cần làm rõ những khái niệm cụ thể liên quan đến đề tài nghiên cứu.
  • + Trình bày những nội dung chính của vấn đề về nghiên cứu. [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

Phần này học viên phải tập trung trực tiếp vào nội dung đề tài, tránh trình bày quá rộng, không sát với mục đích, yêu cầu, nội dung của đề tài cần nghiên cứu [số lượng từ 5-7 trang, khổ giấy A4].

Phần 2: Thực trạng và những giải pháp, kiến nghị [phần trọng tâm].

Thực trạng [thông qua khảo sát tại địa phương cơ sở].

  • * Đặc điểm, tình hình.
  • – Đặc điểm thuận lợi, khó khăn.
  • – Tình hình chung và cụ thể.
  • * Thực trạng và vấn đề đặt ra.
  • + Đánh giá những mặt ưu điểm và nguyên nhân.
  • + Những mặt hạn chế và nguyên nhân.
  • * Những bài học đặt ra và những bài học kinh nghiệm.
  • + Những vấn đề bất cập, những mâu thuẫn cần giải quyết.
  • + Rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Những giải pháp và kiến nghị.

  • * Giải pháp cơ bản.
  • * Kiến nghị.
  • – Kiến nghị với TW và cơ quan cấp trên.
  • – Kiến nghị với cơ quan đơn vị trực tiếp liên quan.

Phần 3: Kết luận. [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

  • – Nêu tóm tắt những vấn đề đã được nghiên cứu, nhận xét vấn đề đã được nghiên cứu như thế nào, kết quả đạt được.
  • – Những vấn đề gì phát sinh nhưng chưa có điều kiện giải quyết, hướng cần phải tiếp tục nghiên cứu [số lượng từ 1-3 trang].
  • Toàn bộ khóa luận tốt nghiệp cuối khoá dài khoảng 20-30 trang, khổ giấy A4.

Hình thức:

  • – Hình thức trình bày theo đúng quy định, sạch đẹp, bố cục rõ ràng, đúng văn phạm, ngữ pháp.
  • – Phải được đánh máy và in một mặt trên giấy khổ A4, phông chữ Time New Roman 14, mỗi trang khoảng 26 dòng; lề trên 2-2,5 cm, lề dưới 2 -2,5 cm, lề trái 3-3,5cm, lề phải 1,5- 2,0 cm, số trang đánh ở giữa cuối trang.
  • – Chú thích, trích dẫn theo quy định của tài liệu khoa học.
  • – Tờ bìa ngoài: in theo mẫu TỜ BÌA NGOÀI.
  • – Tờ bìa trong: in theo mẫu TỜ BÌA TRONG.
  • – Tờ thứ 3: Ghi mục lục.
  • – Tờ thứ 4: Nhận xét của cơ quan và nhận xét của giáo viên hướng dẫn khóa luận.
  • – Tờ thứ 5: Phiếu đánh giá và chấm điểm khóa luận của giảng viên.
  • – Tờ cuối cùng [sau phần kết luận]: ghi danh mục các tài liệu tham khảo.
  • – Mỗi học viên in 02 cuốn khóa luận nộp cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

Yêu cầu về thời gian: [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

  • Thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp là 20 ngày. Học viên phải thực hiện đúng quy trình sau:
  • – Xác định tên đề tài khóa luận và xây dựng đề cương tổng quát [khoảng 3-5 ngày].
  • – Tìm tư liệu tham khảo tài liệu xây dựng đề cương chi tiết [khoảng 05 ngày].
  • – Viết hoàn chỉnh tiểu luận [khoảng 10 ngày].
  • – Sửa chữa in ấn [].

Yêu cầu đối với giáo viên hướng dẫn.

  • – Mỗi học viên viết khóa luận tốt nghiệp được một giảng viên đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần hướng dẫn;
  • Người hướng dẫn là giảng viên hoặc giảng viên kiêm nhiệm có bằng Thạc sỹ trở lên hoặc giảng viên đã qua giảng dạy trực tiếp từ 8 năm trở lên, có đủ khả năng và điều kiện, được Hiệu trưởng phân công.
  • – Người hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp có nhiệm vụ giúp học viên xác định tên đề tài, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và hoàn thành khóa luận đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]
  • Người hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp phải thực hiện các yêu cầu sau:

Thống nhất tên đề tài: Giáo viên hướng dẫn góp ý cho học viên để thống nhất tên đề tài cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Xây dựng đề cương tổng quát: Giáo viên hướng dẫn góp ý cho học viên để thống nhất đề cương tổng quát của đề tài cho phù hợp với yêu cầu đặt ra:

Lời mở đầu:

Nội dung:

  • * Phần 1 – Cơ sở lý luận chính trị – hành chính [ghi tên của phần 1].
  • * Phần 2 -1. Thực trạng [tên của mục 1].
  • Những giải pháp, kiến nghị [tên của mục 2]

* Phần 3 – Kết luận

* Tài liệu tham khảo: Giáo viên hướng dẫn các tài liệu cho học viên tham khảo. Đặt ra yêu cầu đi nghiên cứu thực tế.

Xây dựng đề cương chi tiết: Giáo viên hướng dẫn góp ý cho học viên để thống nhất đề cương chi tiết của đề tài cho phù hợp với yêu cầu:

Lời mở đầu: [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

  • – Lý do lựa chọn đề tài:
  • – Mục đích nghiên cứu của đề tài:
  • – Giới hạn của đề tài nghiên cứu:
  • – Giới thiệu nội dung chính:

Nội dung:

* Phần 1 – Tên của phần 1 [Cơ sở lý luận].

  • – Tên mục 1: [Cơ sở lý luận chung]
  • – Tên mục 2: [Trình bày những khái niệm liên quan].
  • * Phần 2 – Tên phần 2: [Thực trạng và những giải pháp, kiến nghị].

Tên của mục 1: [Thực trạng]

  • – Đặc điểm, tình hình……
  • – Thực trạng và nguyên nhân…..
  • – Những vấn đề đặt ra và những bài học kinh nghiệm.

Tên của mục 2: [Những giải pháp, kiến nghị]

  • – Giải pháp cơ bản…
  • – Kiến nghị:…….

* Phần 3 – Kết luận. [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

  • – Nêu tóm tắt những vấn đề đã được nghiên cứu.
  • – Những vấn đề gì phát hiện nhưng chưa có điều kiện giải quyết.

* Tài liệu tham khảo: Danh mục các tài liệu tham khảo:

Hoàn chỉnh khóa luận: Giáo viên hướng dẫn đọc bản thảo nội dung của khóa luận và góp ý, sửa chữa để học viên hoàn chỉnh, khóa luận; phải có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị nơi học viên viết khóa luận hoặc nơi học viên đang công tác. Sau khi học viên đã hoàn thành khóa luận, giảng viên hướng dẫn ghi nhận xét vào kháo luận và gửi cho học viên nộp theo quy định.

III. Cách đánh giá và cho điểm: [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

Điểm của khóa luận được chấm theo thang điểm 10, gồm:

Lời mở đầu: Nêu đủ các ý sau thì được 0,5 điểm.

  • – Lý do lựa chọn đề tài.
  • – Mục đích nghiên cứu của đề tài.
  • – Giới hạn của đề tài nghiên cứu.
  • – Giới thiệu nội dung chính.

Nội dung:

* Phần 1 – Cơ sở lý luận: 2,5 điểm.

– Cơ sở lý luận chung.

– Trình bày những khái niệm liên quan.

* Phần 2 – Thực trạng và những giải pháp, kiến nghị

Thực trạng: 3 điểm.

  • – Đặc điểm, tình hình.
  • – Thực trạng và nguyên nhân.
  • – Những vấn đề đặt ra và những bài học kinh nghiệm.

Những giải pháp, kiến nghị: 3 điểm

  • – Giải pháp cơ bản.
  • – Kiến nghị.

* Phần 3 – kết luận: 0,5 điểm.

  • – Nêu tóm tắt những vấn đề đã được nghiên cứu.
  • – Những vấn đề gì phát hiện nhưng chưa có điều kiện giải quyết.

* Tài liệu tham khảo [ khuyến khích 0,25 điểm]. [Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị]

Hình thức: Trình bày theo đúng quy định, sạch, đẹp, bố cục rõ ràng, văn phong sáng sủa, đúng văn phạm;. 0,25 – 0,5 điểm.

Cách ghi nhận xét vào bản khóa luận tốt nghiệp cuối khoá:

Giảng viên chấm phải ghi nhận xét và cho điểm vào 02 cuốn khóa luận theo nội dung sau:

  • – Hướng chọn đề tài: Phù hợp hay không phù hợp. Phạm vi đề tài rộng hay hẹp, có gắn vào cơ sở hay không.
  • – Phần thực trạng: Ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Đánh giá học viên có nêu được thực trạng các nội dung trên trong đề tài đó hay không?
  • – Phần giải pháp: Học viên có nêu được các giải pháp hiệu quả liên quan đến nội dung đề tài không? tính khả thi của các giải pháp?
  • – Phần kiến nghị: rõ ràng, cụ thể đối với từng cấp theo quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, có mang tính khả thi cao?

Trên đây là những quy định về việc hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp của lớp Trung cấp LLCT-HC, yêu cầu các giảng viên, học viên thực hiện nghiêm túc quy định này. Trong quá trình thực hiện có vấn đề còn vướng mắc đề xuất xin gửi về Phòng Đào tạo tổng hợp trình Ban giám hiệu để điều chỉnh, bổ sung./.

Và trên đây là tổng hợp Danh sách đề tài khóa luận Trung Cấp Lý Luận Chính Trị cho các bạn học viên tham khảo đề tài để làm bài tiểu luận cuối khóa của mình. Ngoài ra còn rât nhiều đề tài khác nữa mà Trang luận văn chưa có thời gian chia sẻ ở bài viết này, cho nên hẹn các bạn học viên ở những bài viết tiếp theo tại Trang luận văn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề