Tiêu luận trách nhiệm xã hội của nhà báo

Đai hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ, báo chí cách mạng vừa là người tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa là người phát hiện, khẳng định, nhân rộng ra toàn xã hội những cái hay, cái đẹp, những điển hình, những nhân tố mới; đồng thời tích cực phê phán cái xấu, cái tiêu cực, những hành vi sai trái, lệch lạc trong xã hội.Để thực hiện nhiệm vụ cao quý đó, đòi hỏi những người làm báo phải luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ chuyên môn để đạt được 6 chữ mà nhà báo lão thành Hữu Thọ đã nói: “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.

Đai hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ, báo chí cách mạng vừa là người tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa là người phát hiện, khẳng định, nhân rộng ra toàn xã hội những cái hay, cái đẹp, những điển hình, những nhân tố mới; đồng thời tích cực phê phán cái xấu, cái tiêu cực, những hành vi sai trái, lệch lạc trong xã hội.Để thực hiện nhiệm vụ cao quý đó, đòi hỏi những người làm báo phải luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ chuyên môn để đạt được 6 chữ mà nhà báo lão thành Hữu Thọ đã nói: “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.

Trong những năm vừa qua, đội ngũ những người làm báo chúng ta đã có nhiều đóng góp quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Không ít nhà báo đã nêu cao tinh thần dũng cảm, trung thực, không ngại gian khổ, hiểm nguy, dồn hết tâm sức cho nghề nghiệp, đưa ra ánh sáng những vụ việc tiêu cực nhằm góp sức làm lành mạnh đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển đi lên của đất nước. Song bên cạnh đó, còn một số nhà báo chưa nêu cao trách nhiệm trước xã hội và nghĩa vụ của công dân, sa sút phẩm chất đạo đức, thậm chí có những hành vi lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật.

Như chúng ta đã biết, ở nước ta, nhà báo vốn là lớp người được xã hội coi trọng. Trong những năm gần đây khi đất nước phát triển, bước vào thời kỳ mở cửa, hội nhập, nhà báo càng có cơ hội để hoạt động, được luật pháp bảo vệ. Nhưng do nhận thức không đúng, một vài tờ báo, một số không nhiều nhà báo đã hiểu sai lệch vị trí của mình trong xã hội. Số người này tự huyễn hoặc mình, cho rằng đã là nhà báo thì có quyền xăm xoi, phán xét người khác, thậm chí nghĩ rằng, chỉ mình là trong sạch, liêm khiết, hết lòng vì sự công bằng của xã hội, còn nữa là “ đều có vấn đề”, đều phải “xem xét”! Những người đó không biết rằng, một sự sai sót, một sự thiển cận nhầm lẫn của báo chỉ có thể vô tình tạo ra một tác hại khủng khiếp. Một bức ảnh, một dòng chữ, một cái tên đưa vào bài viết một cách dễ dãi, thiếu cân nhắc, có thể gây chấn động không nhỏ cho một con người, một gia đình, một tổ chức, thậm chí có khi là cả xã hội. Quyền thông tin của nhà báo chúng ta chỉ có giá trị, khi như một hệ luận, nó cùng sóng bước với trách nhiệm đầy đủ với người đọc.

Người hoạt động báo chí có vinh dự hơn so với những người hoạt động trong lĩnh vực khác của xã hội, đó là được ký tên dưới các sản phẩm của mình, ngay cả những nhà báo mới vào nghề. Đó là điều vinh dự rất lớn, nhưng cũng vì thế mà dễ nảy sinh một sự hiếu danh, muốn sớm trở thành người nổi tiếng như kiểu Ê rốt stat đốt đền để được nổi tiếng!

Báo chí hoạt động trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN. Cơ chế mới khuyến khích sự chủ động sáng tạo nhưng cũng nảy sinh nhiều cám dỗ dẫn tới sai phạm, lệch lạc. Đội ngũ làm báo ngày nay phát triển rất nhanh, nhiều nhà báo trẻ dần dần thay thế vị trí của lớp đàn anh. Số anh em này có nhiều ưu điểm, như được học tập một cách bài bản, có kiến thức rộng, thông minh, nhanh nhạy trước mọi diễn biến của xã hội. Nhưng phải chăng vì rèn luyện, tu dưỡng về chính trị, đạo đức nghề nghiệp chưa đầy đủ, cộng thêm sự giám sát của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản chưa chặt chẽ nên họ nảy sinh những suy nghĩ và hành động trái với quy ước đạo đức nghề nghiệp.

Nhà báo lão thành Hữu Thọ từng tâm sự rất chí lý: mỗi nhà báo có thể viết một bài báo hay, nhiều bài báo hay, có tác động đối với dự luận xã hội. Nhưng điều quan trọng đối với mỗi tờ báo, mỗi nhà báo là sự tin cậy, quý mến của độc giả. Sự tin cậy, quý mến đó được hình thành từ phẩm chất chính trị, năng lực và đạo đức, thể hiện trong các tác phẩm và trong giao tiếp xã hội của người làm báo. Sự trung thực của người viết báo và tờ báo luôn được coi là phẩm chất hàng đầu. Làm báo trước hết là làm chính trị, mỗi dòng tin, bài báo viết ra phải từ trách nhiệm góp phần vào sự ổn định và phát triển của quê hương, đất nước. Phải đặt làm người trước khi làm báo. Nhà báo phải là người có cái tâm trong sáng, cuộc sống mẫu mực; là người hiểu sâu sắc và thực thi theo pháp luật một cách nghiêm cẩn nhất. Buồn thay, trong đội ngũ làm báo, lác đác vẫn có những nhà báo mà mỗi lần nhắc đến họ, cơ sở thường xì xào, e ngại, không muốn “dây” vào, dễ “rách việc”. Không muốn dây vào, có nghĩa là người ta không tôn trọng, không còn sự tin yêu, tin cậy của độc giả thì dù gì anh ta cũng chỉ là người đi “buôn lậu” với cái nhãn mác báo chí mà thôi [từ của nhà báo Hữu Thọ phát biểu tại Hội thảo “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo trong đấu tranh chống tiêu cực” của Hội nhà báo Việt Nam]

Nhà báo là công dân nước  CHXHCN Việt Nam nên trước hết phải đặt mình ở vị trí một công dân để tuân thủ những quyền và nghĩa vụ đã được Hiến pháp của nhà nước quy định. Nhà báo chuyên nghiệp ngoài những quyền công dân, ở góc độ nghề nghiệp còn được nhà nước thừa nhận cho một số quyền quan trọng tại Luật Báo chí. Ngoài cơ quan bảo vệ pháp luật, nhà báo là lực lượng thứ hai được điều tra công khai và bí mật, nhằm phanh phui, đưa ra ánh sáng những chuyện khuất tất, mờ ám có dấu hiệu tiêu cực của xã hội. Nếu có dộng cơ trong sáng, trách nhiệm cao với cộng đồng, những vấn đề mà nhà báo nêu lên trên báo chí sau đó sẽ đạt hiệu ứng cao, được dư luận đồng tình. Nếu làm ngược lại, nhằm phục vụ cho lợi ích của riêng mình, nhà báo sẽ bị dư luận lên án, người đọc coi thường trước khi bị pháp luật “sờ gáy” tới. Trường hợp của báo Người Cao tuổi và cựu TBT Kim Quốc Hoa gần đây là một ví dụ sống động, một điển hình đáng tiếc, đáng để các nhà báo quan tâm, rút bài học kinh nghiệm cho chính mình.

Năm 1991, tờ báo Ouest- France- một tờ nhật báo khu vực miền Trung nước Pháp có số phát hành cao nhất nước, có một việc làm đáng để cho các tờ báo chúng ta tham khảo. Đó là TBT tờ báo này cho đăng một bức thư khẳng định những quy định nghề nghiệp cơ bản và cách ứng xử của tờ báo và các phóng viên với bạn đọc. Họ đưa ra một công thức mà cơ sở của nó là một sự cân bằng giữa quyền thông tin của nhà báo và sự tôn trọng đối với luật pháp và con người. Công thức đó như sau:

- Nói mà không gây hại

- Vạch cho thấy mà không làm tổn thương

- Chứng minh mà không quy kết

- Biện luận mà không kết án

Trong thư, TBT của tờ báo này cũng đòi hỏi người phóng viên phải “ tỏ rõ trách nhiệm xã hội của mình, phải thông tin những sự kiện đã được kiểm chúng rõ ràng, có ích cho sự hiểu biết lẫn nhau, thông tin với một ý thức thường trực về tất cả những hậu quả có thể gây ra cho người khác, gia đình nạn nhân, kẻ phạm tội khi bài báo được đăng”. Họ cũng đòi hỏi nhà báo phải rất thận trọng đối với những mối quan hệ NHÂN/ QUẢ, với những trách nhiệm cá nhân và cảnh giác với những cái xem tưởng chừng hiển nhiên nhưng vẫn có thể không đúng, đó là chưa kể những ý đồ riêng từ phía người cung cấp thông tin cho báo chí.

Nhân 90 năm tròn nền báo chí cách mạng Việt Nam ra đời, thêm một lần để những người làm báo nước ta trân trọng nâng niu, giữ gìn truyền thống cao đẹp, cốt cách ngời sáng của lớp lớp nhà báo tiền bối.

 Bác Hồ nhà báo vĩ đại đã từng dạy: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất đi…”. Đó chính là thái độ và trách nhiệm cao cả của các nhà báo chúng ta trước nhân dân, đất nước.

                                                                                                                          Khắc Hiển

Quyền lực thứ tư”

Đến nay, người ta vẫn quan niệm báo chí là “quyền lực thứ tư” trong đời sống xã hội, chỉ sau các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo đó, hoạt động báo chí có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

Quyền lực của báo chí phát sinh khi những người thực thi nó [nhà báo] định đoạt, sở hữu, quản lý, sử dụng thông tin, nhằm đạt được một mục đích nhất định, từ đó có thể định hướng, dẫn dắt, chi phối dư luận xã hội. Quyền lực của báo chí là do nhà báo tạo ra, trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật cho phép, tùy theo bối cảnh và thiết chế nhà nước, thể chế chính trị ở mỗi quốc gia, xã hội khác nhau.

Luật Báo chí 2016 quy định: “Nhà báo được quyền khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật”. Điều này có thể hiểu, quyền năng cơ bản của các nhà báo Việt Nam được pháp luật cho phép là, phát hiện, tiếp cận, tìm hiểu, điều tra, thu thập các nguồn thông tin để phục vụ cho công việc báo chí của mình; có quyền đưa ra những nội dung thông tin mình có, sau khi thu thập, khai thác, xử lý... nhà báo có quyền thể hiện, trình bày, công bố những thông tin mình đã thu thập, xử lý… thông qua các phương tiện truyền thông phù hợp để hướng tới và đạt được mục đích nhất định.

Trách nhiệm xã hội của nhà báo cần được đề cao

Thông tin do nhà báo cung cấp khi được đăng tải trên báo chí có tính phổ cập, công khai, minh bạch… cho nên có sức ảnh hưởng, tác động lớn, lan tỏa nhanh trong đời sống xã hội. Cùng với những quyền năng cơ bản pháp luật trao cho, những yếu tố này đã góp phần xác lập vị thế quan trọng của nhà báo cũng như cơ quan báo chí trong xã hội. Với tư cách là những người tạo ra dư luận, dẫn dắt, chi phối dư luận xã hội, các nhà báo có vai trò quan trọng giữ ổn định chính trị, tạo đồng thuận xã hội, góp phần kiến tạo thể chế, thúc đẩy sự phát triển văn minh, hài hòa, tiến bộ và công bằng… xã hội.

Đảng, Nhà nước coi các nhà báo là những “chiến sỹ cách mạng” trên mặt trận tư trưởng, văn hóa. Hoàn thành được sứ mệnh, tức là nhà báo đã góp phần kiến tạo phát triển xã hội và đất nước. Vai trò, vị thế, tính chất đặc thù đã góp phần làm cho nghề báo trở thành một nghề “hot” trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay. Sức hấp dẫn của “quyền lực thứ tư” đã khiến cho nhiều người, nhất là một bộ phận lớp trẻ mong muốn được dấn thân cùng nghề báo khi định hướng, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

Trách nhiệm cao cả

Vị thế xã hội của nghề báo có thể mang lại niềm vui, niềm tự hào cho những người làm báo chân chính. Nhưng làm báo không dễ như “bổ củi” mà rất gian nan, bởi tính đặc thù sáng tạo trong môi trường thực tiễn, rất nhạy cảm, đòi hỏi phải có niềm đam mê, có đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp.

Một đồng nghiệp ở Báo Lao động từng chia sẻ với tôi rằng: Làm báo nghiêm túc, nhất là viết mảng điều tra, chống tiêu cực, thì thực sự là... “bạc tóc”. Để phản ánh vấn đề khách quan, trung thực, chính xác, phải lăn lộn, tiếp cận, dùng đủ mọi kỹ năng, kinh nghiệm để thu thập thông tin. Khi xử lý thông tin lại trăn trở, suy nghĩ, chịu áp lực rất lớn, ngay cả khi bài đã đăng tải cũng phải cân nhắc về mức độ, liều lượng thông tin như thế nào cho phù hợp; cách chuyển tải thông tin, câu, chữ cũng phải khéo léo, mục đích đạt được phải nhân văn, làm cho xã hội tốt đẹp hơn, chứ không phải chống tiêu cực là “đạp cho đổ”. Chưa kể, khi điều tra, thu thập thông tin, nếu không tỉnh táo, bản lĩnh không vững vàng, sẽ rất dễ sa ngã, mắc vào cạm bẫy “tình-tiền”, cám dỗ vật chất, có thể rơi vào vòng lao lý.

Sau nhiều năm gắn bó với nghiệp báo, nhiều đồng nghiệp nữ tâm sự, nếu không có niềm đam mê thực sự thì đã bỏ nghề từ lâu. Đơn cử, có những vấn đề thông tin cần chuyển tải nhanh, đáp ứng yêu cầu tính thời sự, áp lực công việc rất lớn. Ngày đi thu thập thông tin, tối 9-10 giờ đêm chưa về nhà, vẫn ở tòa soạn để hoàn thành bài vở cho tờ báo kịp xuất bản hôm sau. Có khi phải đi công tác xa nhà triền miên, việc gia đình để mặc cho chồng, con tự lo. Không ít nhà báo nữ vì quá yêu nghề đã không thể sắp xếp được thời gian, và lo chu toàn công việc gia đình.

Trong bối cảnh “thế giới phẳng”, mạng xã hội dày đặc thông tin, đa chiều, hỗn độn, tốc độ lan tỏa thông tin nhanh đến mức chóng mặt, thậm chí tới những “hang cùng, ngõ hẻm” chỉ trong giây lát, nếu nhà báo không có kỹ năng, tư duy nghề nghiệp sắc bén, tỉnh táo, sáng suốt để tiếp cận, khai thác, thẩm định các nguồn tin,thì khi chuyển tải tới công chúng, tác động tới dư luận xã hội là rất khó lường.

Thông tin là yếu tố quyết định sự thành bại của phát triển, với vai trò tạo ra dư luận, dẫn dắt, chi phối dư luận xã hội, trách nhiệm của nhà báo lại càng phải cao, không chỉ dừng lại ở việc coi trọng danh dự, đạo đức nghề nghiệp, mà phải có cái tâm trong sáng, tận tụy, dấn thân, cống hiến, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, vượt qua những cám dỗ vật chất đời thường mới có thể hoàn thành sứ mệnh. Khi ấy, quyền lực của báo chí mới được phát huy, thông qua những câu chữ, hình ảnh khách quan, trung thực, chính xác, công bằng, nhân văn...

Nhà báo Vĩnh Trà - nguyên Trưởng Ban Thư ký biên tập, Đài Tiếng nói Việt Nam:

Chưa bao giờ nghề báo thuận lợi phát triển như ngày nay, cả về kỹ thuật lẫn nguồn thông tin, tư liệu... Điều còn lại tùy thuộc vào mức độ “dụng công” và sự tâm huyết với nghề, trách nhiệm với xã hội của mỗi nhà báo khi cho ra đời một tác phẩm báo chí.

Video liên quan

Chủ Đề