Công thức tính hiệu điện thế lớp 7

Công thức Vật lí lớp 7

Hiệu điện thế là gì? Hiệu điện thế là một đại lượng vô hướng và là một giá trị xác định [không phụ thuộc vào việc lựa chọn gốc thế năng]. Vậy công thức tính hiệu điện thế như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn.

Trong bài viết dưới đây Download.vn giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức liên quan đến hiệu điện thế như: khái niệm, công thức tính, đơn vị của hiệu điện thế và một số ví dụ kèm theo. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức để nhanh chóng biết giải bài tập Vật lí 7.

  • 1. Hiệu điện thế là gì?
  • 2. Công thức tính hiệu điện thế
  • 3. Ví dụ minh họa

Như đã đề cập ở trên hiệu điện thế chính là sự chênh lệch điện thế giữa 2 cực của một dòng điện.

U12= V1 – V2

Hiệu điện thế biểu thị cho khả năng thực hiện công di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia

Hiệu điện thế ký hiệu là U, đơn vị là V [Vôn]

Hiệu điện thế là một đại lượng vô hướng và là một giá trị xác định [không phụ thuộc vào việc lựa chọn gốc thế năng]

Hiệu điện thế luôn tạo ra một điện trường có véc tơ từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp

Tại vô cực hiệu điện thế được quy ước bằng 0

Để đo hiệu điện thế người ta thường sử dụng Vôn kế

2. Công thức tính hiệu điện thế

Hiệu điện thế đã được nhắc đến ngay từ bậc cơ sở với công thức:

U= I. R

Trong đó :

  • I là cường độ dòng điện [A]
  • R là điện trở của vật dẫn điện [Ω]
  • U là hiệu điện thế [V]

Lên tới bậc phổ thông qua những phân tích tìm hiểu về bản chất như ở trên ta có thể thấy rằng:

U12= V1 – V2.

Gọi A1, A2 lần lượt là khả năng thực hiện công để đưa điện tích từ vị trí [1] , vị trí [2]ra vô cực;

Như vậy hiệu điện thế giữa hai điểm [1] và [2] trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích từ vị trí 1 đến vị trí 2. Nó được xác định bằng thương số công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển của [1] và [2] và độ lớn của q.

Trong đó: U12 : Hiệu điện thế giữa 2 điểm [1] và [2], đơn vị là V

A12: Công của lực điện để làm cho điện tích dịch chuyển từ vị trí điểm [1] đến vị trí điểm [2], đơn vị là J

q : điện tích [C]

- Mở rộng công thức: Đối với điện trường đều ta có

A12= q.  E. d12

U12= d12. E

Trong đó: d12 : đường chiếu của 2 điểm tại vị trí q và 2 trên phương của đường sức [m]

[d12 có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0 , bằng 0 phụ thuộc vào chiều chuyển dịch của điện tích]

E: cường độ điện trường [V/m]

3. Ví dụ minh họa

Một e di chuyển một đoạn 0,6 cm từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện của 1 điện trường đều thì lực điện sinh công 9,6.10-18J

a. Tính cường độ điện trường

b. Tính công mà lực điện sinh ra khi e di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên?

c. Tính hiệu điện thế UNP

Lời giải

0.6 cm=0.006m

a, E= 9,6.10-18J / [ 0.006.1.602 . 10-19 ] = 104 [V/m]

b, 0.4 cm= 0.004m

Ap = E.q.dp= 104 . 1.602 . 10-19. 0.004

= 6,4.10-18 J

c, UNP =Ap/q = -40 V

Cập nhật: 22/03/2022

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 25 [có đáp án]: Hiệu điện thế

Bài giảng: Bài 25: Hiệu điện thế - Cô Phạm Thị Hằng [Giáo viên VietJack]

    - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

    - Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U.

Quảng cáo

    - Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.

        + Đối với hiệu điện thế có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị milivôn, kí hiệu mV.

    1 mV = 0,001 V        1 V = 1000 mV

        + Đối với hiệu điện thế có giá trị lớn, người ta dùng đơn vị kilôvôn, kí hiệu là kV.

    1 kV = 1000 V         1 V = 0,001 kV

    - Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

    - Để đo hiệu điện thế người ta dùng dùng cụ gọi là vôn kế.

        + Trên mặt vôn kế có ghi chữ V [số đo hiệu điện thế tính theo đơn vị V].

        + Có hai loại vôn kế: Vôn kế dùng kim và vôn kế hiện số [sử dụng đồng hồ đo điện đa năng].

Quảng cáo

    - Mỗi vôn kế đều có giới hạn đo [GHĐ] và độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] xác định.

    - Kí hiệu vẽ Vôn kế là:

    Khi sử dụng vôn kế đo hiệu điện thế cần lưu ý:

    - Chọn Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với giá trị cần đo.

    - Mắc Vôn kế song song với vật cần đo hiệu điện thế sao cho dòng điện đi vào chốt dương [+] và đi ra chốt [-] của Vôn kế [tức là chốt [+] của Vôn kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn chốt [-] của vôn kế mắc về phía cực âm của nguồn điện].

Quảng cáo

    - Số chỉ của Vôn kế mắc song song với vật chính là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn đó.

    - Khi mắc trực tiếp hai chốt của Vôn kế vào hai cực của nguồn điện tức là đo hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn điện đó [hình 3.1]

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Lý thuyết hiệu điện thế

I – HIỆU ĐIỆN THẾ 

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế

+ Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ $U$

+ Đơn vị đo hiệu điện thế là: Vôn – kí hiệu $V$

+ Đối với các hiệu điện thế nhỏ người ta thường dùng đơn vị milivôn $\left[ mV \right]$, lớn – kilôvôn $kV$

$\begin{align}  & 1mV=0,001V={{10}^{-3}}V \\  & 1kV=1000V={{10}^{3}}V \\ \end{align}$

Chú ý: Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

II – VÔN KẾ

Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.

Để đo hiệu điện thế, cần mắc chốt dương [+] của vôn kế với cực dương của nguồn điện, chốt âm của vôn kế với cực âm của nguồn điện.

Hay nói cách khác muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, ta phải măc vôn kế song song với đoạn mạch đó.

III – ĐỌC THÊM

+ Đơn vị của hiệu điện thế được đặt theo tên nhà vật lí học người I-ta-li-a là Vôn-ta

+ Nếu trên mặt vôn kế hoặc trên thang đo có ghi chữ V thì số đo của vôn kế được tính ra đơn vị vôn ; nếu ghi chữ mV thì tính theo đơn vị milivôn.

+ Ở đồng hồ đo điện đa năng và ở một số vôn kế có cấu tạo nhiều thang đo có các giới hạn đo khác nhau. Khi chưa thể ước lượng được giá trị hiệu điện thế cần đo, để tránh hư hỏng có thể xảy ra cho vôn kế, thoạt đầu cần sử dụng thang đo có giới hạn đo lớn nhất. Bằng cách đó, xác định sơ bộ giá trị hiệu điện thế cần đo, rồi căn cứ vào giá trị sơ bộ này mà chọn thang đo cho phù hợp.

Sơ đồ tư duy về hiệu điện thế

Video liên quan

Chủ Đề