Học viện Báo chí và Tuyên truyền phương thức tuyển sinh 2022

 "Điểm khác là năm nay trường không tổ chức thi năng khiếu báo chí do tác động từ năm trước vì giãn cách xã hội, tâm lý thí sinh bị xáo trộn khá nhiều.

Hội đồng tuyển sinh nhà trường đã cân nhắc nhiều khi không tổ chức kỳ thi năng khiếu báo chí, sang năm chúng tôi có thể tổ chức tiếp vì kỳ thi năng khiếu báo chí giúp nhà trường chọn được chính xác những thí sinh đủ năng lực phù hợp với việc đào tạo lĩnh vực báo chí.

Điểm mới nữa là năm nay cả với phương thức xét tuyển cả xét học bạ hay xét điểm tốt nghiệp THPT vào Học viện với môn Văn đều nhân hệ số 2…", TS Nguyễn Thị Thu Thủy nói trong buổi tư vấn "Chọn chuẩn trường – đi chuẩn đường" vừa diễn ra.

Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh:AJC

"Hiện nay, Bộ GDĐT chưa công bố quy chế tuyển sinh, mới đưa ra dự thảo, quy chế của Bộ có thể công bố trong tháng 6 nên quy chế của Học viện ở mức dự thảo, nhưng chúng tôi cố gắng giảm bớt xáo trộn để tạo điều kiện cho thí sinh", TS Thủy nói thêm.

Theo TS Nguyễn Thị Thu Thủy, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến vẫn giữ 3 phương thức tuyển sinh là xét học bạ [20% chỉ tiêu]; xét tuyển kết hợp [10% chỉ tiêu]; xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT [70% chỉ tiêu]. Học viện xác định chỉ tiêu theo từng phương thức để lựa chọn phương án phù hợp với mình. Nếu không tuyển đủ thí sinh bằng xét học bạ và chứng chỉ tiếng Anh, chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển cho phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Đối tượng xét học bạ tiêu chuẩn với học sinh trường chuyên, trường năng khiếu chỉ đưa ra trong năm đầu tiên xét học bạ và những năm trước, năm 2022 thí sinh nào cũng có thể đăng ký xét học bạ vào trường.

"Các em không nộp xét học bạ ở trường mà đăng ký trên hệ thống của Bộ GDĐT đã có sẵn điểm học bạ của thí sinh nên chỉ cần đăng ký, Bộ GDĐT sẽ chia sẻ dữ liệu tất cả các trường và dữ liệu đó được chuyển về Học viện với những thí sinh xét tuyển vào Học viện.

Năm nay thí sinh không phải nộp hồ sơ và thi xong tốt nghiệp THPT thì mới tiến hành đăng ký nguyện vọng.

Năm 2022, Bộ GDĐT tăng cường lọc ảo, các em sẽ đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ, tức là chỉ trúng được 1 trường ở nguyện vọng cao nhất theo thứ tự nguyện vọng, phải sắp xếp theo thứ tự thực sự yêu thích, và khi trúng tuyển thì phải học trường đó", TS Nguyễn Thị Thu Thủy nhấn mạnh.

Về câu hỏi của thí sinh lựa chọn ngành theo đam mê hay xu hướng xã hội, TS Nguyễn Thị Thu Thủy nhận định, nếu các bạn không có định hướng cá nhân, sở trường, điều kiện khách quan, chủ quan thì khó hoàn thành chương trình đào tạo. Trước hết các thí sinh phải xác định mình yêu thích gì, đam mê gì. "Nếu không gắn bó với những gì đam mê, yêu thích thì làm sao có năng lượng để cống hiến, như vậy rất nhàm chán", TS Thủy cho hay.

TS Nguyễn Thị Thu Thủy cũng lưu ý với ngành quay phim truyền hình thí sinh phải có thể lực tốt, chiều cao theo quy định [nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên] nếu không sẽ khó quay được hình ảnh ưng ý…

Chua sẻ thêm về câu hỏi với ngành báo in, TS Thủy khẳng định ngành này sẽ không bị lỗi mốt vì đó là ngành tạo nền tảng nhất định mở rộng….

Hội đồng tuyển sinh đại học chính quy Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo về chỉ tiêu, ngành xét tuyển và các điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển năm 2022.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ không tổ chức kỳ thi năng khiếu báo chí năm 2022. [Ảnh: KT]

Cụ thể, năm 2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến tuyển sinh với 3 phương thức: Xét học bạ [20% chỉ tiêu]; xét tuyển kết hợp [10% chỉ tiêu]; xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT [70% chỉ tiêu].

Bên cạnh 3 phương thức này, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT, chỉ tiêu không hạn chế. Nếu không tuyển đủ thí sinh bằng xét học bạ và chứng chỉ tiếng Anh, chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển cho phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Các tổ hợp được dùng để xét tuyển gồm A16 [Toán, Văn, Khoa học tự nhiên], C00 [Văn, Sử, Địa], C03 [Văn, Toán, Sử], C15 [Văn, Toán, Khoa học xã hội], D01 [Văn, Toán, Tiếng Anh], D14 [Văn, Sử, Tiếng Anh], D72 [Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh] và D78 [Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh].

Các chương trình đào tạo được chia thành 4 nhóm gồm: Báo chí, các ngành khối lý luận, ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và các ngành về truyền thông, quảng cáo, quan hệ quốc tế.

Trong đó, nhóm ngành báo chí bao gồm các chuyên ngành như: Báo in; Ảnh báo chí; Báo phát thanh; Báo Truyền hình [hệ chuẩn]; Quay phim truyền hình; Báo mạng điện tử [hệ chuẩn]; Báo truyền hình [chất lượng cao]; Báo mạng điện tử [chất lượng cao].

Năm nay, Học viện sẽ không tổ chức kỳ thi năng khiếu với nhóm ngành báo chí như những năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền đưa ra các tiêu chí để xét tuyển như: Với tất cả các phương thức xét tuyển, thí sinh phải có kết quả xếp loại học lực từng học kỳ của 5 học kỳ bậc THPT đạt 6.0 trở lên [không tính học kỳ II năm lớp 12], hạnh kiểm từng học kỳ trong 5 học kỳ này xếp loại khá trở lên. Thí sinh dự tuyển các chương trình chất lượng cao điểm trung bình chung môn tiếng Anh 4 học kỳ phải đạt từ 7.0 trở lên.

Thí sinh dự thi vào các chương trình báo chí điểm trung bình chung 5 học kỳ môn ngữ văn THPT đạt tối thiểu 6,5 điểm trở lên. Thí sinh dự tuyển vào các chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị không nói lắp, nói ngọng, không bị dị tật về ngoại hình.  

Thí sinh dự tuyển chuyên ngành quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp [nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên].  

Với các yêu cầu về sức khoẻ, sau khi trúng tuyển, nhà trường sẽ tổ chức khám lại sức khoẻ cho sinh viên. Sinh viên trúng tuyển nếu không đáp ứng được các điều kiện đã nêu vào ngành học thì sẽ được chuyển sang ngành khác có điểm chuẩn tương đương với điểm của thí sinh. /.

3.5/5 - [2 lượt đánh giá]

Học viện Báo chí & Tuyên truyền vừa công bố phương án tuyển sinh 2022. Theo đó, học viện sử dụng 3 phương thức xét tuyển chính với chỉ tiêu lớn dành cho phương thức xét tuyển điểm tốt nghiệp THPT.

Xem thêm: Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Review Học viện Báo chí và Tuyên truyền [AJC]: Ngôi trường hàng đầu đào tạo ngành báo chí và truyền thông

Về phương thức xét tuyển chính như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển bằng điểm học bạ với 20% chỉ tiêu;

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp với 10% chỉ tiêu;

Phương thức 3: Xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 với 70% chỉ tiêu.

Như mọi năm, để xét tuyển vào Học viện, thí sinh phải trải qua bài thi năng khiếu. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid – 19, Học viện sẽ không tổ chức đợt thi này.  Chi tiết các môn/tổ hợp xét tuyển cho từng nhóm ngành như sau:

Về điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển, Học viện đưa ra các tiêu chí như sau:

+ Với tất cả các phương thức: Thí sinh phải có kết quả xếp loại học lực từ học kỳ 5 của bậc THPT đạt từ 6.0 trở lên, hạnh kiểm Khá trở lên [không tính học kỳ II năm lớp 12];

+ Đối với thí sinh đăng ký với các chương trình chất lượng cao: Điểm trung bình môn tiếng Anh đạt từ 7.0 trở lên;

+ Đối với thí sinh dự tuyển vào các chương trình Báo chí: Điểm trung bình chung 5 học kỳ của môn Văn đạt từ 6.5 trở lên.

+ Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vào các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị: Không nói lắp, nói ngọng, không bị dị tật về ngoại hình.

+ Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Quay phim truyền hình: Phải có sức khỏe tốt, không mắc bệnh về mắt. Điều kiện ngoại hình: nam 1m65, nữ 1m60 trở lên.

Sau khi trúng tuyển, nhà trường sẽ tổ chức khám sức khỏe của sinh viên. Trường hợp sinh viên trúng tuyển nhưng điều kiện sức khỏe không đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về ngành học sẽ được xem xét chuyển sang ngành học khác tương đương với mức điểm của thí sinh.

[Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền]

AJC học viện báo chí và tuyên truyền Tuyển sinh 2022

Hà NộiNăm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển 1.950 sinh viên và dành 70% chỉ tiêu tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Theo thông báo tuyển sinh dự kiến, công bố chiều 17/3, trường chia các chương trình đào tạo thành bốn nhóm, gồm: Báo chí, nhóm 2 [các ngành khối lý luận], nhóm 3 [ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam] và nhóm 4 [các ngành về truyền thông, quảng cáo, quan hệ quốc tế].

Tương tự năm ngoái, Học viện giữ ổn định ba phương thức tuyển sinh.

Thứ nhất, xét học bạ. Trường dành 20% chỉ tiêu, tương đương 390 sinh viên, cho phương thức này. Tùy nhóm ngành, điểm xét tuyển sẽ bằng tổng điểm trung bình năm học kỳ THPT [trừ kỳ II lớp 12] và điểm trung bình năm học kỳ các môn Ngữ văn hoặc Lịch sử hoặc Tiếng Anh.

Nếu đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc giải khuyến khích quốc gia, thí sinh được cộng 0,1-0,3 điểm. Trong trường hợp có chứng chỉ tiếng Anh, điểm cộng dao động 0,1-0,5.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa

Phương thức thứ hai, trường ưu tiên xét tuyển với thí sinh có IELTS tối thiểu 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương khác. Ngoài ra, các em phải đảm bảo đạt điểm trung bình không dưới 7, hạnh kiểm tốt trong năm kỳ bậc THPT [tính đến kỳ I lớp 12]. Riêng với các chương trình thuộc nhóm Báo chí, điểm học bạ môn Văn trong năm kỳ phải từ 6,5 trở lên.

Cuối cùng, trường xét kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 và dành 70% chỉ tiêu cho phương thức này.

Các tổ hợp được dùng để xét tuyển gồm A16 [Toán, Văn, Khoa học tự nhiên], C00 [Văn, Sử, Địa], C03 [Văn, Toán, Sử], C15 [Văn, Toán, Khoa học xã hội], D01 [Văn, Toán, Tiếng Anh], D14 [Văn, Sử, Tiếng Anh], D72 [Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh] và D78 [Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh].

Ngoài những phương thức trên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu không hạn chế. Nếu không tuyển đủ thí sinh bằng xét học bạ và chứng chỉ tiếng Anh, chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển cho phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Từ năm 2015, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ thi Năng khiếu báo chí, dành riêng cho khối nghiệp vụ gồm các chuyên ngành Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình [chất lượng cao], Báo mạng điện tử [chất lượng cao], Ảnh báo chí, Quay phim truyền hình. Vì dịch bệnh, năm ngoái, kỳ thi riêng này đã bị hủy. Hiện, trường chưa thông báo cụ thể về kỳ thi Năng khiếu báo chí năm nay.

Về điểm chuẩn 2021, với thang điểm 30, ngành Truyền thông đa phương tiện tổ hợp C15 [Toán, Văn, Khoa học xã hội] lấy đầu vào cao nhất - 28,6, kế đó Báo Truyền hình - 28 điểm - với tổ hợp R16 [Ngữ văn, Điểm xét ngành báo chí, Khoa học xã hội]. Các ngành thuộc khối lý luận như Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Chính trị học... có điểm chuẩn thấp hơn, chỉ từ 17,25, phổ biến 22-23.

Với điểm chuẩn thang 40, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp [ngành Quan hệ công chúng] lấy 38,07 tại hai tổ hợp D78 [Tiếng Anh, Ngữ văn, Khoa học xã hội], R26 [Chứng chỉ tiếng Anh quy đổi, Ngữ văn, Khoa học xã hội]. Điểm chuẩn thấp nhất theo thang 40 là 33,4.

Thanh Hằng

Video liên quan

Chủ Đề