Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền

Tôi thấy hình như trong phần mềm KCS IFD lúc kiểm tra độ bền của nền, thì thấy so sánh với R (1.2R, 1.5R) đang dùng tải trọng tính toán thì phải. Theo tôi thì phải dùng tải trọng tiêu chuẩn, vì đây là kiểu tính theo ứng suất cho phép chứ nó không phải là sức chịu tải giới hạn của nền.

Nó gần như kiểu khi so sánh Áp lực lên đầu cọc khi sức chịu tải của cọc được tính theo công thức nhật bản Japan trong 205-1998 thì tải trọng tính áp lực lên đầu cọc cũng là tải trọng tiêu chuẩn.

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền

  •

(05-24-2015, 03:32 PM)kcsthatnghiep Đã viết: Tôi thấy hình như trong phần mềm KCS IFD lúc kiểm tra độ bền của nền, thì thấy so sánh với R (1.2R, 1.5R) đang dùng tải trọng tính toán thì phải. Theo tôi thì phải dùng tải trọng tiêu chuẩn, vì đây là kiểu tính theo ứng suất cho phép chứ nó không phải là sức chịu tải giới hạn của nền.

Nó gần như kiểu khi so sánh Áp lực lên đầu cọc khi sức chịu tải của cọc được tính theo công thức nhật bản Japan trong 205-1998 thì tải trọng tính áp lực lên đầu cọc cũng là tải trọng tiêu chuẩn.

. Vấn đề này phải căn cứ theo tiêu chuẩn; tiêu chuẩn mà hần mềm áp dụng là TCVN 9362:2012; trong đó tính toán theo cường độ nền đất là tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất; phải sử dụng tải trọng tính toán để so sánh.

Về móng cọc; TCVN 10304:2014 quy định rõ phải sử dụng tải trọng tính toán để tính áp lực đầu cọc

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền

  •

#3

Cái này tôi xin trích dẫn một chút để chúng ta bàn luận cho đúng, sai: Công thức so sánh với R (1.2R, 1.5R) nó không mang bản chất của tính theo trạng thái giới hạn I vì: 1. Cường độ tính toán của đất nền không phải là sức chịu tải của nền 2. Mục 4.1.3 Nền phải tính theo:

- Trạng thái giới hạn thứ 1 dựa vào sức chịu tải

3. Mục 4.6 Tính toán nền theo biến dạng: mục con của nó là 4.6.9 chính là một điều kiện thuộc Tính toán nền theo biến dạng 4. Mục 4.3.5 phần ghi chú mục 3) Khi tính toán theo sức chịu tải thì trị tính toán của các đặc trưng j, c và g ký hiệu là jI, cI và gI; còn để tính theo biến dạng thì ký hiệu là jII, cII và gII. Bạn có thể thấy trong công thức tính R sử dụng các kí hiệu jII, cII và gII. 5. Và mục mang tính kế thừa:TCVN 9362:2012 được chuyển đổi từ TCXD 45:1978 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Tất cả các sách "ngày xưa" kể cả trường xây dựng cũng như kiến trúc do các tiền bối đầu ngành viết tuân theo TCXD 45:1978 cũng đều lấy tải trọng tiêu chuẩn để kiểm tra khi so sánh với R. Khi xem bảng tính của bạn tôi cũng nghi ngờ các vị này vì tôi thấy bạn rất giỏi chuyên môn và đặc biệt làm rất bám sát tiêu chuẩn, nhưng khi tập hợp cac ý trên thì chắc là các vị ấy cũng xem xét rất kỹ rồi

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền

Mong các bạn bàn luận tiếp !

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền

  •

Để làm rõ vấn đề này thì ta cần hiểu rõ định nghĩa lại tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán như sau. - Tải trọng tiêu chuẩn là tải trọng dựa theo quy phạm thiết kế, theo kích thước hình học và tải trọng của chủng loại vật liệu là tải trọng tương đối chính xác và gây từ biến mới lâu dài nên gây võng - Tải trọng tính toán có kể thêm hệ số độ tin cậy, kể đến yếu tố bất lợi làm tăng giá trị tải trọng do tải lệch với thiết kế, sai lệch thi công, sự tăng tải đột ngột. Mà những trường hợp này không gây biến dạng từ biến mà hoạt động được không kể đến.

Như vậy nếu căn cứ vào bản chất thì theo tôi ý kiến của anh kcsthatnghiep là hợp lý hơn.

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền

  •

Để xem xét vấn đề một cách đầy đủ thì cần phải làm rõ cái R là cái gì và tính theo tc nào để áp dụng. Trường hợp R tính theo công thức của Nga ngố thì đây ko phải là " cường độ" hay là "Sức chịu tải" mà lâu nay các KS quen gọi, đúng ra phải gọi nó là Áp lực tính toán quy ước.
Ở giới hạn này vùng biến dạng dẻo xuất hiện tới độ sâu zmax <= b/4 thì xem như nền làm việc tuyến tính, là cơ sở để tính toán độ lún theo lý thuyết đàn hồi tuyến tính. Do đó khi tính cái này thì so sánh với tải trọng tiêu chuẩn chứ ko phải tải trọng tính toán.

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền

  •

Em thì k hiểu mấy, nhưng thấy trong tiêu chuẩn 9632-2012 nó ghi như này. R của đất là tính toán, thì e nghĩ tải trọng so sánh với nó cũng là tính toán.

Tập tin đính kèm Thumbnail(s)
   

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền

  •

Là một trong những thông số cực kì quan trọng trong xây dựng kĩ thuật công trình, sức chịu tải của đất nền được các kiến trúc sư tính toán và xem xét hết sức kĩ lưỡng khi bắt đầu thi công công trình. Vậy để đảm bảo được chất lượng của các công trình xây dựng, sức chịu tải của đất nên bao nhiêu là hợp lí. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm của sự chịu tải của đất nền

Hiểu một cách nôm na sức chịu tải của đất nền chính là độ giới hạn về tải trọng mà đất nền có thể chịu đựng được. Terzaghi đã xác định được sức chịu tải trên đất nên dựa vào cơ sở của lý thuyết cân bằng giới hạn điểm ngay trên môi trường đất.

Có thể nói rằng đất nền là nơi mọi công trình đặt nặng, đè nén áp lực lên mặt bằng đất. Bởi thế cần xác định được sức chịu tải để đảm bảo được sự vững chắc và kiên cố cho mọi công trình

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền
Ảnh 1: Việc tính toán sức chịu tải của đất nền cực kì quan trọng trong xây dựng

Ở một số công trình do không có sự tính toán một cách cẩn trọng sức chịu tải của đất nền nên sau một thời gian sử dụng các trường hợp xảy ra sụt lún nghiêng bổ là rất dễ xảy ra gây nguy hiểm cho người sử dụng. Chính vì lí do này mà trong bất kể công trình nào, các kiến trúc sư đều phải tính toán một cách tỉ mỉ, cẩn trọng thông số kĩ thuật này.

Bảng tra sức chịu tải của đất nền

Bảng tra sức chịu tải đất nền là cơ sở để làm việc và tính toán được khả năng chịu đựng áp lực của đất nền. Dựa trên công thức tính toán trên cùng những tác động của yếu tố khác, dưới đây là  bảng tra sức chịu tải của đất nền chuẩn nhất theo Terzaghi.

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền
Ảnh 2: Bảng tra sức chịu tải tiêu chuẩn của đất nền theo Terzaghi

Nc, Nq, Nγ: hệ số của sức chịu tải phụ thuộc vào góc ma sát trên φ của nền đất

Công thức tính sức chịu tải của đất nền chuẩn nhất

Với giả thiết nền đất bằng phẳng, đồng nhất, ổn định và đáy móng phẳng. Sức chịu tải tính toán của nền đất có thể xác định bằng công thức giải tích:

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền
Ảnh 3: Công thức tính toán sức chịu tải của đất nền

Trong đó:

  • : Sức chịu tải tính toán của nền đất
  • Pgh: Sức chịu tải giới hạn – là cường độ tải trọng lớn nhất tại đáy móng mà tại đó nền đất bị phá hoại
  • Fs: Hệ số an toàn (lấy Fs = 2 – 3). Có 2 thông số để lựa chọn. Một là theo cấp và loại công trình. Hai là loại nền đất, đất cát Fs = 3, đất sét Fs = 2.
  • b: Với móng băng lấy bằng bề rộng móng. Với móng đơn, móng bè lấy bằng kích thước bé nhất của móng. Với móng tròn là đường kính móng.
  • γ: Trọng lượng riêng của lớp đất dưới đáy móng.
  • c: Lực dính của lớp đất dưới đáy móng.
  • q: ứng suất bản thân dưới đáy móng (trọng lượng của các lớp đất phía trên đáy móng).

Các hệ số:

  • A = Nγ.nγ.mγ.iγ
  • B = Nq.nq.mq.iq
  • C = Nc.nc.mc.ic
  • Nc, Nq, Nγ: hệ số sức chịu tải phụ thuộc góc ma sát trong φ của nền đất
  • nc, nq, nγ: hệ số hiệu chỉnh hình dạng móng

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền
Ảnh 4: Mô hình của Terzaghi về mặt trượt dưới móng.

  • mc, mq, mγ: hệ số hiệu chỉnh mặt dốc của bề mặt đất hoặc lớp đất phân lớp
  • ic, iq, iγ: hệ số hiệu chỉnh độ lệch của tải trọng
  • trong phạm vi bài viết với giả thiết nền đất bằng phẳng, đồng nhất, ổn định xin phép lấy mc = mγ = mq = ic = iγ = iq = 1.

Dựa vào công thức chuẩn trên đây các kiến trúc sư có thể tính toán được chính xác sức tải trọng của đất nền. tìm ra áp lực giới hạn để đảm bảo công trình được thi công an toàn tránh xảy ra những nguy hiểm đáng tiếc.

Việc kiểm tra sức chịu tải của đất nền trong suốt quá trình thi công công trình luôn là công việc mà các kĩ sư xây dựng phải thường xuyên chú ý. Bởi một khi để lỡ một sai sót dù chỉ là rất nhỏ cũng có thể khiến cho toàn bộ công trình mắc một khuyết điểm rất lớn.

Khả năng chịu lực của từng loại đất là khác nhau. Chính vì thế mà khi tiến hành tính toán đòi hỏi phải xác định được loại đất nào với độ chịu lực như thế nào để có thể hợp lí và chính xác nhất. Dưới đây có thể kể đến một số sức chịu lực của một số các loại đất sau

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền
Ảnh 5: Khả năng chịu lực tải trên từng loại đất nền

Những yếu tố ảnh hưởng tới sức chịu tải của đất nền

Có rất nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng tới sức chịu tải của đất nền. Tuy nhiên yếu tố tác động lớn nhất đến sức chịu tải của đất nền chính là mực nước ngầm.

Nước ngầm xuất hiện trong lòng đất ở phía dưới đất nền vậy nên khi xây dựng bề mặt đất nền cho cồn trình cần đảm bảo được mực nước ngầm không ảnh hưởng đến sức chịu tải của đất nền, tránh tình trạng sụt lún khi qua thời gian sử dụng.

Thông thường sẽ có 3 trường hợp có thể xảy ra đối với tác động của nước ngầm với sức chịu tải của đất nền như sau:

  • Đất nền không bị ảnh hưởng bởi mực nước ngầm: Trọng lượng riêng của các lớp đất được giữ nguyên
  • Mức nước ngầm cao hơn hoặc bằng so với mặt đáy móng: Trọng lượng riêng của phần đất thường nằm ở phần bên dưới mực nước ngầm sẽ được thay thế bằng trọng lượng đẩy nổi: γđn = (γ – 10) KN/m3

Mực nước ngầm nằm ở dưới đấy móng: Trọng lượng riêng của phần đất nằm dưới mực nước ngầm sẽ thay thế bằng trọng lượng đẩy nổi.

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền
Ảnh 6: Những yếu tố ảnh hưởng đến sức chịu lực của nền đất

Bên cạnh mực nước ngầm ảnh hưởng đến sức chịu tải của đất nền một số các yếu tố khác cũng có thể gây tác động đến sức chịu tải như : bề mặt công trình, hệ thống móng. Hơn thế nữa hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức chịu tải của nền là độ lớn của biến dạng và sức chống cắt của của lớp đất bên dưới.

Công thức tính cường độ tiêu chuẩn của đất nền
Ảnh 7: Sức chịu lực của đất nền còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan khác

Khi lớp đất bên dưới quá yếu thì khi tính toán SCT của nền có thể coi như móng được đặt lên lớp đất bên dưới mà không cần xem xét đến ảnh hưởng của lớp đất bên trên. Khi tỉ số H/B >1 thì có thể coi lớp đất bên dưới không còn ảnh hưởng đến sức chịu đựng của nền.

Nền móng luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kết cấu công trình. Phải xây dựng đươc một nền móng vững chãi thì công trình mới có thể đảm bảo được sự bền vững và lâu  dài.  Bởi thế việc tính toán sức chịu tải của đất nền luôn được chú trọng một cách thật cẩn thận để có thể tạo nên những công trình thế kỉ đẹp nhất.

Trên đây là những thông tin về bảng tra sức chịu tải của đất nền. Hi vọng bài viết của chúng tôi đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về sức chịu tải của đất nền để áp dụng một cách chính xác trong quá trình xây dựng. Chúc các bạn thành công!