Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền

Cùng với việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, thời gian qua MTTQ các cấp trong tỉnh đã triển khai toàn diện và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả việc giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Qua đó, phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn MTTQ tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền được MTTQ các cấp và tổ chức thành viên thực hiện thường xuyên thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH và HĐND các cấp; công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở; tham gia xây dựng các dự án luật, văn bản dưới luật, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền các cấp có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới người dân; phát huy hiệu quả hoạt động của ban thanh tra Nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng. Cụ thể, thời gian qua MTTQ đã tổ chức 37 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, trước Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh [trong đó có 14 cuộc tổ chức bằng hình thức trực tuyến] với hơn 6.500 cử tri tham dự, có 186 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri được ban thường trực MTTQ các cấp tổng hợp, phản ánh tại các kỳ họp Quốc hội, HĐND và theo dõi giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trọng tâm là tuyên truyền về pháp luật phòng, chống tham nhũng”, năm 2021 và quý I-2022, MTTQ các cấp đã phối hợp tổ chức 1.300 lớp tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 129.000 người tham gia; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng... Tập trung làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tiếp 463 lượt công dân; tiếp nhận 684 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Việc làm tốt công tác tiếp công dân đã góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin, tạo cầu nối giữa Nhân dân với chính quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước ở địa phương.

Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị [khóa XI], công tác giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của mặt trận các cấp đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Nội dung giám sát gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân. MTTQ các cấp đã chủ trì, tổ chức 3.219 cuộc giám sát, trong đó trọng tâm về công tác bầu cử, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng, việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, việc chấp hành pháp luật tại các cơ sở y tế tư nhân, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Thông qua các cuộc giám sát, các kiến nghị của MTTQ các cấp trong tỉnh đều được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trả lời. Các ban thanh tra Nhân dân trong toàn tỉnh đã giám sát được 1.224 vụ việc, ban giám sát đầu tư của cộng đồng đã giám sát 786 công trình, dự án. Qua giám sát, đã kiến nghị với chính quyền cơ sở xử lý 137 công trình có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và cộng đồng dân cư.

Hoạt động hòa giải ở cơ sở được triển khai có hiệu quả. Thông qua công tác hòa giải đã tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp Nhân dân, góp phần giải quyết các mâu thuẫn nhỏ ở cơ sở, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, đoàn kết nội bộ Nhân dân, làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật.

Trong công tác phản biện, MTTQ đã tập trung phản biện các dự thảo về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. MTTQ các cấp tổ chức 1.361 cuộc góp ý, phản biện đối với các cơ chế, chính sách của tỉnh, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tham gia góp ý đối với 15 dự thảo về các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến đời sống Nhân dân; tham gia phản biện bằng văn bản với 8 dự thảo nghị quyết, tờ trình của HĐND và UBND tỉnh...

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được MTTQ các cấp đẩy mạnh. Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; theo dõi, phát hiện và tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII]. Bên cạnh đó, mặt trận các cấp phối hợp với chính quyền tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia thực hiện nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” theo quy định của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Với những kết quả đạt được trong tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, MTTQ các cấp đã tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống chính trị của tỉnh, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân.

Bài và ảnh: Phan Nga

Một là, Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc,các tổ chức chính trị - xã hội và phát huy vai trò chủ thể của nhân dân: Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận; tăng cường phối hợp, thống nhất hành động trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Tiếp tục phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, giữ mối liên hệ chặt chẽ với: Trưởng ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng; các già làng, trưởng bản, người có uy tín, chức sắc, chức việc, cốt cán trong các tôn giáo; những nhân tố mới, tiêu biểu, người có thái độ tích cực, xây dựng, có nếp sống gương mẫu làm lực lượng nòng cốt tuyên truyền, vận động nhân dân.  Lựa chọn các mô hình phù hợp để làm điểm, nhân rộng, tạo chuỗi, liên kết tác động trực tiếp, lan tỏa cộng đồng; tham gia đào tạo công dân điện tử. Phát huy dân chủ, mở rộng khối đại đoàn kết để tập hợp đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Hai là, Thực hiện chức năng giám sát, phản biện, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, trong đó [1] Chú trọng huy động các lực lượng nòng cốt tham gia giám sát các nội dung như: Việc công khai minh bạch của chính quyền; thực hiện chế độ công chức, công vụ; hoạt động của các trung tâm hành chính công, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã; việc huy động và sử dụng nguồn lực đóng góp của nhân dân; việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các dự án triển khai trên địa bàn; chế độ nêu gương, cam kết thực hiện trách nhiệm và khắc phục khuyết điểm, hạn chế; kê khai tài sản, thu nhập, việc tăng, giảm tài sản của cán bộ, đảng viên. [2] Về thực hiện hoạt động phản biện, chú trọng các nội dung như: Tham gia góp ý các dự thảo nghị quyết, các quy hoạch, kế hoạch của cấp ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp; phản biện dự thảo các chủ trương, các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của nhân dân; tham mưu tổ chức diễn đàn, đối thoại giữa cơ quan có thẩm quyền và đại diện các tầng lớp nhân dân.

 Thông qua thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức đời sống ở khu dân cư; qua các kênh thông tin, truyền thông; việc tiếp xúc cử tri; các hội nghị giao ban, đối thoại định kỳ; tạo điều kiện, có cơ chế để tiếp nhận những đề xuất, hiến công, hiến kế, kinh nghiệm, cách làm hay, sáng kiến, cải tiến trong công tác quản lý, điều hành của nhân dân tham gia vào việc cải tiến các quy trình, xây dựng mô hình phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo môi trường, an ninh, trật tự,...

Ba là, Nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý của chính quyền các cấp:

 [1] Tăng cường tính công khai, minh bạch về: Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;  dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện; phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư; nhiệm vụ, quyền hạn của từng cán bộ, công chức cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp; chủ trư­ơng, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, giảm nghèo; kế hoạch và kết quả bình xét hộ nghèo; đối tư­ợng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã thu; về quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân ở các trung tâm hành chính công hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã; kết quả việc tiếp nhận, giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp; kết luận kiểm tra, thanh tra và kết quả xử lý sau thanh tra, kiểm tra; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 [2] Thực hiện tốt cơ chế cung cấp và tiếp nhận thông tin, trong đó: Quy định cụ thể về thời gian: Cấp tỉnh, cấp huyện định kỳ theo quý; cấp xã định kỳ theo tháng và khi cần thiết có chế độ giao ban; thông qua tiếp xúc cử tri, đối thoại trực tiếp để tiếp nhận thông tin về kết quả giám sát, phản biện, đề xuất, hiến kế, phản ảnh của nhân dân và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội; mở diễn đàn, chuyên mục trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, huyện, xã hoặc qua hòm thư góp ý trực tiếp để tiếp nhận ý kiến của nhân dân; tại các trung tâm hành chính công, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã có các công cụ để người dân đánh giá mức độ hài lòng về sự phục vụ của các cấp chính quyền.

[3] Nâng cao trách nhiệm trong việc giải trình: Xác định việc giải trình là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc của cán bộ, công chức, người đứng đầu các cơ quan nhà nước đối với công dân; sau giải trình phải tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân; không thành kiến, trù dập và gây khó khăn, áp lực đối với tổ chức, cá nhân góp ý. Tiếp thu, chấn chỉnh, xử lý nghiêm những sai phạm [nếu có] của cán bộ, công chức, người đứng đầu các cơ quan nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện giám sát, phản biện, góp ý theo quy định của pháp luật. Thực hiện cơ chế “đặt hàng” đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ trọng yếu theo nhiệm vụ chính trị ở địa phương trong từng giai đoạn cụ thể.

Bốn là, Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng: Nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; tăng cường phát triển đảng ở các địa bàn dân cư, nhất là vùng sâu vùng xã, vùng miền núi, biên giới, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, đổi mới quy chế làm việc để đảm bảo phát huy dân chủ trong Đảng; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng; duy trì nề nếp cơ chế chất vấn trong Đảng và mở rộng đến đại diện của các tầng lớp nhân dân; các cấp ủy Đảng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, nhất là đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Thực hiện nêu gương của người đứng đầu và gương mẫu của cán bộ, đảng viên trước quần chúng nhân dân;  chỉ đạo chính quyền thực hiện công khai, minh bạch quy chế làm việc, quy trình giải quyết công việc; xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp và hiệu quả ngay từ cấp cơ sở.

Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp trên đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công chức, công vụ. Cấp ủy, chính quyền địa phương cần nghiên cứu ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định, quy chế như: Quy định trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc tiếp thu ý kiến góp ý của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy chế tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền các cấp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tích cực tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIV với mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh “dịch vụ - công nghiệp, văn minh - hiện đại” vào năm 2020.                       

Video liên quan

Chủ Đề