Cuộc thi tìm hiểu về nhà sử học Lê Văn Hưu

Lê Văn Hưu [chữ Hán: 黎文休;1230-1322] là một nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Ông được cho là Bảng nhãn đầu tiên của Đại Việt, đỗ khi 17 tuổi, cùng khoa thi với trạng nguyên Nguyễn Hiền và thám hoa Đặng Ma La.

Lê Văn Hưu là người làng Phủ Lý [tên nôm là Kẻ Rị], huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Một giai thoại về Lê Văn Hưu thuở bé:

Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Người thợ rèn thấy vậy, bèn ra một vế đối: - Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt. Lê Văn Hưu liền đối: - Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi giành lấy khôi nguyên.

Năm Đinh Mùi [1247], niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình đời vua Trần Thái Tông; Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng nhãn khi mới 17 tuổi. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu Tam khôi. Nguyễn Hiền 13 tuổi đỗ Trạng nguyên. Đặng Ma La 14 tuổi đỗ Thám hoa.[1]

Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan, rồi Binh bộ Thượng thư, sau đó được phong chức Hàn lâm học sĩ [2] kiêm Giám tu quốc sử [3][4]. Ông cũng là thầy học của Thượng tướng Trần Quang Khải.

Biên soạn sách Đại Việt sử ký

Xem thêm thông tin: Đại Việt sử ký

Trong thời gian làm việc ở Quốc sử viện, theo lệnh vua Trần Thái Tông, Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử [大 越 史][5] - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam - ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế - tức Triệu Đà - cho tới Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử ký, tất cả gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.[1]

Theo sử gia Trần Trọng Kim trong tác phẩm Việt Nam sử lược, bộ Đại Việt sử hay Đại Việt sử ký là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Sau khi xâm lược Đại Ngu, nhà Minh đã đưa sách của nước Nam về Trung Quốc, trong đó có 30 quyển Đại Việt sử ký, những sách ấy đã thất lạc.[6]

Trần Trọng Kim viếtː Hai trăm năm mươi năm sau, sử quan Ngô Sĩ Liên, đời vua Lê Thánh Tông, soạn lại bộ Đại Việt sử ký chép từ họ Hồng Bàng đến vua Lê Thái Tổ. Nghĩa là từ ông Ngô Sĩ Liên, ở về thập ngũ thế kỷ trở đi, thì sử ta mới chép truyện về đời thượng cổ.[6]

Đến nay bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu không còn, nhưng những lời nhận xét của ông vẫn được ghi lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, gồm 29 đoạn ghi: "Lê Văn Hưu viết...". Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỉ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi."

Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng 3 [âm lịch] năm Nhâm Tuất[7] [tức 9 tháng 4 năm 1322], thọ 92 tuổi. Ông được an táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm [ngôi mộ tọa Quý hướng Đinh], thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 - 1867, khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông. Ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa, có nhà thờ Lê Văn Hưu. Ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước có 1 con phố cùng tên.

Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi
— Lời của sử quan Ngô Sĩ Liên viết trong sách Đại Việt sử ký toàn thư
Lê Văn Hưu vừa có tài, vừa có hạnh, làm thầy Chiêu-Minh-Vương, đổi làm Kiểm-Pháp-Quan, sửa sách Việt chí
— An Nam chí lược, Lê Tắc

[8]

  • Đại Việt sử ký toàn thư, soạn giả Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, v.v..., Dịch giả: Viện Khoa Học Xã hội Việt Nam; Nhà xuất bản: Khoa Học Xã hội - Hà Nội 1993.
  • An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc, Dịch giả Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, Nhà xuất bản Viện Đại học Huế, 1961
  • Việt Nam sử lược, soạn giả Trần Trọng Kim, Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu xuất bản.

  1. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, soạn giả Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, v.v..., Dịch giả: Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam;Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội - Hà Nội 1993,Quyển V, Kỷ Nhà Trần, Thái Tông Hoàng Đế
  2. ^ Chức Hàn lâm học sĩ tức chức Hàn lâm học sĩ [翰林學士, Hanlin Academician]
  3. ^ Chức Giám tu quốc sử tức Giám tu quốc sử [監修國史, Chief Compiler of the Dynastic History]
  4. ^ Ấn bản điện tử năm 2001 do Lê Bắc điều hợp của bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1988 có lẽ sai khi viết "Trước đây, Hàn lâm học sĩ kiêm Quốc tử viện giám tu là Lê Văn Hưu vâng mệnh...". Thời Trần và các triều đại đồng thời tại Trung Quốc, chỉ có Quốc sử viện và Quốc tử giám [xem mục Quan chức Chí, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí và A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press], hai cơ quan này hoàn toàn khác nhau. Quốc sử viện chuyên trách viện biên soạn quốc sử, thực lục, Quốc sử giám chuyên trách việc giáo dục đào tạo nhân tài đất nước. Quan Lê Văn Hưu được sung vào chức Giám tu quốc sử, cũng là chức đứng đầu Quốc sử viện, chuyên trách việc biên soạn quốc sử thời Trần, chứ không phải là chức trong Quốc tử giám
  5. ^ Việt Nam sử lược, quyển 1, phần 3, chương 6, trang 129.
  6. ^ a b Việt Nam sử lược, soạn giả Trần Trọng Kim, Bộ giáo dục trung tâm học liệu xuất bản
  7. ^ Khôi Nguyên, báo Thanh Hóa, Lê Văn Hưu: Một sử gia uyên bác – một nhân cách lớn, đăng ngày 20/4/2022.
  8. ^ An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc, Dịch giả Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, Nhà xuất bản Viện Đại học Huế, 1961, phần Danh nhân, quyển Đệ thập ngũ

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lê_Văn_Hưu&oldid=68736304”

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌCNước ta đã có trên bốn nghìn năm lịch sử, nhưng mãi đến thế kỷ XIII mới có người chép sử.Người được xem là nhà Sử học đầu tiên của Việt Nam chính là Lê Văn Hưu [1230-1372][1],vị Tiến sĩ khai khoa của Thanh Hóa, đồng thời là vị Bảng nhãn đầu tiên và trẻ nhất trongtổng số 48 vị Bảng nhãn của lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam [1075-1919].LÊ VĂN HƯU:NHÀ SỬ HỌC ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAMn Hồ Sĩ Hùy1. Lê Văn Hưu sinh năm Canh Dần, niên hiệu KiếnTrung thứ 6 [1230] đời vua Trần Thái Tông tại Kẻ Rỵ,tức giáp Bối Lý, sau đổi là xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn,nay là thôn Phủ Lý Trung, xã Thiệu Trung, huyện ThiệuHóa, tỉnh Thanh Hóa. Mẹ người họ Đỗ. Cha là Lê VănMinh, qua đời khi ông mới 4 tháng tuổi. Năm lên 9tuổi, Lê Văn Hưu theo học ông thầy họ Nguyễn ở xãPhúc Triền [Kẻ Bôn]. Năm 16 tuổi, được thầy yêu mếngả con gái lớn cho. Năm Đinh Mùi, niên hiệu ThiênỨng Chính Bình 16 [1247] đời vua Trần Thái Tông,mới 17 tuổi, ông thi đậu Bảng nhãn. Đây là khoa thiđầu tiên đặt lệ lấy Tam khôi[2]. Ông trải qua các chứcquan: năm 24 tuổi, làm Hàn lâm viện Thị độc; nămNhâm Thân, niên hiệu Thiệu Long 15 [1272] đời vuaTrần Thánh Tông, làm Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốcsử viện giám tu, hoàn thành bộ Đại Việt sử ký chép từTriệu Vũ đế [208 đến 137 trước công nguyên] đến LýChiêu Hoàng [1224-1225], gồm 30 quyển, dâng lên,được vua khen ngợi; năm 45 tuổi, được thăng chứcThượng thư bộ Binh. Ông là người tài đức, là thầy họccủa Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải [1241-1294].Cuối đời, ông thường đi thăm phong cảnh khắp nơi,viết tập Địa cảo, khởi thảo tập Việt điện u linh. Lê VănHưu qua đời năm 1322, hưởng thọ 92 tuổi[3].2. Bộ Đại Việt sử ký nay không còn nhưng may mắnđã được sử gia Ngô Sĩ Liên sử dụng khi biên soạn bộĐại Việt sử ký toàn thư [1479]. Điều thứ nhất Phàm lệvề việc biên soạn sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ:“Sách này làm ra, gốc ở hai bộ Đại Việt sử ký của LêVăn Hưu và của Phan Phu Tiên, tham khảo thêm Bắcsử, dã sử, các bản truyện chí và những việc nghe thấySỐ 3/2016truyền lại, rồi khảo đính, biên tập màthành”[4]. Ngày xưa, trong việc biên soạn lịchsử, các tác giả chép lại của nhau là chuyệnthường tình. Bấy giờ chưa có luật bản quyền,hơn nữa đây không phải là sáng tác văn học.Vì vậy, có thể thấy được bóng dáng của ĐạiViệt sử ký qua Đại Việt sử ký toàn thư. Đặcbiệt, có 30 lời bàn những sự kiện, hiện tượng,nhân vật lịch sử ghi rõ là “Lê Văn Hưu nói”.30 lời bàn này đã được Lê Huy Trâm sưu tầm,chú thích, đánh số thứ tự từ 1 đến 30 trongĐại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ LiênTạp chíKH-CN Nghệ An[46]CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌCsách Lê Văn Hưu và chương trình nghiên cứu danhnhân Thanh Hóa [Kỷ yếu hội thảo khoa học TrườngCao đẳng Sư phạm Thanh Hóa xuất bản năm 1993,trang 253-264]. Trong bài này, khi trích dẫn các lờibàn, chúng tôi sẽ theo thứ tự này. Qua 30 lời bàn đó,có thể thấy được về cơ bản quan điểm, phương phápvà sử bút của Lê Văn Hưu.3. Trước hết, sử gia Lê Văn Hưu luôn luôn tự hàovề đất nước Đại Việt của mình[5]. Nói theo ngôn ngữhiện đại, ông có lòng tự hào dân tộc mãnh liệt gắnliền với bối cảnh văn hóa xã hội thời đại ông. Đại Việtsử ký ra đời vào giai đoạn giữa 2 cuộc chiến tranhchống ngoại xâm 1258 và 1285 từng được các tác giảCuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thếkỷ XIII mô tả khá cụ thể: “Thăng Long giải phóng.Những ngày thanh bình trở lại trên đất nước. Dânnghèo và nô tì theo vương hầu đi khai hoang. Nhữngngười thợ nề xây chùa Phổ Minh. Nhà sử học Lê VănHưu cặm cụi hoàn thành bộ sử của mình và HànThuyên làm thơ nôm đuổi cá sấu ở sông Hồng. Nhưngkhông phải chỉ như vậy. 1258-1284 còn là thời kỳnhững sứ bộ Mông Cổ phóng ngựa lao vào cửa kinhthành và những đoàn thuyền tiến lên tập trận ở sôngBạch Hạc”[6].Dĩ nhiên, cũng như mọi sử gia xưa, với ông, quốcgia Đại Việt gắn liền với cơ nghiệp đế vương. Ở lờibàn thứ nhất, ông khen Triệu Vũ đế [Triệu Đà]: “…tựxưng làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửithư xưng là “lão phu”, mở đầu cơ nghiệp đế vươngcho nước ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy”. Từ đóông bình luận: “Người làm vua nước Việt sau này đềubiết bắt chước Vũ đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việcquân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, ngườiphương Bắc không thể lại ngấp nghé được”. Các sửgia hiện nay đều xem Triệu Đà là kẻ xâm lược. Tuyvậy, phải thấy quan niệm của Lê Văn Hưu cũng làquan niệm phổ biến xưa từ Trần Hưng Đạo cùng thờivới ông đến các danh sĩ về sau như Nguyễn Trãi, NgôSĩ Liên, Lê Tung[7]…Ở lời bàn thứ 3, ông hào hứng ca ngợi Hai BàTrưng: “…hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, NhậtNam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đềuhưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trởbàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng đượcnghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đếntrước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đànông chỉ cúi đầu bó tay làm tôi tớ cho người phươngBắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đànbà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy”.SỐ 3/2016Lời bàn thứ 9, ông đánh giá Ngô Quyền:“Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới họp củanước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quâncủa Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương,làm cho người phương Bắc không dám lạisang nữa. Có thể nói một cơn giận mà yênđược dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy.Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổiniên hiệu nhưng chính thống của nước Việt tangõ hầu đã nối lại được”. Trong lúc đó, TựĐức [ở ngôi 1848-1883] lại hạ lời phê: “NgôQuyền gặp được ngụy triều Nam Hán là mộtnước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém. Đólà một việc may, có gì đáng khen…”[8]. Lờiphê vừa bộc lộ thói kiêu ngạo của một ôngvua coi thường ý kiến các danh sĩ tiền bối,đồng thời lại thể hiện tính tự ti dân tộc trướcThiên triều Trung Hoa.Tiêu chí để đánh giá sự kiện, nhân vật củaLê Văn Hưu chính là lợi ích của quốc gia, dântộc. Chính dựa vào tiêu chí này, ông ca ngợihết lời Hai Bà Trưng, Ngô Quyền và phêphán những người chỉ biết cúi đầu bó tay làmtôi tớ cho người phương Bắc. Tiếp đó, cũngdựa vào tiêu chí này, ông khen Đinh Bộ Lĩnh:“có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảmmưu lược nhất đời… mở nước dựng đô, đổixưng hoàng đế, đặt trăm quan, chế độ gầnđầy đủ, có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà lại sinhra bậc thánh triết để tiếp nối quốc thống củaTriệu vương chăng?” [lời bàn thứ 12]. Ôngkhen Lê Hoàn trừ nội phản, diệt ngoại xâm:“dễ như lừa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầyvài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹpchiến thắng dẫu nhà Hán, nhà Đường cũngkhông hơn được” [lời bàn thứ 14]. Đối vớicác quan lại người phương Bắc cũng vậy.Ông khen Lữ Gia ngăn Ai vương và Cù Tháihậu không nên xin làm chư hầu nhà Hán,không triệt bỏ cửa quan ở biên giới là “biếttrọng nước Việt” [lời bàn thứ 2]; khen SĩNhiếp “chịu nhún mình thờ nước lớn để giữvẹn bờ cõi” [lời bàn thứ 5].4. Tiêu chí thứ 2 để đánh giá nhân vật, sựkiện của Lê Văn Hưu là lợi ích của dân. Ởông luôn thể hiện lòng yêu dân, tư tưởng thândân rõ nét. Người ta thường cho rằng ông làbậc đại Nho luôn bài xích Phật giáo. Cũng cóngười băn khoăn là ông sống ở thời đại Phậtgiáo thịnh hành, lại nữa ở quê hương ôngTạp chíKH-CN Nghệ An[47]CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌCngười dân rất chuộng đạo Phật. Thật ra ôngchỉ đứng trên lập trường duy lý Nho giáo đểphê phán tệ sùng tín mê muội của tín đồPhật giáo cũng như Đạo giáo như lời bànthứ 25 phê phán Lý Thần Tôn: “Thái phóLý Công Bình phá được quân Chân Lạpcướp châu Nghệ An, sai người báo tin thắngtrận. Thần Tôn đáng lẽ phải cáo thắng trậnở Thái miếu, xét công ở triều đường đểthưởng cho bọn Công Bình về công đánhgiặc mới phải. Nay lại quy công cho Phậtvà Đạo, đến các chùa quán để lạy tạ, nhưthế không phải là cách để úy lạo kẻ có công,cổ lệ chí khí quân sĩ”.Ông phê phán Lý Thái Tổ trong lời bànthứ 18: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưalập mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ ThiênĐức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và cấpđộ điệp cho hơn nghìn người ở kinh sư làmtăng, thế thì tiêu phí của và sức dân vào việcthổ mộc không biết chừng nào mà kể. Củakhông phải là trời mưa xuống, sức khôngphải là thần làm thay, há chẳng phải là vétmáu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân cóthể gọi là làm phúc chăng? Bậc vua sángnghiệp tự mình cần kiệm còn lo con cháungày sau xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ đểphép lại cho con cháu như thế, chả trách đờisau xây tháp cao ngất trời, tạo cột chùa bằngđá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cungvua…”. Rõ ràng ở đây ông chỉ bài bác ôngvua mê Phật giáo hành động quá đáng làmhại của cải, sức lực “vét máu mỡ của dân”mà thôi!Hay trong lời bàn thứ 28, ông phê phán LýThần Tôn: “Trời sinh ra dân mà đặt vua đểchăn dắt, không phải để cung phụng riêngcho vua. Lòng cha mẹ ai chẳng muốn con cáicó gia thất, thánh nhân có lòng ấy còn sợ kẻsất phu sất phụ không được có nơi có chốn.Cho nên Kinh thi tả sự ấy trong thơ “Đàoyêu” và “Xiếu hữu mai” để khen việc lấychồng kịp thời và chê việc lỡ thì vậy. ThầnTôn xuống chiếu cho con gái các quan phảiđợi khi tuyển vào cung không trúng mới đượclấy chồng, thế là để cung phụng riêng chomình, có phải là lòng làm cha mẹ dân đâu?”.Tấm lòng thương dân của Lê Văn Hưu thậtđáng trân trọng.SỐ 3/2016Cần chú ý thêm là có lúc lòng thương dân kết hợpchặt chẽ với ý thức dân tộc khiến nhà sử học có lờibàn thứ 4 thật xúc động lòng người: “Xem sử, đến thờinước Việt ta không có vua, bị bọn Thứ sử người Bắctham tàn làm khổ, Bắc kinh [chỉ kinh đô của ngườiphương Bắc, không phải danh từ riêng Bắc Kinh hiệnnay - HSH chú] đường xa, không kêu vào đâu được,tự nhiên thấy vừa cảm vừa thẹn, mong lòng tinh thànhnhư Minh Tông nhà Hậu Đường, thường thắp hươngkhấn trời, xin trời vì nước Việt ta sớm sinh thánhnhân, tự làm đế nước nhà, để khỏi bị người phươngBắc cướp vét”.5. Tiêu chí thứ 3 để đánh giá nhân vật, sự kiện củaLê Văn Hưu là đức, lễ, hay lễ nghĩa, đạo đức. Dĩnhiên, đây là lễ nghĩa, đạo đức Nho giáo. Ở lời bànthứ 5, ông khen Sĩ Nhiếp là người “khoan hậu,khiêm tốn”; lời bàn thứ 11 khen Ngô Xương Văn thatội cho Dương Tam Kha là “nhân”, chịu nhịn NgôXương Ngập là “cung”. Ông chê Đinh Tiên Hoàng“chìm đắm trong tình riêng, cùng lập 5 Hoàng hậu”[lời bàn thứ 13]; chê các con Lê Đại Hành không đặtthụy hiệu cho bố [lời bàn thứ 15]; chê Đại Hànhkhông sớm đặt Thái tử để đến nỗi nhà Lê mất ngôi[lời bàn thứ 16]; chê Lý Thái Tổ đã xưng đế mà chỉtruy phong cha là Hiển Khánh Vương [lời bàn thứ17]; chê Lý Thái Tông bắt các quan gọi mình là“triều đình”, Lý Thánh Tông tự xưng là “VạnThặng”, Lý Cao Tông bảo gọi mình là “Phật” [lờibàn thứ 21]…Đức là tiêu chuẩn cao nhất để ông so sánh Lê ĐạiHành và Lý Thái Tổ: “Kể về mặt trừ dẹp gian trong,đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oaivới người Tống thì Lý Thái Tổ không bằng Lê ĐạiHành có công lao gian khổ hơn. Nhưng về mặt tỏ rõân uy, lòng người suy tôn, hưởng nước lâu dài, đểphúc cho con cháu thì Lê Đại Hành không bằng LýThái Tổ lo tính lâu dài hơn. Thế thì Lý Thái Tổ hơnư? Đáp: hơn thì không biết, chỉ thấy đức họ Lý dàyhơn họ Lê, vì thế nên noi theo họ Lý” [lời bàn thứ14]. Điều đáng chú ý là chịu sự tác động mạnh mẽcủa ý thức dân tộc, có lúc bậc đại Nho Lê Văn Hưuđã đi ngược lại tư tưởng Nho giáo truyền thốngTrung Quốc là phân biệt Hoa Hạ và Man Di nặng nề.Ở lời bàn thứ nhất, ông nói: “Đại Thuấn là ngườiĐông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế; VănVương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong TamĐại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đấtrộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức màthôi”. Chữ “Đức” ở đây quả thật chưa từng có tronglễ nghĩa Nho giáo Trung Hoa.Tạp chíKH-CN Nghệ An[48]CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC6. Đánh giá Đại Việt sử ký, Ngô Sĩ Liêntrong bài tựa Đại Việt sử ký toàn thư [1479]vừa khen: “Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần,…vâng chiếu chép lịch sử nước nhà, tìmkhắp các sách sử còn lại, tóm chép thànhsách, để cho người xem sau này không còntiếc nữa là được”; vừa chê: “ghi chép cóchỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đúng,văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc khôngkhỏi còn có chỗ chưa vừa ý”. Trong bài tựaĐại Việt sử ký tục biên [1665], Phạm CôngTrứ chỉ khen: “…nghĩa lớn khen chê đãrành rành ở lời công luận của bút chép sử”.Trong bài tựa Đại Việt thông sử, Lê QuýĐôn [1726-1784] vừa khen: “sử đời Lý củaVăn Hưu, sử đời Trần của Phu Tiên gọngàng đúng đắn có thể dùng được”; vừa chê:“nhưng về điển chương của một triều đại thìbỏ nhiều, không thấy chép, người xem phảilấy làm tiếc”. Theo Lê Quý Đôn, hai bộ Đại Việt sửký của Lê Văn Hưu và của Phan Phu Tiên đều chéptheo thể biên niên. Thiếu sót của Lê Văn Hưu, PhanPhu Tiên cơ bản cũng là thiếu sót chung của các sửgia xưa chép theo thể này. Còn chỗ Ngô Sĩ Liên chưavừa ý thì cũng dễ hiểu. Cả hai đều là bậc đại Nho,nhưng Lê Văn Hưu chịu nhiều ảnh hưởng Nho giáonguyên thủy Khổng Mạnh có yếu tố đạo đức nhân bảntích cực mà ít chịu ảnh hưởng tư tưởng bảo thủ HánNho, Tống Nho; còn Ngô Sĩ Liên thì trái lại[9]. Vì vậy,quan niệm về “nghĩa lệ” của hai ông khác hẳn nhau.Tóm lại, qua bóng dáng thấp thoáng của Đại Việtsử ký trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhất là qua 30 lờibàn sử còn lại, có thể thấy Lê Văn Hưu là nhà sử họcrất tiến bộ. Những lời bình sử thấm đẫm tinh thần yêunước thương dân, tinh thần đạo đức và ý thức dân tộccủa ông mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị. Ông xứngđáng là một trong những nhà Sử học hàng đầu củanước ta./.Chú thíchThật ra, trước Đại Việt sử ký đã có Sử ký của Đỗ Thiện viết năm 1127. Tác phẩm này được Lý Tế Xuyên nhắc đến 8lần trong bài tựa Việt điện u linh viết năm 1329; Việt chí của Trần Phổ [còn gọi là Trần Chu Phổ] viết năm 1233. Trong AnNam chí lược [sách viết khoảng năm 1285, bài tựa viết năm 1333], Lê Trắc viết: “Trần Phổ thường viết Việt chí, Lê VănHưu thường sửa Việt chí”. Như vậy, khi soạn Đại Việt sử ký, chắc chắn Lê Văn Hưu có tham khảo Sử ký và Việt chí. Nhưngngay từ thời Ngô Sĩ Liên [thế kỷ XV], hai sách này đã không còn nữa nên các tài liệu hiện nay đều nói Lê Văn Hưu là nhàsử học đầu tiên là hợp lẽ.[2]Tam khôi là 3 bậc đỗ đầu gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Trước đó nhà Trần đã chia Thái học sinh ra làm3 hạng: Đệ nhất giáp, Đệ nhị giáp, Đệ tam giáp nhưng chưa đặt Tam khôi. Năm 1484, Lê Thánh Tông đổi danh hiệu Trạngnguyên thành Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ nhất danh; Bảng nhãn thành Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh; Thám hoathành Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ tam danh. Các triều đại sau đều theo như vậy, nhưng thông tục thì vẫn gọi như cũ.[3] Các tài liệu chép tiểu sử Lê Văn Hưu chỉ ghi ngắn gọn năm sinh, năm thi đậu và chức vụ khi hoàn thành bộ Đại Việtsử ký. Những thông tin bổ sung ở trên chúng tôi dựa vào các tài liệu sau: a/ Lê Thị gia phả, bản do ông Tống Kim Chungcung cấp. Những chỗ gia phả ghi không phù hợp chính sử thì lược bỏ; b/ Lê Trắc: An Nam chí lược; c/ Phan Huy Ôn: Lịchtriều đăng khoa bị khảo; d/ Hồng Đô Chư Cát thị: Tân đính hiệu bình Việt điện u linh; Xin xem: Lê Văn Hưu và chươngtrình nghiên cứu danh nhân Thanh Hóa [Kỷ yếu hội thảo khoa học], Trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa, 1993, tr.300301; 267; 269; 270.[4]Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Văn hóa - Thông tin, H.2003, T1, tr.127.[5] Nước ta từ thời họ Khúc đến thời nhà Ngô [905-965] chưa thấy sử chép quốc hiệu. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôiHoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Năm 1054, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.[6] Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, bản in lần 4, Nxb Khoahọc Xã hội, H.1975, tr.80.[7]Lúc sắp mất, vua Trần hỏi kế sách giữ nước, lời đầu tiên Trần Quốc Tuấn nói: “Ngày xưa Triệu Võ đế dựng nước,vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế thanh dã…”. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết [dịch]: Từ Triệu,Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên làm đế một phương…[8] Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb Giáo dục. 2007. T1, tr211.[9]Xin xem: Hồ Sĩ Hùy, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với tinh hoa Nho giáo trong Chuyên san Khoa học Xã hội vàNhân văn Nghệ An số 3 tháng 6/2011, tr.44-47; Hà Văn Tấn, Hệ thống giá trị của Lê Văn Hưu và bối cảnh văn hóa xã hộitrong sách Lê Văn Hưu và chương trình nghiên cứu danh nhân Thanh Hóa [Kỷ yếu hội thảo khoa học], Sđd, tr.48.[1]SỐ 3/2016Tạp chíKH-CN Nghệ An[49]

Video liên quan

Chủ Đề