Cổ tức bidv 2023

Tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2022 vừa qua, BIDV đã trình cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.623 tỷ đồng lên mức 61.208 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021.

Cụ thể, Ngân hàng sẽ phát hành thêm hơn 607 triệu cổ phiếu [tương đương 12% số cổ phần đang lưu hành] để trả cổ tức năm 2021. Theo đó, cổ đông sở hữu 100 cổ phần tại thời điểm chốt danh sách sẽ nhận được 12 cổ phiếu trả cổ tức. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III và quý IV năm 2022. Dự kiến, BIDV sẽ mang về 6.070 tỷ đồng theo hình thức này.

Ngoài ra, BIDV cũng lên kế hoạch phát hành hơn 455 triệu cổ phiếu bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ [tương đương 9%]. Thời gian thực hiện dự kiến trong giai đoạn 2022 - 2023 và thu về hơn 4.552 tỷ đồng.

Được biết, trong Đại hội Cổ đông lần này, Ngân hàng cũng lên kế hoạch niêm yết các trái phiếu không phải là trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền BIDV phát hành ra công chúng trong khoảng thời gian từ 1/1/2022 đến ngày hoàn thành tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Tính đến hết quý I năm 2022, tổng tài sản của BIDV đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng của Ngân hàng đạt 1,43 triệu tỷ đồng, tăng 4,7%. Huy động vốn cũng đạt 1,53 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 1,3%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 0,8%. Tỷ lệ trang trải nợ xấu đạt trên 277%. Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 4.513 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.

//kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Văn Hưng

BNEWS BIDV trình cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.623 tỷ đồng lên mức 61.208 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021.

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 diễn ra sáng 29/4 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV - mã chứng khoán: BID] đã trình cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.623 tỷ đồng lên mức 61.208 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021.
Theo đó, BIDV sẽ phát hành hơn 607 triệu cổ phiếu, tương đương 12% số cổ phần đang lưu hành, để trả cổ tức năm 2021. Với tỷ lệ chia cổ tức là 12%, cổ đông sở hữu 100 cổ phần tại thời điểm chốt danh sách sẽ nhận được 12 cổ phiếu phát hành thêm.
Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III và quý IV/2022, trên cơ sở phê duyệt của cơ quan nhà nước có thầm quyền. BIDV dự kiến huy động 6.070 tỷ đồng sau phát hành.

Cùng với đó, BIDV dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.552 tỷ đồng thông qua việc chào bán hơn 455 triệu cổ phiếu bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, tỷ lệ phát hành dự kiến là 9%. Thời gian thực hiện dự kiến trong giai đoạn 2022-2023.
Ngoài ra, BIDV cũng lên kế hoạch niêm yết các trái phiếu không phải là trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền BIDV phát hành ra công chúng trong khoảng thời gian từ 1/1/2022 đến ngày hoàn thành tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, BIDV trình cổ đông thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 20.600 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ, đảm bảo phù hợp với diễn biến của thị trường, năng lực của BIDV trước tác động của dịch COVID-19 và phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
Tăng trưởng huy động vốn và tín dụng lần lượt dự kiến đạt 13% và 12,5%, đảm bảo tuân thủ hạn mức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước giao. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục duy trì dưới 1,6%.
Trong giai đoạn 2022-2025, Hội đồng quản trị BIDV đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng bình quân 8-12%. Dư nợ cuối kỳ tăng 8-12,5%. Huy động vốn tăng trưởng 8-13%. Lợi nhuận trước thuế tăng 19-26%. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE đạt trên 12,5%.
Tại đại hội, BIDV thực hiện bầu thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới 2022-2027. Danh sách nhân sự dự kiến gồm ông Phan Đức Tú, ông Lê Ngọc Lâm, bà Nguyễn Thị Thu Hương, ông Trần Xuân Hoàng, bà Phan Thị Chinh, ông Ngô Văn Dũng, ông Phạm Quang Tùng, ông Lê Kim Hoà, ông Yoo Je Bong và ông Nguyễn Văn Thạnh.
Ngoài ra, đại hội còn thông qua nhiều nội dung như sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng; lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập; bổ sung hoạt động ngân hàng giám sát và hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán vào hoạt động của BIDV...

Đến hết quý I/2022, tổng tài sản của BIDV đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 5% so với đầu năm; Dư nợ tín dụng đạt 1,43 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 4,7%; Huy động vốn đạt 1,53 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 1,3%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 0,8%; Tỷ lệ trang trải nợ xấu đạt trên 277%. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.513 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ./.

  • Kinh doanh
  • Vĩ mô

Thứ hai, 12/9/2022, 16:43 [GMT+7]

Ngân hàng Nhà nước, VietinBank, BIDV... và một số nhà băng khác sẽ nằm trong kế hoạch Kiểm toán Nhà nước năm sau.

Thông tin này được Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2023, chiều 12/9.

Theo ông Tuấn, cơ quan này xây dựng kế hoạch kiểm toán năm sau gồm 141 nhiệm vụ, giảm 37 nhiệm vụ so với năm 2022. Việc lựa chọn các vấn đề kiểm toán, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước cho hay là các chủ đề lớn gắn với quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, hay lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí...

Theo kế hoạch này, ngoài kế hoạch kiểm toán về thực hiện, quản lý ngân sách Nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương, Kiểm toán Nhà nước sẽ có 25 kiểm toán chuyên đề.

Các chuyên đề kiểm toán sẽ liên quan tới chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gần 350.000 tỷ đồng; lập, phân bổ vốn đầu tư gói phục hồi kinh tế; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động... Kiểm toán chuyên đề năm sau cũng sẽ xem xét vấn đề xử lý bù giá của PVN trong bao tiêu sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Ngoài ra, kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, VietinBank, BIDV, Tập đoàn Bảo Việt... Việc kiểm toán sẽ liên quan tới quản lý, điều hành chính sách tiền tệ; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu.

Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn phát biểu tại cuộc họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chiều 12/9.

Với doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN], Tập đoàn Dệt may Việt Nam [Vinatex], Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam [ACV]... và một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước quy mô lớn. Nội dung kiểm toán sẽ xoay quanh vấn đề quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2022, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đầu tư ngoài ngành, đầu tư ra nước ngoài.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng, dự kiến cơ quan kiểm toán sẽ thực hiện 28 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn. Chẳng hạn, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành - giai đoạn 1; dự án đường ven biển...

Thẩm tra, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cho hay, đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị giảm chủ đề, số lượng các cuộc kiểm toán hoạt động, lĩnh vực đầu tư xây dựng, doanh nghiệp... để tập trung kiểm toán về quyết toán ngân sách nhà nước. Quan điểm này cũng được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình.

Uỷ ban Tài chính ngân sách cũng đề xuất thay thế hai chuyên đề kiểm toán Quỹ tài chính ngoài nhà nước do địa phương quản lý 2020-2022 và Quỹ bảo vệ, phát triển rừng Việt Nam và các địa phương, bằng chuyên đề kiểm toán việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm công nghệ, các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

Giải trình, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho hay cơ quan kiểm toán sẽ rà soát kỹ lại các nội dung dự kiến kiểm toán. "Kiểm toán Nhà nước sẽ dành nguồn lực tập trung kiểm toán về ngân sách", ông nói.

Chủ Đề