Nhạc quan họ bắc ninh 2023

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc [bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay], dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay.


Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc [bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay], dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay. 

Mặc dầu còn có những ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của Quan họ, có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ 11, số khác cho là từ thế kỷ 17, song, các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay đều đã khẳng định giá trị to lớn của di sản "Văn hóa Quan họ", đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ "Kinh Bắc" ngàn năm văn hiến. 

Dân ca Quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ. 
Theo quan niệm của người Quan họ, nghệ nhân là những ngưòi có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều "giọng" Quan họ. Họ chính là những bậc thầy dân gian thực hành việc sáng tạo, lưu giữ và trao truyền vốn di sản quý báu đó cho các thế hệ mai sau nên rất xứng đáng được tôn vinh. 
Ngày nay, trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về văn hóa và sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhiều ưu thế của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, cũng như nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, Quan họ cổ cũng phải đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ bị mai một, thậm chí có thể bị mất hẳn nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ lâu dài cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, lề lối sinh hoạt ca hát Quan họ cổ, những giọng hát cổ với kỹ thuật "vang, rền, nền, nẩy" vốn đã làm nên giá trị đặc sắc của dân ca Quan họ hiện đang lưu tồn trong trí óc và trái tim say nghề của các cụ "Liền anh, Liền chị" nay đã trạc tuổi 70 đến 90 rất cần được trao truyền và tiếp nối. 

Thực hiện Luật Di sản văn hóa và Quyết định của UNESCO về "Thiết lập Hệ thống Báu vật Nhân văn sống", được sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO Hà Nội, năm 2003 Cục DSVH đã phối kết hợp với Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Bắc Ninh triển khai đề án thí điểm nghiên cứu xây dựng danh sách nghệ nhân Quan họ và đã chọn ra được danh sách 6 cụ đại diện cho lối ca Quan họ cổ của tỉnh Bắc Ninh. Dự án nhằm mục đích tôn vinh và hỗ trợ nghệ nhân, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ DSVHPVT Quan họ. 

Tháng 9 năm 2005, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước năm 2003 của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Tháng 4/2006, Công ước này chính thức có hiệu lực. 
Từ năm 2002, Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hóa - Thông tin lập hồ sơ khoa học về “Dân ca Quan họ Bắc Ninh”. Hồ sơ này đang được các cơ quan, tổ chức và cộng đồng địa phương tích cực xây dựng để trình UNESCO đăng ký vào “Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Sở GD-ĐT vừa phối hợp với Tỉnh Đoàn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh triển khai nhiệm vụ của vòng Chung kết cấp tỉnh Cuộc thi “Tiếng hát Dân ca Quan họ dành cho học sinh phổ thông tỉnh Bắc Ninh” năm 2022 dự kiến tổ chức vào cuối tháng 7 tới.

Một cuộc thi hát Quan họ trong trường học do Tỉnh đoàn phối hợp với Sở GD-ĐT và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức.

Với chủ đề “Học sinh Bắc Ninh - Kinh Bắc lưu giữ và lan tỏa mạch nguồn Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, Cuộc thi “Tiếng hát Dân ca Quan họ dành cho học sinh phổ thông tỉnh Bắc Ninh” năm 2022 là một trong những hoạt động của ngành Giáo dục nhằm bảo tồn, phát huy, tạo sức lan tỏa giá trị Di sản văn hóa phi vật thể; xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần đối với cán bộ, giáo viên, học sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch cuộc thi cấp tỉnh có 16 đội tham gia với 64 tiết mục, chia thành 2 bảng: Bảng A gồm 8 phòng GD-ĐT các huyện, thành phố; Bảng B gồm 8 cụm trường [các trường THPT, trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trên cùng địa bàn huyện, thành phố]. Về hình thức dự thi, các cơ sở giáo dục thu âm, ghi hình tiết mục gửi dự thi cấp huyện/cụm trường. Kết thúc cuộc thi cấp huyện /cụm trường, mỗi phòng GD-ĐT lựa chọn 5 tiết mục dự thi cấp tỉnh, trong đó: 2 tiết mục cấp tiểu học [1 đơn ca và 1 song ca/tam ca], 2 tiết mục cấp THCS [1 đơn ca, 1 song ca/tam ca] và 1 tiết mục tốp ca; mỗi cụm trường chọn 3 tiết mục dự thi cấp tỉnh [trong đó: 1 đơn ca, 1 song ca/tam ca, 1 tốp ca]. Từ những tiết mục được lựa chọn, các phòng GD-ĐT/cụm trường sẽ biên tập thành Chương trình, gửi kèm các tiết mục dự thi cấp tỉnh.

Trong các tiết mục tham gia dự thi cấp tỉnh bắt buộc phải có 1 tiết mục là làn điệu quan họ đã học trong cuốn tài liệu giảng dạy Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong các trường học phù hợp với lứa tuổi học sinh. Khuyến khích hình thức hát - múa phụ họa; các bài hát tự biên theo làn điệu dân ca Quan họ viết về trường, lớp, thầy cô, bạn bè, về ngành Giáo dục và về tình yêu quê hương đất nước,… có nội dung trong sáng, lành mạnh, phù hợp lứa tuổi học sinh.

Kết quả đánh giá các tiết mục dự thi cấp tỉnh dựa trên điểm của Ban Giám khảo và điểm bình chọn của khán giả trên fanpage của Tỉnh Đoàn. Thời gian Ban Giám khảo làm việc, khán giả bình chọn và tổng kết, trao giải dự kiến từ 16-6 đến cuối tháng 7.

Chủ Đề