Cơ sở hạ tầng cứng và mềm là gì năm 2024

Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo châu Á cần đến 8.000 tỉ USD để bù vào thiếu hụt trong phát triển cơ sở hạ tầng đến năm 2020, trong đó khu vực Đông Nam Á được cho là sẽ phát triển năng động và “nóng” chuyện đầu tư hạ tầng. Nhiều chuyên gia cảnh báo phát triển ồ ạt dễ dẫn đến tập trung nhiều vào hạ tầng cứng, như đường sá, cầu cảng... trong khi hạ tầng mềm chưa phát triển một cách tương xứng và đe dọa phát triển bền vững.

Khái niệm “hạ tầng mềm” được hiểu là các công trình bổ trợ, dịch vụ… Ví dụ như khi xây đường thì cần có trạm dừng nghỉ, trạm xăng, hệ thống chiếu sáng, thoát nước tốt… còn khu công nghiệp thì cần nhà ở cho công nhân, dịch vụ giao suất ăn, giặt ủi… Nếu thiếu các công trình này thì hạ tầng chính sẽ không hoạt động hiệu quả cao và ổn định. Vấn đề trên được nhiều chuyên gia rất quan tâm, khi tham dự một diễn đàn về ASEAN mới đây do Ngân hàng Bangkok tổ chức.

Cơ hội tại VN

Tờ Bangkok Post dẫn lời Giáo sư Aung Tun Thet, chuyên gia kinh tế và cố vấn cho Liên hiệp Các phòng thương mại - công nghiệp Myanmar, cho rằng cùng với phát triển hạ tầng cứng, khối CLMV [gồm Campuchia, Lào, Myanmar và VN] hứa hẹn thu hút đầu tư hạ tầng mềm nhiều hơn các nước Đông Nam Á khác nhờ mở rộng thị trường, dân số trẻ, chịu khó và những thỏa thuận thương mại đang sắp hoàn tất. Trong số các tập đoàn lớn đầu tư vào thị trường CLMV có Tập đoàn năng lượng PTT của Thái Lan. Ông Tevin Vongvanich, Chủ tịch PTT, cho biết tập đoàn đã đầu tư vào các trạm xăng cùng với hoạt động thăm dò năng lượng tại Myanmar và VN. “CLMV là thị trường mà chúng tôi hiểu rõ thói quen tiêu dùng và có thể dự báo khả năng phát triển kinh doanh nhờ những kinh nghiệm của mình”, ông cho biết.

Nhiều chuyên gia cũng có cùng nhận định trội hơn về tiềm năng phát triển hạ tầng mềm trong khối ASEAN là nhóm CLMV, trong đó nổi bật nhất là VN. Ông Aswin Techajareonvikul, Chủ tịch Tập đoàn Berli Jucker của Thái Lan, cho rằng mảng bán lẻ hiện đại chỉ mới vươn tới 10% dân số VN so với 40% ở Thái Lan, có nghĩa VN là thị trường bán lẻ tiềm năng khổng lồ. Ông Vikrom Kromadit, Giám đốc điều hành của Tập đoàn phát triển khu công nghiệp Amata của Thái Lan, cũng cho biết VN là lựa chọn số 1 khi Amata có kế hoạch mở rộng thị trường và hấp dẫn hơn so với những thị trường tiềm năng khác mà công ty quan tâm như Trung Quốc, Myanmar và Ấn Độ. “Một điểm nổi trội của VN là có nhiều người làm việc siêng năng và thích làm thêm ngoài giờ. Người VN cũng ham học và thường đi học thêm ngoại ngữ sau giờ làm để tiến bộ hơn”, ông nhận xét. Ông Kromadit dự báo VN tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau khi đạt 11 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm nay, một con số vượt cả Thái Lan.

Thiếu liên kết

Theo ông Thomas Lembong, Chủ tịch Ủy ban Điều phối đầu tư Indonesia, việc đầu tư hạ tầng mềm rất quan trọng vì nó đem đến cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp liên kết các vùng tốt hơn, vì thế các nước nên có chính sách tạo môi trường thân thiện cho họ đầu tư vào phân khúc này. “Bên cạnh đó, chúng ta thường hay bị phân tâm bởi những con số tỉ đô la của hạ tầng cứng mà quên đi những đầu tư nhỏ vào hạ tầng bổ trợ cũng như các dịch vụ, mà theo tôi, đáng quan tâm nhiều hơn nếu muốn phát triển”, ông chia sẻ.

Ông Robert Yap, Chủ tịch điều hành chuỗi cung ứng và giao nhận YCH tại Singapore, cho rằng đầu tư vào việc kết nối là yếu tố căn cơ cho các nước ASEAN nhưng đã không đạt tiến độ như mong đợi. “Việc xem xét và giải quyết những vùng chưa kết nối trong khối ASEAN để mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên là điều thực sự quan trọng”, ông nói.

Trong khi đó, ông Stanley Kang, Chủ tịch Tổ chức Kết nối các phòng thương mại Thái Lan, cho rằng thích ứng với môi trường kỹ thuật số cũng nên được ưu tiên đầu tư, nhằm kết nối các nước trong khu vực. “Cần đào tạo rất nhiều người để thích ứng với công việc mới này nhằm phát triển công nghệ và ứng dụng riêng cho khu vực”, ông nói.

Sẽ thuận lợi hơn khi TP HCM lựa chọn vùng ven kết nối với các dự án giao thông đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP HCM - Mộc Bài…

TP HCM cũng có thể điều chỉnh hoặc mở thêm hướng tuyến qua những khu vực mới, giúp đánh thức các vùng đất rộng lớn khác; đồng thời nhắm tới các khu đất công hoang hóa lâu nay, nơi có tiềm năng sinh lợi nhằm tạo sự lan tỏa, kết hợp phát triển công nghiệp và phát triển đô thị, xây dựng các trục đường tiếp cận tiện ích hạ tầng vừa tạo thêm giá trị.

Điều này góp phần khắc phục những hạn chế đã được nhiều nhà đầu tư quốc tế đến khảo sát nêu ra, như: thiếu quỹ đất diện tích lớn, hệ thống hạ tầng giao thông còn bất cập làm đội vốn đầu vào, tăng chi phí dịch vụ và sản xuất.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy lộ trình triển khai mở rộng các khu công nghiệp đã có trong quy hoạch như Tây Bắc, Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, Hiệp Phước giai đoạn 3, Phạm Văn Hai. Liên kết giữa các khu công nghiệp bằng hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy kết nối với cảng lớn để tránh dàn trải và thiếu đồng bộ.

Nếu vẫn còn sử dụng giá đất tạm tính thì nhà đầu tư lo ngại rủi ro không biết sau này thay đổi ra sao khi phải chi ra khoản tiền lớn xây dựng nhà xưởng và phục vụ hoạt động. Vì vậy, TP HCM cần tháo gỡ các trở ngại về xác định giá đất.

Cần đẩy mạnh xã hội hóa mở rộng quỹ đất cùng hạ tầng tiện ích và tạo điều kiện cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp, như bảo lãnh doanh thu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn.

Đây còn là những giải pháp thành công để khai thác giá trị đất, giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, xã hội hóa thu hút các nhà đầu tư chiến lược, phát triển kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…

TP HCM cần mở rộng hạ tầng; tăng ưu đãi, cải cách thủ tục… để thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Ảnh: Hoàng Triều

Đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư

TP HCM cần tạo hành lang pháp lý rõ ràng, nhất quán để nhà đầu tư an tâm tham gia. Đa dạng hóa các đối tác, hình thức đầu tư, đan xen các lợi ích trong hợp tác lâu dài và bền vững.

Trong đó, cần có bộ tiêu chí về môi trường, phát triển xanh, chuyển giao công nghệ và liên kết các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như với các khu vực trong nước.

Những ưu đãi đưa ra trên cơ sở chọn lọc chất lượng, hiệu quả và ưu tiên với các dự án mà TP HCM nhắm tới nhằm đẩy mạnh tham gia chuỗi liên kết quốc tế, góp phần phát triển nội lực đất nước.

Hướng các nhà đầu tư nước ngoài vào việc góp phần giảm nhập siêu không gì khác là tăng cường công nghiệp hỗ trợ trong nước, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, có sản phẩm với lợi thế cạnh tranh, thị trường nội địa đáp ứng yêu cầu.

Tiến tới tự chủ cung cấp, sản xuất, phân phối, xây dựng thương hiệu uy tín. Cơ quan chức năng cần làm cầu nối gắn kết các viện nghiên cứu chuyên ngành, cơ khí chế tạo với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thiết kế, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Kèm theo đó là các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu đầu vào, vật tư phục vụ trực tiếp cho sản xuất các loại sản phẩm hỗ trợ mà trong nước chưa có để có thể cạnh tranh trên sân nhà.

Ban Quản lý Các khu chế xuất và khu công nghiệp TP HCM có thể chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng tham mưu ban hành nhu cầu thu hút đầu tư các lĩnh vực, ngành chiến lược như kinh tế xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển số, đổi mới sáng tạo, năng lượng mới…

Cần xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, tuân theo nguyên tắc thị trường; phối hợp các trường đại học, trung cấp nghề, cơ sở đào tạo để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu.

TP HCM cần chủ động tiếp cận tìm hiểu, kịp thời chia sẻ khó khăn và giải quyết trở ngại cho nhà đầu tư. Tùy trường hợp cụ thể, phân loại theo mức độ mà có chính sách, cách thức phối hợp hoặc hỗ trợ linh hoạt chứ không thể áp dụng chung một quy định cứng nhắc cho tất cả.

Nên dần thay đổi cách thức phối hợp theo hướng hài hòa lợi ích, bình đẳng và hạn chế tình trạng nhà đầu tư đã tham gia rồi thì ở thế yếu.

Thêm những chính sách linh hoạt

Cần có thêm chương trình hành động phù hợp với điều kiện, bối cảnh TP HCM nhằm thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Mặt khác, những nhà đầu tư hiện tại cũng xem lại để điều chỉnh giải pháp hoạt động phù hợp và chuyển đổi công nghệ bảo vệ môi trường.

Ngoài ngân sách làm vốn mồi, xã hội hóa sẽ mang tính chất quyết định. Cần thêm những chính sách linh hoạt để hỗ trợ, khuyến khích, nhất là bảo đảm thu hồi vốn có lợi nhuận cho nhà đầu tư.

TP HCM cần hoạch định thêm các hình thức ưu đãi khác sao cho hấp dẫn nhà đầu tư, không gây tốn kém quá nhiều ngân sách. Hỗ trợ thiết thực hơn có thể đo lường, lượng hóa trong thực tế, giảm chi phí cho nhà đầu tư.

Đó có thể là chi phí cho bên thứ ba như vận tải, kho bãi, nhà xưởng; đào tạo tay nghề công nhân, xây dựng nhà ở chăm lo cho người lao động. Cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giảm tối đa các thủ tục hành chính, hạn chế giấy phép con.

Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp là gì?

Cơ sở hạ tầng là thuật ngữ chung cho các hệ thống vật chất cơ bản của một doanh nghiệp, khu vực hoặc quốc gia. Ví dụ về cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước, và hệ thống điện.

Cơ sở hạ tầng nông thôn là gì?

- Cơ sở hạ tầng nông thôn: Bao gồm mọi thứ ở vùng nông thôn như hệ thống kênh mương rạch, tưới tiêu, đường xá, cầu cống,... - Cơ sở hạ tầng kinh tế biển: Bao gồm mọi thứ về hoạt động kinh tế biển như tàu thuyền, lưới đánh bắt cá, cảng biển, …

Cơ sở hạ tầng của dự án là gì?

Xét về hình thái, cơ sở hạ tầng là tất cả những tài sản hữu hình bao gồm cầu cống, đường xá, các công trình công cộng, hệ thống thủy lợi, lực lượng lao động tri thức và các công trình hạ tầng kỹ thuật,... Dựa trên những cơ sở có sẵn, các hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế luôn được phát triển và duy trì bài bản.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là gì?

- Kết cấu hạ tầng xã hội : là tổng hợp các công trình phục vụ cho các điểm dân cư, nhà văn hóa, các cơ sở y tế, các trường học và các hoạt động dịch vụ công cộng khác. Các công trình này thường gắn liền với đời sống của các điểm dân cư, góp phần ổn định nâng cao đời sống dân cư trên lãnh thổ.

Chủ Đề