U nang mạc treo là gì năm 2024

SKĐS - Mới đây, các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê [Phú Thọ] đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt u mạc treo ruột kích thước "khủng" cho một bệnh nhân 56 tuổi.

Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê [Phú Thọ] cho biết, ngày 23/2/2023 các bác sĩ của Trung tâm đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt u mạc treo ruột kích thước "khủng" cho bệnh nhân N.T.K [56 tuổi] ở Cẩm Khê, Phú Thọ.

Cách ngày vào viện 01 tuần, bệnh nhân N.T.K xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng mạn sườn trái, đến ngày 22/2/2023 mới đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê khám. Sau khi được các bác sĩ thăm khám, phát hiện bệnh nhân có khối u mạc treo ruột.

Hình ảnh u nang trên màn hình phẫu thuật nội soi. Ảnh: TTYT huyện Cẩm Khê

Kết quả chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang cho thấy, hình ảnh cấu trúc dạng nang từ hạ sườn trái kéo dài đến hố chậu trái kích thước 24 cm x 9.2 cm, thành mỏng, không ngấm thuốc sau tiêm. Theo các bác sĩ, đây là khối u kích thước lớn, rất hiếm gặp.

Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định phẫu thuật nội soi cắt u nang mạc treo ruột, bảo toàn ruột cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, bệnh nhân không mất máu.

Hiện bệnh nhân K. đang điều trị hậu phẫu tại khoa Ngoại tổng hợp, trong tình trạng ổn định, đã trung tiện, vết mổ khô.

Hình ảnh khối u trên phim chụp cắt lớp vi tính [đường kẻ màu đỏ]. Ảnh: TTYT huyện Cẩm Khê

Theo các bác sĩ, mạc treo ruột là một phần của phúc mạc [màng bụng], gắn ruột vào thành bụng và giữ cố định ruột [dân gian thường gọi là mỡ tràng].

Khi mắc u mạc treo ruột, bệnh nhân thường không có triệu chứng, chủ yếu được phát hiện tình cờ. Ở một số bệnh nhân có thể xuất hiện hội chứng tắc ruột như: Đau bụng, nôn, bí trung đại tiện do khối u lớn chèn ép. Bệnh thường được chẩn đoán dựa vào siêu âm bụng và CT scan bụng.

Khi mắc u mạc treo ruột nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ dễ phải gặp các biến chứng nguy hiểm như: Chèn ép tạng lân cận; Xoắn ruột, tắc ruột; Nhồi máu mạc treo gây hoại tử ruột.

U mạc treo là một khối u nằm ở phần mạc treo của ruột non hay đại tràng. U mạc treo có thể được chẩn đoán dễ dàng qua chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hay CT. Tuy nhiên, u mạc treo lại ít có triệu chứng và không có nguyên nhân rõ ràng. Dù u mạc treo có thể lành hoặc ác tính nhưng khi phát triển với kích thước lớn thì lại có thể mang lại nhiều nguy cơ và biến chứng.

Tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp đã phát hiện và điều trị thành công cho nhiều trường hợp u mạc treo. Trong đó có trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm như vỡ u, xuất huyết, nhiễm trùng nguy hiểm.

Bệnh nhân Đ.T.M [55 tuổi] ngụ tại Tháp Mười, Đồng Tháp. Trước đó, người bệnh có xuất hiện triệu chứng đau bụng thường xuyên, đặc biệt là vùng hạ vị. Người bệnh có đến khám tại Bệnh viện, được bác sĩ chỉ định siêu âm chẩn đoán bệnh. Kết quả phát hiện có tổn thương nang dịch vùng chậu, theo dõi u mạc treo vùng hạ vị. Sau CT chẩn đoán xác định, u mạc treo hồi tràng. Bác sĩ khuyên phẫu thuật điều trị và hẹn ngày nhập viện thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật được tiến hành thành công loại bỏ các khối u kích thước lần lượt là 5cm, 10cm. Người bệnh sau phẫu thuật với tình trạng ổn định và phục hồi tốt.

Khối u mạc treo hồi tràng

U mạc treo không có nguyên nhân, triệu chứng hay đối tượng rõ ràng. Thế nhưng người bệnh có thể được chẩn đoán dễ dàng và chính xác thông qua siêu âm hay chụp CT công nghệ cao. Từ việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp người bệnh kịp thời điều trị tránh u phát triển và gây biến chứng nguy hiểm.

Với trang thiết bị chẩn đoán và phẫu thuật hiện đại, cùng với đó là chuyên môn cao của đội ngũ y bác sĩ, các trường hợp u mạc treo đều được điều trị thành công tại Tâm Trí Đồng Tháp. Từ đây, giúp người bệnh giảm thiểu chi phí, thời gian khi phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Người bệnh hoàn toàn có thể chọn lựa phẫu thuật điều trị ngay tại Tâm Trí Đồng Tháp.

U quái còn được gọi là u tế bào mầm GCT [Germ Cell Tumors] hay gọi là teratoma theo nguồn gốc Hy lạp. Với nguồn gốc xuất phát như vậy đã tạo nên sự đa dạng về hình dạng, kích thước, tính chất, liên quan, nội dung bên trong, vị trí khối u và xu hướng tiến triển.

Teratoma thường là lành tính, thông thường chứa cả ba loại tế bào sinh ra từ ba lớp tế bào mầm [nội bì, trung bì và ngoại bì], nhưng đôi khi có thể chứa một loại mô trưởng thành có nguồn gốc từ một lớp tế bào mầm, loại u này được biết như là một “monodermal teratoma”.

Teratoma có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên theo các nghiên cứu thì thường gặp ở những người trẻ tuổi. Các dạng u bao gồm dạng đặc, dạng nang và dạng hỗn hợp, với nội dung bên trong là răng, tóc móng, da cơ, mô nội tiết. Hiếm khi, bên trong khối u có nhiều cấu trúc dạng chồi, vảy, và khi đó thì nó dễ diễn tiến thành ác tính.

Khối u có thể xuất hiện ở vùng ngoại vi hoặc trung tâm của các cơ quan. Theo y văn, GCT thường xuất phát từ cơ quan sinh dục, nhưng đôi khi cũng có thể tìm thấy bên ngoài cơ quan sinh dục, đây là các trường hợp u bẩm sinh do bất thường trong quá trình phát triển của phôi thai. Những vị trí mà teratoma có thể xuất hiện như là vùng cùng cụt, não, hốc mắt, trung thất, phúc mạc, mạc treo .v.v… Ngoài ra, GCT có thể xuất hiện ở những nơi khác nhưng hiếm khi ở các tổ chức đặc [như gan, lách, thận] hoặc tổ chức rỗng [đường tiêu hóa: dạ dày, ruột .v.v…].

Tần suất xuất hiện của teratoma đã được các nghiên cứu báo cáo như sau: buồng trứng [25%], tinh hoàn [12%], trung thất trước [7%], sau phúc mạc [4%], vùng cùng cụt [40%], vùng cổ [3%], nội sọ [3%]

Theo các nghiên cứu, u mạc treo ruột tương đối hiếm gặp, tần suất mắc bệnh khoảng 1/27000 – 1/100000 người. Còn riêng teratoma mạc treo ruột thì vô cùng hiếm gặp. Đến thời điểm hiện tại chỉ có 21 trường hợp teratoma mạc treo ruột được mô tả trong các tạp chí của nước Anh. Teratoma mạc treo ruột ít khi được chẩn đoán trước khi phẫu thuật bởi vì chỉ có kết quả giải phẫu bệnh mới chẩn đoán xác định được.

Theo các nghiên cứu cho thấy: ở những người càng trẻ thì nguy cơ ác tính càng cao. Những teratoma ác tính bao gồm: ung thư biểu mô phôi thai [embryonal carcinoma]; Ung thư tinh hoàn [seminoma]; Ung thư biểu mô đệm [choriocarcinomas]; teratoma ác tính hóa [malignant teratomas]; U tế bào mầm ác tính hỗn hợp [mixed malignant germ cell tumors]. Teratoma lành tính được phân biệt với các khối u dạng nang [đối với người trưởng thành] và phân biệt với các khối u dạng đặc cũng như ác tính [đối với người chưa trưởng thành].

Chẩn đoán khối u mạc treo thường không khó, nhưng phải kết hợp với các kết quả chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm, chụp cắt lớp hoặc MRI, tuy nhiên để chẩn đoán khối u đó là teratoma thì đôi khi cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các trường hợp u hỗn hợp, kích thước nhỏ hoặc ở vị trí dễ nhầm lẫn với khối u của tụy, dạ dày, thận và tuyến thượng thận. Các biểu hiện chính đó là: Có triệu chứng đau bụng [đây là triệu chứng chính]. Cũng có thể sờ được khối u vùng bụng. Có thể có triệu chứng kèm theo như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, tiểu tiện thường xuyên hoặc lắc nhắc. Có thể gặp các biểu hiện như vỡ u, xoắn u, chảy máu, tắc ruột. Nếu khối u ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nữ [tử cung, buồng trứng] thì có thể có triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.

Cận lâm sàng: Trong ung thư tế bào mầm, vai trò hCG; AFP [Alpha Fetoprotein] và LDH [Lactic Dehydrogenase] là có giá trị trong chẩn,đoán, theo dõi trong quá trình điều trị và theo dõi tái phát sau điều trị

Siêu âm: dạng nang [echo trống], ngoài ra có thể có echo kém hoặc hỗn hợp

  • Có thể có cấu trúc dạng tóc, vôi hóa .v.v…
  • Có thể có cấu trúc dạng mỡ [Fat within the mass]

CT scanner:

  • Nhiều hình ảnh của mỡ [more sensitive for fat]: được tìm thấy trong 93% các trường hợp
  • Hình ảnh của răng và các cấu trúc vôi hóa khác gặp khoảng 56% các trường hợp
  • Ở người trưởng thành: có hình ảnh dạng nang với các mô mỡ, nốt vôi hóa, có thể có các chồi ở bên trong lòng nang, có thể có tăng hoặc không tăng đậm độ tương phản nhưng không bao giờ đồng nhất
  • Ở người chưa trưởng thành: hình ảnh dạng đặc, có thể có đồng nhất, có hình ảnh của mô mỡ và các nốt vôi hóa.

MRI: thấy được khối u với các cấu trúc dạng mô mỡ, vôi hóa, các dịch nhầy, hoặc dạng nang.

Điều trị teratoma thì tốt nhất là phẫu thuật, đây là biện pháp xử trí triệt để, tránh các biến chứng và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận [nếu được phát hiện sớm]. Tuy nhiên, nếu khối u ác tính thì vẫn phải cần đến hóa trị sau phẫu thuật, đặc biệt trong ung thư tế bào mầm, trong trường hợp không phẫu thuật thì hóa trị có tác dụng làm khối u thoái hoá, không những ở giai đoạn sớm mà ngay cả giai đoạn bệnh tiến triển và tái phát.

Như đã nói ở trên, teratoma hay u quái ở mạc treo rất hiếm gặp, chỉ mới 21 trường hợp được báo cáo. Như vậy, việc bắt gặp các trường hợp lâm sàng này thực sự là một cơ hội để tiếp cận, học hỏi của các bác sỹ Ngoại khoa. Vừa qua khoa Ngoại Tiêu hóa đã tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp teratoma mạc treo ruột, tác giả xin được báo cáo trường hợp này.

2. Trường hợp lâm sàng

Vào viện ngày 14 tháng 9 năm 2015 tại khoa Ngoại Tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, bệnh nhân là nam, 22 tuổi, mắc hội chứng Down. Quá trình bệnh lý diễn ra một cách âm thầm từ lúc mới sinh ra, gia đình đã biết đến khối u này, bệnh nhân đã được khám và được khuyên phẫu thuật, tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình, kèm theo sức khỏe của bệnh nhân lúc đó cho nên cuộc mổ không được tiến hành. Mãi đến nay, sau 22 năm, khối u lớn lên nhiều gây đau bụng thường xuyên hơn, gia đình đồng ý đưa bệnh nhân nhập viện để điều trị.

Qua thăm khám lâm sàng phát hiện khối u ở vùng quanh rốn, giới hạn rõ, di động hạn chế, mật độ chắc, cảm giác sâu, ấn đau nhẹ. Kết quả siêu âm: hông trái có 1 cấu trúc echo kém, kích thước 90x70mm

Kết quả CT: khối choáng chỗ kích thước 156x88mm ở bụng trái, có tỷ trọng mỡ, vôi hóa, dịch.

Người bệnh được hội chẩn ngày 21 tháng 9 năm 2015 với chẩn đoán: U quái ổ bụng/ hội chứng Down. Bệnh nhân được phẫu thuật vào ngày 22 tháng 9.

Bộc lộ khối u: khối u ở mạc treo ruột non, kích thước khoảng 100x80x80mm, dính nhiều, bọc một đoạn ruột [khoảng 30cm] xung quanh, có một đoạn động mạch hỗng tràng bị biến dạng, nằm trong lòng khối u.

Phương pháp phẫu thuật: gỡ dính khó khăn, cắt trọn khối u cùng đoạn ruột dính vào [khoang 30cm], nối ruột tận tận, nối động mạch hỗng tràng, dẫn lưu ổ phúc mạc.

Trọng lượng khối u khoảng 1200gram. Nội dung bên trong: dịch nhầy, răng, tóc, mô mỡ.

Chẩn đoán sau phẫu thuật: U quái mạc treo ruột non.

Bệnh nhân hậu phẫu ổn định, lưu thông tiêu hóa tốt, xuất viện ngày 02/10.

3. Bàn luận

So với y văn thế giới, teratoma mạc treo ruột là một trường hợp hiếm gặp, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, chẩn đoán chủ yếu dựa vào cận lâm sàng [siêu âm, chụp cắt lớp vi tính .v.v…].

Mặc dù rất hiếm gặp trong tất cả các loại GCT, tuy nhiên vì kích thước lớn, nằm sát rễ mạc treo cho nên có liên quan đến nhiều cấu trúc của các cơ quan như tụy, mạch máu mạc treo, hệ mạch thần kinh sau phúc mạc,.v.v…., đôi khi liên quan đến ống tiêu hóa [khi viêm dính hoặc xâm lấn nhiều]. Điều này cũng đặt ra nhiều vấn đề cho phẫu thuật viên khi tiến hành phẫu thuật.

Kết quả giải phẫu bệnh là lành tính, tuy nhiên theo y văn, độ tuổi càng trẻ thì mức độ ác tính càng cao, điều này có thể giải thích là khi đó khối u đã ác tính hóa, phát triển nhanh về kích thước, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan lân cận, cho nên biểu hiện triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh để ý và đi khám. Như vậy kết luận này chỉ là hệ quả của ác tính hóa khối u mà thôi. Còn trường hợp phát hiện từ lúc nhỏ như người viết đã nêu thì có lẽ lại càng hiếm hơn, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh kèm, điều kiện gian đình, hợp tác của người bệnh v.v…

Trường hợp này vì khối u xuất hiện đã lâu [22 năm] từ khi còn trong bụng mẹ, cho nên dích rất nhiều làm biến dạng cả một đoạn ruột kèm mạch máu nuôi dưỡng, vấn đề bóc tách đoạn ruột đã được đặt ra, tuy nhiên thao tác gặp rất nhiều khó khăn do đoạn ruột viêm dính, biến dạng hoàn toàn, mặt khác phải tách mạch máu chi phối hết sức khó khăn nên đã tiến hành cắt đoạn ruột kèm khối u. Còn động mạch nhánh hỗng tràng cũng đã dính vào khối u và dãn nhiều so với khẩu kính bình thường của nó, phẫu thuật viên thấy thuận lợi để nối cho nên đã tiến hành khâu nối, quá trình khâu nối không mất nhiều thời gian, đây cũng là thời gian đắp nước ấm để đánh giá lại đoạn ruột nghi ngờ có sự thiếu máu, sau khâu nối đoạn ruột trên đã hồng nào trở lại và có nhu động tốt.

Tuy nhiên việc nối động mạch ở đây không phải là vấn đề chính của cuộc phẫu thuật, bởi vì nếu không khâu nối, đoạn ruột cũng vẫn còn mạch máu để nuôi dưỡng. Có thể “nối cũng được – không nối cũng chẳng sao”, nhưng xét về phương diện nhân văn thì người viết thiết nghĩ: việc khâu nối động mạch một cách thuận lợi [vì khẩu kính dãn lớn hơn bình thường] như trong trường hợp này chỉ làm tốt hơn cho người bệnh mà thôi.

Trường hợp này còn mang một ý nghĩa nhân văn khác nữa, đó là đã đem lại một cuộc sống có chất lượng tốt hơn cho một con người vốn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống vì mắc hội chứng Down. Chính sự khiếm khuyết về thể chất và tinh thần của người bệnh đã làm cho họ không cảm nhận được nỗi đau của người thân khi thấy họ không thể chạy nhảy, vui chơi cùng những đứa trẻ xung quanh, đêm về ôm bụng van đau vì khối u lớn dần. Vì thế cuộc phẫu thuật cũng đã đem lại niềm an ủi có thể là nhỏ nhoi cho người thân của bệnh nhân, cụ thể đây chính là người mẹ.

Mạc treo ruột non tiếng Anh là gì?

Mạc treo ruột non [tiếng Anh: Mesentery, tiếng Pháp: le mésentère] là lớp mô dính ruột non vào thành bụng sau ở người và cấu tạo bởi lá phúc mạc kép.

Hạch mạc treo ruột là bệnh gì?

Viêm hạch mạc treo [Mesenteric lymphadenitis] là tình trạng các hạch bạch huyết trong mạc treo đính ruột với thành bụng bị viêm. Một trong những nguyên nhân chính gây viêm hạch mạc treo thường do nhiễm trùng đường ruột. Do vậy, viêm hạch mạc treo tràng thường có các dấu hiệu của viêm ruột thừa.

Thế nào là rẻ mạc treo kết tràng ngang?

Mạc treo đại tràng ngang: là một nếp phúc mạc rộng nối đại tràng ngang với thành bụng sau, hai lá của mạc treo đại tràng ngang đi từ mặt trước của đầu tụy và bờ trước thân tụy tới mặt sau có thể tách rời được khỏi mạc nối lớn.

Viêm hạch mạc treo không nên ăn gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm bệnh nhân viêm hạch mạc treo nên kiêng ăn: Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị, cay nóng: Thực phẩm cay, nước sốt nóng, sử dụng quá nhiều gia vị có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và khiến cơn đau bụng trở nên trầm trọng hơn.

Chủ Đề