Có nên thi lại đại học 2022

Tôi năm nay 27 tuổi. Vì tuổi trẻ ham chơi hơn ham học nên tôi đã đánh mất 10 năm đầy lãng phí kể từ thời điểm tốt nghiệp THPT [năm 2011]. Điều đó khiến tôi rất hối hận. Năm đó, tôi thi trượt đại học Y dược Huế, nên quyết định theo học một trường đại học tư thục ngành Công nghệ thông tin. Vì không đúng nguyện vọng chính, không đúng ước mơ nghề nghiệp tương lai nên việc học của tôi trở nên cô cùng nhàm chán, không có động lực, và tôi bỏ học từ đó.

Rời xa ghế nhà trường, tôi học nghề lao động phổ thông, nào là sửa xe máy, nội thất ôtô, cắt tóc... Và cũng không ít lần, tôi chấp nhận làm công nhân xây dựng ở các công trường. Dẫu biết rằng, nghề nào trên đời cũng đều trân quý, miễn là nghề đó làm ra tiền nuôi sống bản thân và không phạm pháp. Tuy nhiên, ngần ấy thời gian trôi qua, tôi vẫn không ngừng đấu tranh tư tưởng về việc có nên làm lại cuộc đời ở tuổi 28 hay không?

Tôi đang có dự định cho phép bản thân thêm một cơ hội nữa, đó là ôn thi đại học Y dược trong mùa thi năm 2021 sắp tới. Động lực của tôi vẫn còn, thậm chí khao khát hơn rất nhiều so với 10 năm trước. Tuy nhiên, người sống trên đời làm sao tránh khỏi tác động của thế gian, nào là gia đình, bạn bè... Tôi biết học Y rất vất vả, mất nhiều thời gian và công sức, nhưng chút khó khăn đó chẳng là gì nếu tôi được sống với đúng ước mơ, đam mê của mình.

Tôi cứ đấu tranh tư tưởng mãi về việc có nên bắt đầu lại từ đầu khi chuẩn bị bước sang tuổi 28 hay không? Mong quý độc giả cho tôi lời khuyên để có một quyết định đúng đắn nhất ở thời điểm này.

    Đang tải...

  • {{title}}

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Hoàng Nguyễn Văn

Thư gửi con thi trượt đại học

Tại sao phải học khi 'nhiều người giỏi vẫn thất nghiệp'?

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Vũ [sinh năm 1994] thi lại ba môn Toán, Hóa học, Sinh học để đăng ký xét tuyển đại học. Anh đạt tổng điểm 28,1, trong đó: Toán [9,6], Hóa học [9,25], Sinh học [9,25].

Thi lại và đạt điểm số ấn tượng, nhưng Vũ vẫn khiêm tốn và cho rằng các học sinh 2003 giỏi hơn, thông minh hơn. Chàng trai sinh năm 1994 hy vọng tổng điểm ba môn tổ hợp khối B sẽ giúp anh trúng tuyển ngành Y đa khoa của Đại học Y Hà Nội.

Thí sinh dự thi tốt nghiêp THPT 2021-2022. [Ảnh: C.H]

'Không có trò dốt, chỉ có người lười'

Năm 2012, Vũ tham gia kỳ thi đại học và chỉ đạt 18 điểm. Vũ thừa nhận, năm 18 tuổi, bản thân anh vẫn trẻ con, mải chơi, không chăm chỉ học tập nên kết quả thi không cao.

Thời điểm đó, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương chưa có ngành Y đa khoa, Vũ quyết định đăng ký ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học của trường. Hiện, anh là kỹ thuật viên xét nghiệm tại một phòng khám đa khoa tại tỉnh Bắc Giang.

Sau nhiều năm rời khỏi ghế nhà trường, Vũ vẫn luôn mang theo ước mơ trở thành bác sĩ đa khoa. Được sự động viên, ủng hộ của vợ và cấp trên, anh quyết định ôn thi lại để đăng ký vào ngành Y đa khoa của Đại học Y Hà Nội.

Năm 2020, Vũ thi lại lần đầu tiên nhưng chỉ đạt 25,1 điểm, không đủ điều kiện trúng tuyển. Anh quyết tâm thi lại lần hai và đặt mục tiêu cao hơn. Dù công việc bận rộn, Vũ vẫn luôn dành thời gian buổi tối để ôn lại kiến thức, luyện giải đề. Chỉ riêng môn Toán, anh luyện giải hơn 20 bộ đề.

Anh đăng ký khóa học thêm online, kết hợp kiến thức, tài liệu cũ từ hồi đi học. Với những kiến thức, đề bài khó, Vũ thường tìm đến sự hỗ trợ của giáo viên hoặc trợ giảng.

"Tôi cho rằng không có người học dốt, chỉ có người lười. Nếu hồi trước tôi chăm chỉ hơn, bây giờ đã không phải vất vả như vậy", anh tâm sự.

Trở lại "đường đua thi đại học", Vũ gặp nhiều trở ngại trong quá trình ôn thi. Kiến thức mới, dạng đề mới khiến việc ôn tập ban đầu của anh gặp khó khăn, nhưng sau đó anh dần làm quen và bắt kịp tốc độ luyện thi. Sự trợ giúp của giáo viên, sự động viên của vợ và cấp trên cũng phần nào giúp chàng trai sinh năm 1994 có thêm động lực học tập.

Vợ là hậu phương vững chắc

Khi được hỏi về ý nghĩ bỏ cuộc, nản chí, Vũ vui vẻ nói rằng bản thân anh chưa từng có ý định đó. Dù công việc bận rộn, khối lượng kiến thức nặng, anh vẫn luôn cảm thấy ôn thi lại là một quyết định đúng đắn.

"Vợ tôi tuyệt vời lắm, cô ấy luôn là hậu phương vững chắc. Cấp trên ở cơ quan cũng rất ủng hộ, tôi không có thời gian để nản chí", Vũ nói.

Được biết, Vũ và vợ kết hôn từ năm 2019, hiện có một con trai hơn một tuổi. Chị Hà [vợ của Vũ] làm việc trong ngành xét nghiệm y học, công tác tại Hà Nội.

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, Vũ thường dành thời gian đi từ Bắc Giang xuống Hà Nội thăm vợ con. Dù thời gian có hạn, anh vẫn luôn tìm cách cân bằng giữa công việc, học tập và chăm sóc gia đình.

Năm 2020, Vũ vừa ôn thi vừa chăm vợ bầu.

Khi nhận được kết quả trong kỳ thi vừa qua, Vũ vừa mừng vừa lo. Mừng vì anh sắp hoàn thành ước mơ trở thành bác sĩ, lo vì việc học kéo dài nhiều năm sẽ khiến vợ vất vả. 7 năm đại học vừa là áp lực vừa là động lực, anh khẳng định sẽ cố gắng duy trì việc học song song với chăm sóc gia đình nhỏ.

Hiện, Vũ đang chờ điểm chuẩn trúng tuyển của Đại học Y Hà Nội. Kế hoạch trước mắt của anh là cố gắng học tập để trở thành bác sĩ đa khoa. Anh không đặt quá nhiều kế hoạch cho tương lai, chỉ mong muốn theo đuổi, hoàn thiện mục tiêu hiện tại. Về phần kinh tế, Vũ cho biết cấp trên sẽ hỗ trợ trong thời gian anh học đại học.

Chàng trai sinh năm 1994 cho rằng con đường học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm trí tuệ, chăm chỉ và một chút may mắn. Anh hy vọng tất cả sĩ tử cố gắng với mục tiêu đặt ra, không nên ham chơi để sau này bản thân phải hối hận.

"Các bạn trẻ không nên để chậm gần 10 năm như tôi, sướng hay khổ đều do chính các bạn tự quyết định. Nếu có quyết tâm, chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu", Vũ khẳng định.

Nguồn: Zing News

Đúng theo kế hoạch của Bộ GDĐT, ngày 15/9 vừa qua, các trường đại học trên cả nước lần lượt công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021. 

Tuy nhiên, điều bất ngờ năm nay là điểm chuẩn vào nhiều ngành ở các trường tăng cao so với năm 2020. Thậm chí có ngành "lạm phát điểm chuẩn" tăng gần 9 điểm đã gây "sốc" cho nhiều thí sinh. Vì điểm chuẩn tăng và tính toán các nguyện vọng đăng ký chưa hợp lý, quá ít hoặc không có nguyện vọng "chống trượt" nên không ít thí sinh dù điểm thi khá cao nhưng vẫn trượt.

Ngay sau khi biết điểm chuẩn đại học, số thí sinh trượt nguyện vọng yêu thích này đã vô cùng hoang mang, rối bời đặt câu hỏi khi phải đứng giữa 2 sự lựa chọn: Học ngành/trường không thích hay là nghỉ học 1 năm để ôn năm sau thi lại.

Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm

Trao đổi với Dân Việt về việc tư vấn cho thí sinh, PGS. TS Trần Trọng Nguyên, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển bày tỏ: "Tôi có một số lời khuyên với các thí sinh. Trước hết, khi đăng ký nguyện vọng đại học, thí sinh nên chọn ngành nghề yêu thích.

Nếu đỗ vào ngành yêu thích ở trường nào đó, các em yên tâm vì chất lượng đào tạo gần tương đương nhau. Tại Học viện, nhiều em tâm sự rằng đã thi trượt các trường yêu thích nhưng sau khi vào đây học mới biết lựa chọn của mình là đúng đắn. 

Nói phải học ngành "không yêu thích" thì chưa đúng vì các em đã đăng ký nguyện vọng chứng tỏ đã có ít nhiều yêu thích ngành đó, chỉ là không phải "thích nhất".

Khi đã đỗ nguyện vọng rồi, các em nên tìm hiểu và khám phá ngành, trường đó. Theo quy định của Bộ GDĐT, sau năm học thứ nhất, sinh viên có thể đăng ký học chuyên ngành thứ 2 mình yêu thích trong trường, nếu sắp xếp được thời gian".

Trao đổi với PV, Trần Hữu Trí, cựu sinh viên ngành Công nghệ thông tin, thủ khoa tốt nghiệp năm 2021 Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ: "Mình nghĩ một ngành, có rất nhiều lựa chọn ở các trường đại học khác nhau với các mức điểm khác nhau từ cao đến thấp.

Một số bạn đặt nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 ở 2 ngành khác hẳn nhau thì có thể do bạn đặt nguyện vọng vì điểm chuẩn, muốn đỗ ngành có điểm chuẩn cao nhất trong khả năng.

Cũng có một số bạn để nguyện vọng 2 là ngành gần với nguyện vọng 1, mình nghĩ các bạn nên lạc quan học tiếp vì chúng sẽ có nên tảng khá giống nhau và đủ đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Ví dụ như nhiều sinh viên học Tự động hóa ở trường ĐH Bách Khoa Hà Nội vẫn có thể làm về Công nghệ thông tin mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Kết luận chung là các bạn nên học tiếp, việc thi lại sẽ khá tốn thời gian và rủi ro. Có thể bây giờ các bạn vẫn hừng hực khí thế nhưng ôn thi lại được 2, 3 tháng dễ nản rồi lại nuối tiếc. Các bạn hãy nhập học, học thử trước để cho mình và ngành đó cơ hội tìm hiểu. Nếu không, lúc đó bạn nghĩ đến việc bỏ ngành để thi lại cũng chưa muộn".

Video liên quan

Chủ Đề