Có nên học trường Nguyễn Khuyến

"Chúng tôi không dám nghĩ đến thành tích"

Theo chia sẻ của một số phụ huynh, trường THPT dân lập Nguyễn Khuyến tuyển sinh khá khắt khe. Khi học sinh được nhận vào trường buộc phải cam kết tuân thủ các quy định nhà trường đặt ra. Mỗi buổi tối, học sinh trường Nguyễn Khuyến phải làm nhiều bài tập của giáo viên bộ môn và cả quản nhiệm. Các kỳ thi cũng nối đuôi nhau, cứ cách tuần lại có bài kiểm tra đánh giá.

Việc sinh hoạt của học sinh ở trường cũng là “quy trình khép kín”. Theo đó 5h sáng, học sinh phải dậy tập thể dục như môi trường quân đội. 6h hơn, học sinh phải có mặt trên lớp. 11h30 ăn cơm, 13h30 lại tiếp tục học, 18h15 lên lớp học thêm. Học sinh được về phòng lúc 22h. Mọi thứ chính xác đến từng phút.

Có nên học trường Nguyễn Khuyến
Trường Nguyễn Khuyến.  Ảnh: C.N

Liên quan vụ việc này, Báo Lao Động đã có trao đổi với ông Lê Trọng Tín - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến.

Ông Tín phủ nhận việc nhà trường chạy theo thành tích, áp dụng “kỷ luật thép” bắt học sinh làm theo. Vị hiệu trưởng cho hay, khi nhận học sinh, nhà trường cố gắng tạo môi trường học tập tích cực, nâng cao lực học của học sinh.

“Chúng tôi cố gắng để không phụ lòng phụ huynh. Nguyện vọng của họ gửi con vào trường để tốt hơn, họ đã tin tưởng, nhà trường phải làm cho kỳ được. Chúng tôi không dám nghĩ đến thành tích”, ông Tín cho hay.

Nói về chương trình học hà khắc, thời khóa biểu dày đặc, "quà Tết" là bài tập về nhà, ông Tín cho hay, thời khóa biểu của nhà trường thực hiện đúng chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo. Từng tuần, từng tháng, từng quý đều theo phân phối của Sở, nhà trường không dám sai lệch.

Có nên học trường Nguyễn Khuyến
Học sinh trường Nguyễn Khuyến. Ảnh: C.N

“Chúng tôi chỉ lo thêm cho học sinh việc rèn luyện, bởi kiến thức sách giáo khoa thôi là chưa đủ, các giáo viên cho học sinh tiếp cận nhiều dạng bài tập, khi thi cử sẽ dễ dàng xử lý. Muốn đạt kết quả tốt thì phải rèn luyện”, vị hiệu trưởng cho hay.

Lãnh đạo nhà trường chia sẻ, hầu hết học sinh trong trường đều theo được chương trình học của trường Nguyễn Khuyến, tất nhiên sẽ có những học sinh chưa theo kịp.

Kỷ luật giúp học sinh tiến bộ

Đối với trường Nguyễn Khuyến, việc kỷ luật giúp học sinh tiến bộ hơn, không bị lờn nội quy. Nhà trường thừa nhận, có những học sinh thuộc dạng “đặc biệt”, nhà trường chưa sát sao, chưa làm tròn bổn phận, để xảy ra những sự việc đáng tiếc. Đó là lỗi của nhà trường, không thể phủ nhận được.

Có nên học trường Nguyễn Khuyến
Nội quy của Trường Nguyễn Khuyến. Ảnh: Cường Ngô

PV Báo Lao Động hỏi có chuyện “học sinh đến muộn bị phạt đứng chép bài ở hành lang, bị đổi chỗ ngồi và chuyển lớp”, vị hiệu trưởng phủ nhận không có chuyện này, nếu có chỉ là hù dọa.

Ví dụ, một học sinh đi học muộn nhiều lần, nhà trường sẽ nhắc nhở, phạt để các em khắc phục. Còn việc chuyển lớp, xuất phát từ những kỳ thi đánh giá năng lực học sinh. Học sinh có học lực tốt sẽ được chuyển lên lớp chất lượng tốt hơn. Ngược lại, học sinh đang học lớp loại A nhưng lực học giảm sút sẽ bị điều chuyển xuống lớp khác, để có chương trình học phù hợp.

Có nên học trường Nguyễn Khuyến

Nói về vấn đề giao bài tập khi về Tết, thầy hiệu trưởng cho rằng, học sinh được nghỉ Tết 14 ngày, nếu không ôn bài sẽ quên kiến thức. Nhà trường phải giao bài tập để mỗi ngày học sinh sẽ dành ra 1 tiếng để làm bài tập.

Trong 11 năm làm hiệu trưởng trường Nguyễn Khuyến, ông Lê Trọng Tín chia sẻ, không có hiện tượng học sinh kêu ca về vấn đề áp lực học tập. Tuy nhiên, vị hiệu trưởng cho hay, thời gian tới, nhà trường sẽ thay đổi phương pháp dạy, học và những quy định của nhà trường.

“Nhà trường thay đổi chương trình học liên tục, không phải có chuyện xảy ra mới thay đổi. Tuy nhiên, khi có hiện tượng thì vấn đề thay đổi mau lẹ hơn. Thay đổi để phù hợp với xã hội, phù hợp với xu thế chung của ngành giáo dục”, thầy Tín khẳng định, đồng thời cho hay, không có chuyện giáo viên vì tạo thành tích mà ép học sinh phải học.

Trong hồi ức của cựu học sinh THCS và THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM, trường gắn liền áp lực học tập với "kỷ luật thép". Nhiều người nói vẫn học Nguyễn Khuyến nếu được chọn lại.

T

hanh Ngân, nữ sinh từng có ý định tự tử vì áp lực tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến. Nhưng đến nay, sau khi trải qua môi trường học tập tại nước ngoài, cô gái này vẫn không phủ nhận nền tảng kiến thức mình được trau dồi tại mái trường này.

Học sinh như robot được lập trình sẵn

Ngân chuyển từ một trường dân lập ở Hà Nội vào trường tư thục Nguyễn Khuyến khi đang học dở chương trình lớp 9. Cô gái này cho biết có thời gian cô tưởng như không thể thích nghi được với môi trường học tập cao độ tại đây.

“Có lúc, em không biết thời gian vui chơi của mình ở đâu. Tưởng như mình là con robot chỉ biết học. Vì nhà ở quận 7 mà trường lại ở quận Bình Tân nên 4h50 sáng em phải dậy chuẩn bị đồ để đi học. Đến nơi, các bạn đã ôn bài để lên lớp. Buổi sáng có 30 phút ra chơi, nếu ai chưa ăn sáng thì ăn trong lúc đó, đến 11h30 sẽ được ăn trưa, ăn xong rồi ngủ, ngủ trên bàn, tự mang gối với chăn. Khoảng 13h có chuông gọi dậy, 13h30 lại lên lớp, chiều lại về (nếu học bán trú)”, Ngân kể lại.

Ngân cho biết trong trường, học sinh đều ganh đua nhau để học giỏi hơn nên thành tích ở đây được cải thiện mỗi ngày. “Môi trường Nguyễn Khuyến dạy hoc sinh nỗ lực hết mình để không thua kém bạn nên ai cũng cố sức học và học, giải càng nhiều đề càng tốt”, cựu học sinh này cho hay.

Có nên học trường Nguyễn Khuyến
Học sinh trường Nguyễn Khuyến trong giờ học. Ảnh: Nguyen Khuyen Confession.

Tất nhiên kèm theo đó là những hình phạt. Con trai bị đánh vào mông, con gái bị đánh vào tay nếu không thuộc bài nhiều lần. Quỳ băng ghế hay đứng ngoài hành lang chép bài là những hình phạt tập thể thường thấy ở đây.

Tuy nhiên, đến giữa năm lớp 10, Ngân phải chuyển trường vì không chịu nổi cách thi hành kỷ luật của nhà trường. Sau này, nữ sinh đã kể với mẹ mình rằng cô bị trầm cảm trong thời gian bất đồng ý kiến với thầy cô. "Chỉ cần học tại trường Nguyễn Khuyến thêm một tuần nữa, có lẽ ba mẹ Ngân đã không còn được gặp em trên đời", cô gái kể lại.

Từ một học sinh tầm trung ở trường Nguyễn Khuyến, khi sang trường mới, Phương cảm giác mình là "thần đồng", vì cái gì cũng biết, đề bài nào cũng giải được.

“Nếu được chọn lại em vẫn muốn học trường Nguyễn Khuyến. Bạn bè của em năm đó đều đậu các trường đại học top với vị trí thủ khoa, á khoa. Không rõ khi áp dụng thực hành có chuẩn không nhưng nền tảng lý thuyết khi được học tại trường rất vững”, Ngân nói.

Học cách sống chung với áp lực

Từng 3 năm theo học trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến, Hữu An (27 tuổi, Long An) tốt nghiệp ĐH Kinh tế TP.HCM, hiện làm bộ phận kinh doanh ở một tập đoàn lớn ở TP.HCM. Người này đánh giá môi trường ở THPT Nguyễn Khuyến khá tốt.

"Lịch học khá nặng nhưng cơ bản phù hợp năng lực đầu vào của trường. Nhà trường vẫn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, vui chơi thể dục thể thao, văn nghệ, dã ngoại như các trường khác. Đặc biệt do kỷ luật của trường tốt nên đã rèn cho học sinh tính tự lập, tự học, trưởng thành trong suy nghĩ", An nói.

Cũng theo người này, hầu hết học sinh THPT Nguyễn Khuyến phải học lực giỏi, có tinh thần tự học và gia đình có tiềm lực kinh tế tốt. Đây cũng là trường tư thục ở TP.HCM có lượng học sinh ở các tỉnh như Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Long An, Tiền Giang... chiếm tỷ lệ lớn.

Cũng theo một cựu học sinh trường này đang làm trong lĩnh vực ngân hàng ở TP.HCM, trường có kỷ luật tốt, môi trường vui vẻ và thoải mái chứ không gây áp lực như nhiều phụ huynh đánh giá. Hầu hết học sinh có đầu vào trường học lực tốt.

Hoàng Thanh, một cựu học sinh niên khóa 2007-2014 của trường, cho biết học sinh thuộc dạng trung bình khá là những người chịu nhiều áp lực nhất ở trường.

“Áp lực với các bạn top dưới sẽ nặng nề hơn. Những bạn này hay bị thầy cô kèm cặp và bắt lên bảng làm bài hơi nhiều. Làm bài điểm thấp thì dễ bị la, hoặc để xảy ra sai sót ở những bài tập thường bị phạt kèm với nỗi lo bị chuyển xuống lớp dưới nên khá áp lực”, Thanh cho hay.

Cùng quan điểm với Thanh, Vân Thanh - nữ sinh đã có 7 năm gắn bó với trường - chia sẻ áp lực là điều không thể xem thường ở trường Nguyễn Khuyến.

“Áp lực học tập ở trường tư thục này là có và hơn hẳn những trường phổ thông khác. Tuy nhiên, những ai thích nghi được với môi trường kỷ cương, nghiêm túc thì sẽ “sống sót”.

Thông thường, nếu tự nguyện chọn vào học ở Nguyễn Khuyến, bạn sẽ có động lực để vượt qua áp lực. Ngược lại, vào đây vì ai đó, cho ai đó, bạn không sống được ở môi trường này được”, Vân Thanh nêu quan điểm.

Thanh cũng thừa nhận chính vì áp lực học tập lớn nên thời gian dành cho việc giải trí gần như bằng không. Suốt 7 năm học tại trường, nam sinh này không hề biết đến mạng xã hội, rạp chiếu phim, những nơi vui chơi trong thành phố.

Nếu quay ngược thời gian, Thanh chỉ muốn dành 3 năm học cấp 3 của mình tại trường Nguyễn Khuyến: "Mình sẽ chọn từ lớp 10 đến 12 thôi. Cấp 2 thì ở với gia đình vui hơn, cũng có tuổi thơ hơn, chứ ở đây từ lớp 6 đến lớp 12 luôn thì em thấy không ổn lắm”.

Vân Thanh cho biết sau này, cô vẫn cho con mình học ở đây: “Học sinh trưởng thành từ đây đều du học, đi làm ở những công ty lớn hoặc kinh doanh riêng. Tất nhiên, cũng có những người lông bông nhưng đa số mọi người đều thành công”.

Nam sinh lớp 10 tại TP.HCM tự tử vì áp lực học tập Vụ việc nam sinh lớp 10 tại TP.HCM tự tử vì áp lực học tập một lần nữa cảnh báo về tình trạng trầm cảm mà nhiều học sinh đang phải chịu đựng.

* Trúc Thanh: “Tôi cũng từng ép con mình vào đây học dù cháu đậu cấp 3 trường công lập với số điểm khá cao. Kết quả là có những lúc con tôi không chịu nổi áp lực quá lớn nên tự làm tổn thương bản thân mình, kết quả học sa sút. Năm cuối cấp (lớp 12), khi đã thi xong học kỳ I, nhà trường mời chúng tôi vào và buộc phải chuyển trường.

Có lẽ, gia đình tôi còn may mắn, bởi con tôi nói nếu để cháu học thêm một tuần nữa, bé sẽ tự tử mất, bởi áp lực và sự hà khắc nặng nề.

* Quang Huy: Con trai tôi đã học tại ngôi trường này suốt 5 năm. Sau này ra trường, nó sống như một cái máy, mãi nhiều năm sau, nó mới lấy được cân bằng trong cuộc sống.

* Trần Hoàng Đại: Quan điểm của tôi là tuổi trẻ học để có kiến thức, nhưng cũng phải tạo môi trường cho các em vui chơi và phát triển kỹ năng cho con người.

Sau này ra ngoài rồi, những cái đọng lại là kỷ niệm là nhiều hơn chứ không phải là kiến thức nhồi nhét mà nhà trường đang bắt ép nhưng không được vận dụng nhiều. Chưa kể cần phải có sân chơi cho người học phát triển năng khiếu, đó mới là trường học đích thực cần hướng tới.

* Tên một số nhân vật đã thay đổi.