Có nên học Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa

Cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ, kéo theo đó là ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang dần trở nên “khát” nguồn nhân lực. Có thể nói, CNTT là một trong những ngành nghề “sáng giá” được rất nhiều sĩ tử ấp ủ mơ ước theo đuổi. Vậy ngành công nghệ thông tin nên học trường nào? Hãy cùng Tino Group khám phá top 5 trường Đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin tốt nhất TP.HCM nhé!

#1. Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM

Giới thiệu về Đại học Khoa học Tự nhiên

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (HCMUS) được xem là “lá cờ đầu” trong việc nghiên cứu và đào tạo nhân sự IT tại Việt Nam. Thành lập vào năm 1957, trường có tên gọi đầu tiên là Đại học Khoa học Sài Gòn. Sau khi tách khỏi Đại học Tổng hợp vào năm 1996, trường chính thức lấy tên là Đại học Khoa học Tự nhiên. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, trường đã có nhiều đóng góp vượt bậc cho nền khoa học nước nhà cũng như đào tạo hàng ngàn cử nhân khoa học đều đặn mỗi năm. Nếu bạn có niềm đam mê công nghệ thông tin và một số ngành liên quan có thể đăng ký vào khoa Toán Tin hoặc khoa Công nghệ thông tin của trường.

Đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT), Đại học Khoa học Tự nhiên là một trong những nơi đang dẫn đầu không chỉ khu vực phía Nam mà vươn rộng ở cả nước. Hiện tại, khoa CNTT tại trường đang có 6 bộ môn đào tạo chuyên ngành là:

  • Công nghệ tri thức.
  • Hệ thống thông tin.
  • Công nghệ phần mềm.
  • Mạng máy tính và viễn thông.
  • Khoa học máy tính.
  • Thị giác máy tính và khoa học Robot.

Có nên học Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa

Đại học Khoa học Tự nhiên được mệnh danh là “cái nôi” đào tạo nhân tài, đã có rất nhiều sinh viên cực kỳ thành công, đóng góp cho nước nhà sau khi tốt nghiệp. Một trong số đó là nguyên Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông từng theo học khoa Toán của trường năm 1960. Hay tiến sĩ Đinh Bá Tiến – Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm của trường. Ông từng được 7 trường đại học của Anh, Mỹ,.. cấp học bổng du học và còn được mời cộng tác cùng NASA. Tuy nhiên, Đinh Bá Tiến đã từ chối vì pông muốn trở về Việt Nam cống hiến.

Khoa CNTT của trường ngày càng phát triển vững chắc và được chính phủ bảo trợ để trở thành một trong những khoa CNTT đầu ngành trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Đặc biệt, trường luôn quan tâm, đầu tư cho sinh viên đến với các cuộc thi IT trong nước và cả quốc tế, tạo nên sân chơi bổ ích, nâng cao khả năng thực tế cho sinh viên. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và đội ngũ giảng viên của trường được tuyển chọn chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm.

Chương trình đào tạo của khoa vô cùng đa dạng với nhiều cấp bậc từ cao đẳng lên đến tiến sĩ. Khi theo học tại trường, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ từ những kiến thức nền tảng cho đến kỹ năng mềm cần thiết.

Ở mặt kiến thức, sinh viên được đào tạo chuyên sâu kiến thức chuyên môn liên quan đến khoa học như khối kiến thức toán, lý, điện tử,… Tiếp đó, bạn sẽ được tiếp cận một số kiến thức nền, tổng quát và nâng cao về CNTT như lập trình, cấu trúc dữ liệu, mạng máy tính,…

Đặc biệt, sinh viên sẽ luôn được tạo cơ hội thực hành, rèn luyện các kỹ năng mềm trong quá trình học tập như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng ngoại ngữ,…

Có thể thấy rằng, tư duy, năng lực và sức cạnh tranh bền bỉ của sinh viên HCMUS luôn được đánh giá rất cao. Đây chắc chắn là một môi trường học tập và phát triển tuyệt vời để các bạn tỏa sáng, theo đuổi ước mơ của mình.

Có nên học Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa

Nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi trường chất lượng, chuyên đào tạo về công nghệ thì không thể bỏ qua cái tên Đại học FPT TP.HCM. Tọa lạc tại lô E2a – 7 đường D1 khu công nghệ cao thuộc phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP.HCM. Bên cạnh cơ sở tại TP.HCM, Đại học FPT còn mở rộng thêm 3 cơ sở tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Thành lập vào năm 2006, Đại học FPT thuộc sở hữu 100% của tập đoàn FPT đầu tư và phát triển. Trải qua 15 năm hoạt động, Đại học FPT đã và đang khẳng định vị thế là ngôi trường hàng đầu Việt Nam từ chất lượng giảng dạy cho đến cơ sở hạ tầng.

Có nên học Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa

Đến với trường FPT, bạn có thể lựa chọn theo học một số ngành về công nghệ như kỹ thuật phần mềm, Điện tử – Truyền thông, An toàn thông tin, Thiết kế đồ họa. Ngoài ra, trường còn đào tạo chương trình học hệ cử nhân quốc tế.

Nguyên nhân chính thu hút nhiều bạn sĩ tử muốn học tại FPT không chỉ vì trường có không gian đẹp, dịch vụ tốt mà điểm khác biệt lớn tạo nên ấn tượng với sinh viên chính là hình thức đào tạo. Chương trình học của trường luôn được định hướng khoa học, bám sát thực tế được xây dựng theo chuẩn mới, loại bỏ được nhiều tính hàn lâm của các trường công lập.

Đại học FPT coi trọng việc “học đi đôi với hành”. Vì thế, nhà trường đã liên kết với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên trau dồi những kiến thức được học trên giảng đường vận dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, trường còn lồng ghép đào tạo những kỹ năng mềm cho sinh viên, giúp các bạn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn trong tương lai.

Nếu bạn muốn ước mơ chinh phục công nghệ được trọn vẹn thì đừng quên thêm tên mình vào ngay danh sách sinh viên của Đại học FPT nhé. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.

Có nên học Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa

Đại học Bách khoa (QSB) là một trong những ngôi trường kỹ thuật đầu ngành tại miền Nam Việt Nam, trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Tiền thân của Đại học Bách khoa là một Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật được thành lập ngày 25/06/1957.

Luôn giữ vững vai trò là trường Đại học kỹ thuật hàng đầu đào tạo và nghiên cứu về khoa học không chỉ trong khu vực miền Nam mà khắp cả nước, Đại học Bách khoa từ lâu đã trở thành mơ ước và nguyện vọng theo đuổi của nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ.

Có nên học Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa

Là “cái nôi” đào tạo những kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ chất lượng cho cả nước, Đại học Bách khoa luôn chú trọng cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện tại, Đại học Bách khoa được đánh giá là trường sở hữu nhiều chương trình đào tạo chất lượng, được công nhận đạt chuẩn AUN-QA trong top các Đại học Quốc gia TP.HCM và cả nước.

Có thể nói, quy trình đào tạo cũng như hệ thống kiến thức của Đại học Bách khoa tương đối nặng, siết chặt đối với từng sinh viên. Do đó, sinh viên luôn trong trạng thái tăng tốc, nỗ lực hết sức mình rèn luyện, học tập.

Đại học Bách khoa luôn tự hào về đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chất lượng cao. Đặc biệt, ngành CNTT của Đại học Bách khoa được đẩy mạnh phát triển ở việc đào tạo chính quy cho đến chương trình liên kết quốc tế theo mô hình bán du học 2+2.Chương trình đào tạo liên kết quốc tế ngành CNTT sẽ triển khai đào tạo theo xu hướng hiện đại, thực tiễn nhằm giúp sinh viên hoàn thiện thật tốt cả kiến thức lẫn kỹ năng khi ra trường.

Có nên học Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa

Đại học Công nghệ Thông tin (UIT) là ngôi trường công lập đầu tiên chuyên đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông. Là trường thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM, UIT hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền công nghệ Việt Nam. Bên cạnh đó, trường còn đầu tư nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến, chú trọng các ứng dụng góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Có nên học Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa

Hệ thống chương trình đào tạo của Đại học Công nghệ Thông tin luôn được cập nhật, đổi mới liên tục, bám sát vào thực tế cuộc sống, lấy người học làm trung tâm hướng đến các chuẩn mực Quốc tế. Với kỷ nguyên 4.0 – kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng, UIT đặt vai trò rèn luyện kỹ năng của sinh viên lên hàng đầu, tạo tiền đề vững chắc cho sinh viên sau khi ra trường có thể thành tạo cả lý thuyết lẫn kỹ năng, có đạo đức và sức khỏe tốt.

UIT đã đầu tư thành công hai phòng thí nghiệm (PTN) trọng điểm là PTN hệ thống thông tin và PTN Truyền thông đa phương tiện. Các PTN này được đầu tư đồng bộ các trang thiết bị hiện đại, cập nhật trình độ các trường tiên tiến trong khu vực và quốc tế, có tính liên ngành cao. Bên cạnh một hệ thống cơ sở vật chất tuyệt vời, UIT cũng xây dựng một mảng xanh xung quanh khuôn viên nhằm tạo không gian học tập tích cực, trong lành, tăng khả năng sáng tạo cho sinh viên.

Với môi trường học tập sáng tạo, chủ động, UIT xứng đáng nằm trong top 5 ngôi trường đào tạo ngành công nghệ thông tin mà bạn nên cân nhắc để lựa chọn.

Có nên học Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa

Cái tên cuối cùng trong top 5 trường Đại học nên lựa chọn để theo đuổi đam mê công nghệ chính là Học viên công nghệ bưu chính viễn thông TP.HCM (PTIT). Đây là ngôi trường chuyên về công nghệ thông tin và truyền thông trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện tại, ngoài cơ sở tại TP.HCM, trường còn mở rộng thêm 2 cơ sở tại Hà Nội và Thái Nguyên. Đến với học viện, sinh viên sẽ được đào tạo một cách bài bản, chuẩn chỉnh về kiến thức nền tảng lẫn kỹ năng mềm từ đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Có nên học Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa

Học viện công nghệ bưu chính viễn thông sở hữu hệ thống mạng lưới viễn thông, CNTT lớn của VNPT. Đây sẽ là phòng thí nghiệm ảo với quy mô lớn, mở ra môi trường thực hành các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ gắn liền với sản xuất kinh doanh để cán bộ giảng viên có thể nghiên cứu, tiếp cận thực tiễn. Từ đó, họ sẽ truyền đạt lại cho sinh viên những kinh nghiệm thực tế quý báu. Đây sẽ là lựa chọn vô cùng lý tưởng cho những bạn sinh viên sở hữu thành tích học tập khá có cơ hội để phát triển, khơi dậy đam mê, tài năng của bản thân.

Thông tin liên hệ

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho riêng mình về “ngành công nghệ thông tin nên học trường nào?” rồi phải không? Hy vọng list danh sách này sẽ hữu ích, giúp các bạn trẻ đã có cho mình sự lựa chọn về ngôi trường phù hợp để bắt đầu chinh phục ước mơ nhé!

FAQs về ngành công nghệ thông tin

Có lẽ, đây là nỗi lo của rất nhiều bạn trẻ khi chọn lựa theo đuổi ngành công nghệ thông tin. Không giống như nhiều ngành khác, CNTT đòi hỏi người học phải chịu được áp lực cực kỳ cao, phải có khả năng tư duy, “cần cù bù thông minh” trong ngành này có thể có nhưng sẽ khiến bạn đi chậm hơn rất nhiều so với những bạn tư duy tốt. Bên cạnh đó, bạn phải liên tục mày mò, tìm tòi để học thêm, thậm chí là cập nhật kiến thức từng giờ, từng phút. Do đó, CNTT học khó hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng và nỗ lực của chính người học.

Thông thường, những bạn học ngành CNTT đang thực tập hoặc mới ra trường sẽ có mức lương dao động từ 7-10 triệu/ tháng. Tuy nhiên, mức lương này có thể thay đổi tùy theo năng lực của từng cá nhân, quy mô công ty, doanh nghiệp mà bạn lựa chọn.

Đối với ngành CNTT, cơ hội làm việc khá đa dạng và phong phú. Bạn có thể tham khảo các công việc như: lập trình viên, chuyên viên quản trị hệ thống, cơ sở dữ liệu, Tester – nhân viên kiểm thử, giảng viên CNTT, nhân viên thiết kế đồ họa, làm banner,…

Mỗi ngôi trường sẽ có hệ thống chương trình đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, ngành công nghệ thông tin tại các trường thường được chia ra làm 5 nhóm nhỏ là: Khoa học máy tinhs, kỹ thuật máy tính, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm và hệ thống thông tin. Do đó, sinh viên sẽ học các môn liên quan tùy theo chuyên ngành mà mình lựa chọn theo đuổi.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org