Chuyên ngành báo in là gì

1. Ngành báo chí là gì?

Ngành báo chí [Journalism] là ngành học chuyên đào tạo để sinh viên rèn luyện đủ kỹ năng, trách nhiệm của người làm báo trong xã hội. Nhà báo là những người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Họ có nhiệm vụ đặc thù của họ là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về tất cả những sự kiện mới mà công chúng cần được biết.

>> Truyền thông: Ngành nghề cho những người thích làm việc từ xa
>> 5 nhóm ngành nghề triển vọng trong 5-10 năm tới

2. Ai nên học ngành báo chí?

Sau đây là một vài tố chất JobsGO đã quan sát và tổng hợp ở những người phù hợp với ngành học này:

Sáng tạo

Những người có tính sáng tạo cao thường suy nghĩ và hành động khác so với những người còn lại. Tâm trí của họ là một cỗ máy không bao giờ ngừng hoạt động. Đôi lúc, chính cỗ máy này cũng là nguyên nhiên khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng nhờ vậy mà họ có thể sản sinh rất nhiều ý tưởng xuất chúng. Hai câu hỏi thường trực trong đầu của những người sáng tạo là: Điều gì sẽ xảy ra nếu?Tại sao lại không thể...?. Điều này vừa có thể gây khó chịu cho những người xung quanh, vừa giúp họ đi xa hơn nhưng người khác. Nếu lựa chọn theo ngành báo chí, bạn lúc nào cũng phải biết cách triển khi các ý tưởng, hoặc ít nhất là biết nhìn ý tưởng từ một góc độ mới lạ.

️ Tỉ mỉ

Tỉ mỉ có nghĩa là tập trung vào một hành động hay một điều gì đó cụ thể. Người tỉ mỉ, cẩn thận là người có khả năng hoàn thành công việc sau khi đã cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan dù là nhỏ nhất. Với người học báo chí, không gì quan trọng hơn việc cân nhắc tính chỉnh chu của một sản phẩm sau khi hoàn thành công việc.

️ Thích tìm tòi, khám phá


Để có thể khai thác cuộc sống của mình đến mức tối đa, bạn cần không ngừng học hỏi và đón nhận những thách thức mới trong cuộc sống. Người ta vẫn luôn có câu: Tri thức là sức mạnh. Chúng ta không chỉ cần trau dồi kiến thức để trở nên mạnh mẽ hơn, mà còn để nâng cao sự sâu sắc của tâm hồn.Trong một thế giới ngày càng mở rộng, một người không thể biết tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, việc hiểu thấu đáo sự thay đổi của môi trường xung quanh ta sẽ giúp bạn đi được đúng hướng.

️ Có khả năng viết lách

Viết lách là một hoạt động sáng tạo nội dung. Nội dung viết lách thường không quy tụ về một chủ đề vĩnh cửu mà luôn phong phú, đa dạng. Người có khả năng viết lách là người biết sử dụng ngôn ngữ để tạo nên những nội dung mới lạ. Họ nắm chắc kỹ năng vận dụng ngôn ngữ, biết cách truyền tải suy nghĩ của mình một cách chính xác nhất.

3. Học báo chí sẽ được đào tạo kỹ năng gì?

Sinh viên học ngành báo chí được đào tạo về:

+ Khả năng tư duy lí luận, khoa học thực tiễn trong việc tham mưu, quản lý cơ quan báo chí; cách tổ chức công việc hiệu quả, cách hoạt động độc lập, cách khai thác thông tin.

+ Các nguyên tắc trình bày trong việc thiết kế báo in, website hay xây dựng một kịch bản hoàn thiện cho một chương trình phát thanh, truyền hình.

+ Các chuyên ngành chuyên sâu như: Báo in, báo chí đa phương tiện, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử, ảnh báo chí, quay phim truyền hình

>> Để thích ứng tốt hơn với sự thay đổi

4. Học báo chí ra trường làm gì?

4.1 Phóng viên

Phóng viên là những người trực tiếp đi tới hiện trường để tìm kiếm các ý tưởng để thực hiện các kế hoạch, tác phẩm của mình. Phóng viên thường làm việc trong các toàn soạn, thông tấn xã, đài truyền hình, đài phát thanh Công việc chính của họ là cung cấp những tin tức mới. Riêng các phóng viên truyền hình đôi khi còn kết hợp với biên tập viên và người quay phim để tạo thành một ekip chuyên nghiệp.

Mức lương trung bình: 6 9 triệu/ tháng.

4.2 Biên tập viên

Trước khi lên sóng, biên tập viên là người có trách nhiệm là kiểm duyệt nội dung tác phẩm. Thông thường, sau khi làm phóng viên đã nhiều năm, các bạn sẽ được đề xuất lên vị trí biên tập viên. Đây là nghề mà những người trẻ yêu viết lách hẳn sẽ rất thích thú.

Do yêu cầu khắt khe về kiến thức và kỹ năng, các nhà biên tập bắt buộc phải luôn nỗ lực học hỏi. Dù vậy, khi lựa chọn nghề biên tập, bạn cũng sẽ nhận lại được nhiều thứ vô giá khác như kỹ năng viết lách hoặc kỹ năng sống trong xã hội.

Mức lương trung bình: 6 9 triệu/ tháng.

>> Biên tập viên là gì? Học ở đâu để làm viên tập viên?

4.3 Quay pim, MC

Chắc hẳn bạn đã nhiều lần nghe đến cụm từ MC. MC là viết tắt của Master of Ceremonies, tức người dẫn chương trình. Để làm được nghề MC, bạn phải là một người có tính linh hoạt, tự chủ trước đám đông. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có kiến thức rộng và vẻ ngoài thanh nhã, duyên dáng. Một chương trình sự kiện có thành công được hay không một phần chủ yếu phải dựa vào tài năng của người dẫn chương trình.

Mức lương trung bình: 8 10 triệu/tháng.

4.4 Làm content

Làm content tức tạo ra các bài viết về sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo sự thu hút khách hàng. Content creator là một thuật ngữ marketing chỉ người sáng tạo ra nội dung hữu ích cung cấp đến độc giả. Những content creator có thể là nhà văn, người hay viết lách, youtuber hay blogger.

>> Mô tả công việc Content Marketing

Khi xã hội ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cần thêm nhiều sự đột phá, mới mẻ. Content creator là người góp phần quan trọng vào các chiến dịch marketing. Sự sáng tạo là điều giúp doanh nghiệp này bứt phá vượt trội so với doanh nghiệp khác. Content creator là một thành viên không thể thiếu trong đội ngũ marketing. Bởi vậy mà vai trò của họ ngày càng quan trọng.

Mức lương trung bình: 6 9 triệu/ tháng

>> Top 3 trường đào tạo báo chí Truyền thông tốt nhất Việt Nam

5. Học báo chí ở đâu?



5.1 Học Viện Báo chí và tuyên truyền



Học Viện Báo Chí Và Tuyên truyền là trường đại học hàng đầu Việt Nam về mảng đào tạo báo chí. Đây là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ các phóng viên, biên tập viên làm việc ở nhiều các cơ quan báo chí lớn nhỏ trên khắp cả nước. Rất nhiều những MC, biên tập viên nổi tiếng của đài truyền hình Việt Nam đều có xuất thân từ ngôi trường này.

Trường được thành lập năm 1962, cho đến nay đã có gần 400 cán bộ, viên chức với hơn một nửa là giảng viên. Trường hiện đang đào tạo 19 chuyên ngành được chia theo 4 nhóm, riêng báo chí được xếp vào nhóm 1 bao gồm các chuyên ngành: Báo in, báo ảnh, báo mạng điện tử, báo đa phương tiện, báo phát thanh, báo truyền hình, quay phim truyền hình.

5.2 Đại học Khoa học xã hội và nhân văn [Đại học quốc gia Hà Nội]\


Đại học KHXH&NV luôn tự hào được nêu danh là một trong những trường top đầu cả nước. Khoa bao chí và truyền thông của trường hiện có hai ngành học là: Báo chí và Quan hệ công chúng. Cả hai ngành đều đào tạo cả 3 bậc học từ cử nhân đến tiến sĩ. Theo học tại đây, bạn sẽ được trang bị những kiến thức lý thuyết chuyên sâu về ngành học cũng như kỹ năng thực hành với từng loại hình báo chí.

5.3 Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn [Đại học quốc gia TP.HCM]


Khoa báo chí trường ĐHKHXH&NV [ĐHQG TPHCM] là cơ sở đào tạo báo chí công lập duy nhất tại miền Nam. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình, hàng ngàn sinh viên được tốt nghiệp loại khá, giỏi và trở thành những nhà văn, nhà báo xuất sắc. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa của trường cũng diễn ra rất mạnh. Theo học nơi đây, các bạn sẽ được đào tạo một cách bài bản để sau này có thể mang lại những lợi ích cho bản thân và xã hội.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản JobsGO đã cung cấp cho những bạn đang muốn tìm hiểu về ngành báo chí. Mong rằng giờ đây bạn đã ý thức rõ hơn về lộ trình trong tương lai. Hi vọng bạn có thể mau chóng tìm được chuyên ngành phù hợp với bản thân nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề