Chương trình kiểm toán và quy trình kiểm toán năm 2024

Kiểm toán báo cáo tài chính là công việc quen thuộc của các kiểm toán viên. Đây là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu. Cùng với đó là tính chính xác trong số liệu kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vậy công việc kiểm toán báo cáo tài chính là gì ? Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính gồm những bước nào ? Trong bài viết này, kế toán ATS sẽ chia sẻ tới các bạn sơ đồ quy trình kiểm toán báo cáo tài chính và giải thích chi tiết từng bước.

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì ?

Kiểm toán báo cáo tài chính ( BCTC) là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị kế toán. Từ đó, phục vụ đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Thước đo để đánh giá kiểm toán BCTC là hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán.

Công việc kiểm toán báo cáo tài chính thường do các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, chính phủ, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho người bán, người mua.

Ví dụ:

  • Đối với nhà quản lý: giúp cho họ thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục. Từ đó nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị,…
  • Đối với ngân hàng, nhà đầu tư: xem xét việc cho vay vốn, …
  • Đối với người bán: xem xét việc cho bán chịu, …

Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính

Đối tượng của công việc kiểm toán báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính. Bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán,
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính…

Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính

Mục tiêu tổng quát: Tìm kiếm bằng chứng để đưa ra các ý kiến về tính trung thực, hợp lý của thông tin trên bảng khai tài chính.

Mục tiêu kiểm toán chung: Xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các chu trình. Thực hiện trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý về những thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở doanh nghiệp.

Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán báo cáo tài chính

Có 4 nguyên tắc cơ bản mà các kiểm toán viên cần tuân theo khi làm kiểm toán báo cáo tài chính. Đó là:

  • Tuân thủ pháp luật
  • Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp như: độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, bảo mật.
  • Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
  • Kiểm toán viên cần có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp.

Sơ đồ quy trình kiểm toán báo cáo tài chính đầy đủ

Trong kiểm toán Báo cáo tài chính, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị để làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên. Về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên Báo cáo tài chính. Đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên phải xây dựng được quy trình cụ thể cho cuộc kiểm toán đó. Thông thường, mỗi quy trình kiểm toán được chia thành 3 bước:

  • Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý đối với rủi ro đã đánh giá
  • Thực hiện kiểm toán
  • Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý

Kiểm toán viên (KTV) và Công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán. Trong đó bao gồm thời gian dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán. Trong quá trình này, bắt đầu từ thư mời kiểm toán. Kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng kiểm toán. Sau đó thống nhất kế hoạch chung.

Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cụ thể về khách hàng, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ. Từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

  • Hợp đồng kiểm toán (CM 210, Đ 42-LKTĐL);
  • Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị (CM 315);
  • Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (CM 320);
  • Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đánh giá (CM 330);
  • Lập kế hoạch kiểm toán (CM 300);
  • Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài (CM 402).

Bước 2: Thực hiện kiểm toán

Các KTV sử dụng các phương pháp thích hợp với từng đối tượng để thu thập bằng chứng kiểm toán. Quá trình này là việc triển khai các kế hoạch, chương trình kiểm toán. Từ đó, đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC dựa vào các bằng chứng kiểm toán. Đây là giai đoạn các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán được hình thành từ cơ sở chọn mẫu và đánh giá. Là thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm toán được hình thành rất đa dạng. Sau đó, căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Từ đó đi đến quyết định sử dụng các thủ tục khác nhau.

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

  • Thực hiện kiểm toán các khoản mục chủ yếu của BCTC;
  • Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán (CM 450).

Bước 3: Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán

Là lúc kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Các kết luận này nằm trong báo cáo hoặc biên bản ghi nhớ kiểm toán. Để đưa ra được những ý kiến chính xác. Kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể như: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. Xem xét tính liên tục trong hoạt động của đơn vị. Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc…

Cuối cùng, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập nên Báo cáo kiểm toán. Đồng thời có trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập Báo cáo kiểm toán. Tùy theo kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến: Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

  • Báo cáo kiểm toán về BCTC (CM 700, 705, 706);
  • Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và BCTC so sánh (CM 710);
  • Các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán (CM 720).

Xem thêm:

  • Những ví dụ về sai sót trong báo cáo tài chính
  • Báo cáo tài chính nội bộ và báo cáo thuế

Trên đây là những bước chi tiết trong sơ đồ quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Nếu có nhu cầu được tư vấn thêm, hãy liên hệ với Kế toán ATS theo thông tin bên dưới

Quy trình kiểm toán gồm bao nhiêu bước?

Thông thường, mỗi quy trình kiểm toán được chia thành 3 bước:.

Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý đối với rủi ro đã đánh giá.

Thực hiện kiểm toán..

Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán..

Hoạt động kiểm toán là một quá trình như thế nào?

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá, đưa ra các ý kiến về các bằng chứng về một thông tin liên quan đến kinh tế, tài chính. Sau đó lập thành báo cáo và các báo cáo đó phải phù hợp với các thông tin đã được xác minh khi so sánh với những chuẩn mực theo quy định pháp luật.nullKiểm Toán Là Gì? Những Việc Quan Trọng Kiểm Toán Viên Cần Lưu Ývietaustralia.com › kiem-toan-la-ginull

Chuẩn bị kiểm toán là gì?

Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng kiểm toán.nullTrình tự chuẩn bị kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chínhgiangvien.net › shops › Tai-lieu-ve-khoi-Kinh-te › Trinh-tu-chuan-bi-kiem...null

Hiện nay có bao nhiêu chuẩn mực kiểm toán?

Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện hành của nhà nước Việt Nam đang có tổng cộng 39 chuẩn mực kiểm toán. Những chuẩn mực này được ban hành trong giai đoạn từ năm 2012 – 2015 với 3 thông tư, đó là: Thông tư 214/2012/TT – BTC, gồm 37 chuẩn mực, được ban hành ngày 06/12/2012.nullHệ thống chuẩn mực đạo đức kiểm toán Việt Nam gồm những gì? - MANman.net.vn › he-thong-chuan-muc-kiem-toannull