Chương 4 Giao hưởng số 9 của Beethoven

Bản giao hưởng số 9 của beethoven cung rê thứ, opus 125. Là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do Ludwig van Beethoven biên soạn. Hoàn thành vào năm 1824, nó sử dụng một phần nội dung của bài ode An die Freude [“Ode hoan ca”]. Làm lời ca cho những người đơn ca, đồng ca thể hiện trong chương cuối. Đây là thử nghiệm đầu tiên mà nhà soạn nhạc vĩ đại. Sử dụng giọng hát con người ở cùng cấp độ với các nhạc cụ trong một bản giao hưởng.

Bản giao hưởng này có lẽ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất. Trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc cổ điển châu Âu. Được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven, được soạn khi ông điếc hoàn toàn. Có thể nói nó đóng một vai trò văn hóa nổi bật trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, âm nhạc trong chương thứ tư [bỏ phần lời] được dùng làm bài ca chính thức của Liên Minh châu Âu [xem Ode hoan ca].

Hoàn cảnh sáng tác bản giao hưởng số 9 của beethoven

Hiệp hội London [The Society of London – sau này là Royal Philharmonic Society] đặt hàng bản giao hưởng vào năm 1817. Beethoven bắt đầu làm việc với bản giao hưởng cuối cùng vào năm 1818 và kết thúc vào đầu năm 1824. Khoảng 10 năm sau bản giao hưởng số 8. Tuy nhiên, Beethoven bắt đầu sáng tác tác phẩm này sớm hơn. Ông đã muốn đặt An die Freude vào nhạc rất sớm từ năm 1793. Ông đã làm điều đó, nhưng thật không may tác phẩm này bị mất vĩnh viễn. Từ chủ đề cho chương scherzo có thể lần ngược về bản fugue được viết vào năm 1815.

Đoạn mở đầu cho phần thanh nhạc, của bản giao hưởng gây ra rất nhiều khó khăn cho Beethoven. Bạn ông, Anton Schindler, sau này kể lại:

“Khi anh ấy bắt đầu sáng tác chương 4, sự nỗ lực bắt đầu như chưa bao giờ có. Mục đích là tìm ra cách đi vào phần mở đầu của đoạn tụng ca của Schiller. Một hôm Beethoven nhảy vào phòng và la lớn “Tôi tìm ra rồi, tìm ra rồi” Sau đó anh ấy cho tôi xem phác thảo của những từ “cho chúng tôi hát bản tụng ca của Schiller bất tử”. Tuy nhiên, đoạn mở đầu đó đã không có trong sản phẩm cuối cùng, và Beethoven đã trải qua rất nhiều thời gian viết lại phần đó cho đến khi nó thành hình dáng như chúng ta thấy ngày hôm nay

Ảnh hưởng trong thế kỷ 20 bản giao hưởng số 9

Bản giao hưởng số 9 của Beethoven có lẽ là tác phẩm được nhiều người biết đến. Một số người coi nó là một bản thánh ca về cuộc sống con người.

Do vậy không có gì ngạc nhiên khi nó được chuyển thể và sử dụng vào trong nhiều loại hình văn hóa đại chúng, như điện ảnh, truyền hình, âm nhạc. Dưới đây là một vài tác phẩm có liên quan.

Năm 1964, Maurice Béjart sáng tác vở ballet Ballet du XXe siècle dựa trên bản “Giao hưởng số 9”, và được nhiệt liệt tán thưởng.

Tại hầu hết các Thế Vận Hội từ nửa sau thế kỷ 20. Chương bốn được trình diễn như một phần của các lễ nghi thức. Bản Giao Hưởng số 9 đã được các phi hành gia của phi hành đoàn Apollo 11 đem lên để tại Mặt trăng năm 1969. Như một thông điệp thân ái của con người đến các nền văn minh ngoài hành tinh.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây


Tác giả bài viết: Phó Giáo sư, Tiến sĩ  TRƯƠNG NGỌC THẮNG
[Trường Đại học Văn Lang]

TÓM TẮT

     Trong số những kiệt tác của Beethoven phải kể đến các tác phẩm cho piano, các bản sonata Für Elise, Pathétique, Moonlight và 9 bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng, Giao hưởng số 5 Đô thứ, Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ, lần đầu tiên đưa hợp xướng vào chương kết.

Từ khóa: Beethoven; Giao hưởng số 9; hợp xướng.

ABSTRACT

     Among Beethoven’s masterpieces must include works for piano such as the sonata Für Elise, Pathétique, Moonlight and 9 symphonies, such as Symphony number 2 D dur, number 3 Es dur, number 5 C moll, number 6 F dur, number 7 A dur, number 9 d moll with chorus for the fist time into the final chapter.

Key words: Beethoven; Symphony number 9; chorus.

x
x x

1. Đặt vấn đề

     Beethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven, sinh ngày 16–12–1770 tại Mechelen, khi hai mươi tuổi chuyển đến Bonn. Ông qua đời vào ngày 26–3–1827, là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, tuy nhiên phần lớn thời gian ông sống ở Viên – Áo, là nhạc sĩ bắc cầu từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn, được thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhạc sĩ và khán giả sau này. Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản Giao hưởng số 2 Rê trưởng, số 3 Mi giáng trưởng [Eroica– Anh hùng ca], số 5 Đô thứ [Định mệnh], số 6 Fa trưởng [Pastoral Đồng quê], số 7 La trưởng, số 9 Rê thứ [Koral – Niềm vui], các tác phẩm cho piano như Für Elise và các sonata Bi tráng [Pathétique], Ánh trăng [Moonlight], Bình minh [Waldstein], Khúc đam mê [Appasionata]… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân [Spring], Kreutzer… Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor [Hoàng đế], Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và Fidelio vở Opera duy nhất…

     Beethoven có năng khiếu từ nhỏ, tập đàn clavio clavecin từ lúc ba tuổi, tiếp đó là đàn violon, piano, organ. Lên 11 tuổi, Beethoven đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn. Cũng trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Năm 1787, Beethoven đến Viên nơi hoạt động âm nhạc rất nhộn nhịp của châu Âu, nơi ra đời Trường phái Âm nhạc cổ điển Viên nổi tiếng thế giới.

2. Nội dung

     2.1. Bản giao hưởng được đặt hàng

     Hiệp hội London [The Society of London – sau này là Royal Philharmonic Society] đặt hàng Beethoven viết bản Giao hưởng số 9 vào năm 1817. Beethoven sáng tác bản giao hưởng này trong 6 năm. Ba chương đầu tiên của bản Giao hưởng số 9 được dành riêng cho dàn nhạc, ông muốn tạo sự đặc biệt cho chương 4 khi nhớ tới bài thơ “Ode An die Freude” của Friedrich Schiller. Chương kết dựa trên bài thơ nổi tiếng này chính là cái kết mà bản giao hưởng của Beethoven cần đạt được khi sử dụng giọng người cho lĩnh xướng và phần hợp xướng. Đây là giai đoạn cuối cùng, giai đoạn cao nhất trong sự phát triển của tư tưởng anh hùng… trong sơ đồ đồ sộ trang trọng của bản giao hưởng này. Khúc ca ngợi “Hướng đến niềm vui” của Friedrich Schiller biểu hiện tinh thần của chủ nghĩa khai sáng, là cảnh huy hoàng với chủ nghĩa lạc quan và chủ nghĩa nhân đạo của Beethoven [1, tr.263].

     Bản Giao hưởng số 9 cung Rê thứ, opus 125 là tác phẩm giao hưởng lần đầu tiên sử dụng giọng hát con người trong dàn nhạc giao hưởng vào chương kết với một phần nội dung của bài Ode An die Freude của Friedrich Schiller làm lời ca, hoàn thành vào năm 1824 khi Beethoven đã gần như điếc hoàn toàn. Gần 200 năm trước mà thiên hạ được thưởng thức một dàn nhạc với bốn giọng đơn ca và một dàn hợp xướng thì quả là một cuộc cách mạng, một điều vĩ đại lớn lao. Bản Giao hưởng số 9 là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của Trường phái Âm nhạc cổ điển và được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven. Đặc biệt, phần âm nhạc trong chương thứ tư được dùng làm bài ca chính thức của Liên minh châu Âu. “Bản giao hưởng hoàn tất vào năm 1824 như là một “Thánh lễ trang nghiêm”. Tác phẩm được biểu diễn lần đầu tiên vào ngày 07-5-1824 ở Viên tại Nhạc viện và Nhà hát Kertnertor, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Umlaupha. Bản giao hưởng đã được đón nhận rất nồng nhiệt, hoan hỉ. Người ta gọi đó là bản “giao hưởng niềm vui” vì nó thuộc một trong những sáng tác lạc quan nhất của thế giới giao hưởng” [3, tr.1].

     2.2. Các chương của Giao hưởng số 9

     Chương I: Nhịp độ Allegro ma non troppo, un poco maestoso, độ dài khoảng 15 phút. Từ phần mở đầu của bản giao hưởng với các quãng 5 đi xuống từ tiếng tremolo của violon cùng với sự xuất hiện các motiv của chủ đề chính và cuối cùng là sự xuất hiện chủ đề chính với âm lượng lớn của dàn nhạc. Tiếp theo là sự phát triển âm nhạc sôi động dẫn đến chủ đề phụ – trữ tình tương phản với chủ đề một, âm nhạc ở điệu trưởng, xuất hiện cao trào anh hùng ca như là những tia sáng đầu tiên của thắng lợi. Tuy nhiên, những tiếng kèn hiệu vang lên thông báo trận chiến đấu lại bắt đầu. Âm nhạc mang sắc thái tang lễ trọng thể.

     Chương II: Nhịp độ Scherzo: Molto vivace – Presto, độ dài khoảng 10 phút. Không như nguyên tắc cũ, Beethoven để khúc Scherzo ngay sau Chương I xóa bỏ yếu tố bi thảm lúc đầu tạo nên cảnh huy hoàng, dồn dập như một trận bão lửa, ấn tượng với tính chất anh hùng ca, phóng túng, mơ mộng. Những phần tiếp theo được viết ở hình thức sonata allegro cũng là một sáng tạo nữa của Beethoven tương phản với phần trio mang tính chất phong cảnh, phong tục, mang nhiều màu sắc tươi sáng của đồng quê.

     Chương III: Nhịp độ Adagio molto e cantabile – Andante Moderato – Tempo Primo – Andante Moderato – Adagio – Lo Stesso Tempo, độ dài khoảng 16 phút. Âm nhạc thể hiện lý tưởng đạo đức, vẻ đẹp và tính chất hùng vĩ đầy cảm hứng bởi ý tưởng cao cả và hoàn thiện, sứ mệnh và nghĩa vụ của con người. Âm nhạc thong thả, đầy đặn, sự luân chuyển và bổ sung lẫn nhau của hai chủ đề và các biến tấu rất chặt chẽ và hợp lý, giai điệu vô cùng rộng rãi. Điệu trưởng chiếm ưu thế trong nền tảng dàn nhạc với giai điệu tươi sáng, chỉ có hai lần bị phá vỡ do sự xâm nhập của chủ đề chính của Chương I – như muốn nhắc rằng đạt được sự thanh bình phải trả bằng một giá đắt.

     Chương IV: Nhịp độ Presto; Allegro molto assai [Alla marcia]; Andante maestoso; Allegro energico, sempre ben marcato, độ dài khoảng 24 phút. Chương cuối với âm nhạc phần đầu tràn lên dữ dội. Những chủ đề của những chương trước vang lên như hình ảnh những đoạn đường đã vượt qua và nối tiếp.

     Mở đầu Chương IV, âm nhạc tương phản rõ ràng với phần trước, tiếp đến là âm thanh của đàn violon, đàn contrebasse thể hiện như một đoạn recitative cảm thán, tiếp theo là sự xuất hiện một bài ca mới ở nhịp độ Allegro assai, dàn nhạc lúc đầu sâu lắng như ở một nơi xa xôi, đàn violoncelle và contrebasse vang lên chủ đề niềm vui rất đơn giản, gần gũi với bài dân ca Đức. Dần dần âm lượng được tăng cường từ bộ dây, bộ hơi, trở thành bài chính ca hùng tráng, vui tươi, hiện lên trước chúng ta sự phát triển với 11 biến tấu chủ đề cơ bản của phần kết. Giọng Bariton hát phần recitative với phần lời do nhạc sĩ viết “O, Fleunde, nicht diese Tone! Sondern lasst uns angenehmere aus, timmen und freudenvollere!” [Bạn ơi! đừng buồn, chúng ta cùng hát bài chính ca vui vô hạn]. Sau đó, xuất hiện chủ đề niềm vui trên lời thơ của Schiller:

“Niềm vui, ngọn lửa thiêng

Thần linh bay đến với chúng ta

Làm ngây ngất lòng bạn

Chúng ta đi vào miếu thiêng sáng láng của người”.

     Biến tấu thứ hai là lĩnh xướng giọng Tenor được đệm bằng các nhạc cụ thuộc bộ gõ. Biến tấu của chủ đề niềm vui ở đây mang tính chất hành khúc chiến thắng và sau đó là phần hợp xướng lớn với chủ đề niềm vui viết ở giọng rê trưởng. Tiếp đến, một đoạn mới của phần kết nhịp độ Andante maestoso các giọng nam cùng đồng âm với kèn trombone, âm nhạc mang tính thánh ca. Sau đó là biến tấu ở nhịp độ Al1egro energico, sempre ben marcato với hai chủ đề đan xen, thay đổi giữa “niềm vui” và chủ đề “mọi người hãy xích lại gần nhau”. Dàn nhạc có một khoảnh khắc yên lặng để rồi cuối cùng xuất hiện chủ đề “niềm vui trong tình bằng hữu của tất cả mọi người”. Chủ đề với tính chất mộc mạc được xem như một sự phát triển rõ ràng. Chủ đề thông qua một loạt biến hóa, trở thành khúc ca, bài hát ca ngợi tươi sáng, hành khúc anh hùng, về tính chất có khác nhau, những đoạn chen [Episodes] được trình bày trong bức tranh khổng lồ chung của niềm vui sướng của quần chúng, sự hân hoan tưng bừng của nhân loại được giải phóng và hạnh phúc. Và trong âm nhạc như tràn ngập ánh mặt trời, và trong từng ô nhịp ánh hào quang ngày càng rực rỡ, chói lọi. Về cuối giọng hát đơn ca, hợp xướng và dàn nhạc hòa thành khí thế chung ngợi ca niềm vui, trong niềm hân hoan tột độ. “Hỡi triệu triệu người, hãy xiết chặt tay nhau! Bản giao hưởng kết thúc bằng sự ca ngợi tự do, tình huynh đệ của nhân loại” [3, tr.1].

     Từ tối tăm ra ánh sáng của chân lý, qua đấu tranh và tổn thất đến giác ngộ sứ mệnh của con người, niềm vui của thế giới được giải phóng và hạnh phúc. Đó là những nét lớn trong nội dung tư tưởng của bản Giao hưởng số 9, thể hiện những lý tưởng bất tử mà hàng bao nhiêu thế kỷ loài người đang vươn tới. “Bản Giao hưởng số 9 là sự tập trung của đỉnh cao nghệ thuật với việc tổng hòa tư tưởng hòa bình, lý tưởng công dân và lý tưởng nghệ thuật của ông. Nhà lý luận Xô Viết A.N. Serov đã gọi bản giao hưởng này là “thành lũy số chín”, là tác phẩm “kết thúc toàn bộ hoạt động vĩ đại của nhà sáng tác giao hưởng thiên tài” [4, tr.1].

     Bản Giao hưởng số 9 của Beethoven là tác phẩm được nhiều người biết đến và coi đó là một bản thánh ca về cuộc sống con người. Bản giao hưởng này được chuyển thể và sử dụng vào nhiều loại hình văn hóa, điện ảnh, truyền hình, âm nhạc. Hầu hết các thế vận hội từ nửa sau thế kỷ XX, chương bốn được trình diễn như một phần của các lễ nghi thức. Đây còn là một kiệt tác nổi tiếng trong dòng âm nhạc cổ điển. Các nhà phê bình âm nhạc đều nhìn nhận rằng đây là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất không chỉ của Beethoven, mà của cả nền âm nhạc Tây phương, một hiện tượng âm nhạc của nhân loại. Trong những năm 2010, bản Giao hưởng số 9 là một trong những bản giao hưởng được trình diễn nhiều nhất trên thế giới. Trong Bản giao hưởng số 9, lần đầu tiên Beethoven thử nghiệm sử dụng giọng hát con người, vậy nên nó còn được gọi là một bản giao hưởng hợp xướng. Những lời ca được hát trong đoạn cuối cùng được trình diễn bởi bốn nghệ sĩ đơn ca giọng Bass, Tenor, Mezzo Soprano, Soprano và dàn hợp xướng được lấy từ “Ode An die Freude” [Tạm dịch: Khải hoàn ca], một bài thơ của Friedrich Schiller viết vào năm 1785 và được sửa lại vào năm 1803 và đoạn bổ sung của Beethoven. “Sau biết bao điều khác – chương Final mênh mông và vĩ đại chứa đựng biết bao sự phong phú nhờ đưa vào giọng hát và tất cả những khả năng xúc cảm mà nó nắm giữ… một sự thăng hoa của nghệ thuật Beethoven có ý nghĩa là sự thăng hoa của một thiên tài “con người” nhất, được thấu hiểu rộng rãi nhất” [2, tr.65].

3. Kết luận

     Bản Giao hưởng số 9 của Beethoven là một trong những tác phẩm đỉnh cao của nền nghệ thuật thế giới, là sự thể hiện những hoài bão của con người hướng đến những tư tưởng tiến bộ về tình hữu ái của con người, về tự do mà cuộc Cách mạng tư sản Pháp tuyên bố như là tiếng nói của nhân loại, là sự tổng kết những tìm tòi tư tưởng nghệ thuật của Beethoven. Bản giao hưởng tạo nên sự xúc động mạnh khi nói lên những nỗi đau khổ của nhân loại, cuộc đấu tranh tư tưởng lớn lao, cao cả về bình đẳng, bác ái ca ngợi trí tuệ, tự do, niềm tin. “Bản giao hưởng số 9 là sự tập trung của đỉnh cao nghệ thuật với tư tưởng hòa bình, lý tưởng công dân và lý tưởng nghệ thuật của ông. Nhà lý luận Xô Viết A.N. Serov đã gọi bản giao hưởng này là “thành lũy số chín”, là tác phẩm “kết thúc toàn bộ hoạt động vĩ đại của nhà sáng tác giao hưởng thiên tài” [3, tr.1].

     Ngày 20–7–1969, tàu vũ trụ Apollo 11 của Hoa Kỳ đổ bộ lên Mặt Trăng và lần đầu tiên con người đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng. Các nhà phi hành đã để lại trên đó một đĩa nhỏ ghi lời chào mừng của lãnh đạo nước Mỹ và trên 70 quốc gia khác. Cùng với đó là bản Giao hưởng số 9 của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Ludwig van Beethoven. Đây là thông điệp hòa bình và thân ái mà loài người trên Trái Đất gửi tới vũ trụ với ước mong con người ở các hành tinh khác cũng có thể thấu hiểu được tâm tư của mình, bởi âm nhạc là ngôn ngữ trừu tượng nhất, dễ cảm nhận nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dora Gheorgieva [Nguyễn Ngọc Điệp, dịch], Minh Cầm [hiệu đính, 1986], Lịch sử âm nhạc thế giới, Quyển 1, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

[2] Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam [2011], Âm nhạc giao hưởng Phương Tây – Tác giả tác phẩm, Nxb Dân trí, Hà Nội.

[3] Nguyễn Trung Kiên [2009], Bản Giao hưởng số 9 Beethoven, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 300.

[4] Thanh Hương [2018], Câu chuyện độc đáo về bản giao hưởng số 9 của Beethoven,
//trithucvn.net/van-hoa/cau-chuyen-doc-dao-ve-ban-giao-huong-9-cua-beethoven.html, ngày truy cập: 05-6-2020.

Nguồn: Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang, số 22, tháng 7 – 2020

Thánh Địa Việt Nam Học
[//thanhdiavietnamhoc.com]

Video liên quan

Chủ Đề