Chức năng của tier 1 isp là gì

Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, mạng Internet ngày càng phát triển. Có bao giờ bạn thắc mắc mạng Internet hoạt động như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự tuyệt vời của mạng Internet. Đó chính là IP Transit.

Chức năng của tier 1 isp là gì

IP Transit là gì?

Dịch vụ Internet IP Transit là dịch vụ cung cấp truyền tải dữ liệu lớn từ hệ thống hạ tầng của khách hàng trong nước qua cổng kết nối quốc tế hay hạ tầng kết nối Internet quốc tế của nhà cung cấp.

Có nghĩa là, hình thức kết nối giữa một khách hàng và một nhà cung cấp Internet. Khách hàng sẽ trả tiền cho nhà cung cấp để kết nối với ở một địa điểm nào đó quyết định bởi nhà cung cấp. Kết nối đến router của khách hàng có thể được bao gồm trong hợp đồng transit hoặc trong một dịch vụ khác (được cung cấp bởi cùng nhà cung cấp hoặc một nhà cung cấp dịch vụ khác). Nhà cung cấp Internet trong trường hợp này sẽ đảm bảo khách hàng có thể truy cập tới mọi máy chủ trên Internet và ngược lại mọi nơi trên Internet có thể truy cập đến máy chủ của khách hàng. Dịch vụ IP transit thường đi kèm với một SLA (Service Level Agreement). SLA quy định về chất lượng của dịch vụ và các điều kiện bồi thường khi khách hàng không truy cập được Internet trong một khoảng thời gian nào đó.

Tham khảo IP trong bảo hiểm là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

2. Phân cấp nhà cung cấp dịch vụ IP Transit

Các Nhà cung cấp dịch vụ IP Transit được phân thành ba cấp dựa trên khả năng và quy mô của mạng:

Nhà cung cấp IP Transit Cấp 1 – ISP Tier 1 – là trụ cột của mạng lưới Internet toàn cầu. ISP Tier 1 không trả phí chuyển tuyến, mà chỉ cung cấp kết nối ngang hàng peering (kết nối và trao đổi dữ liệu với đối tác ngang hàng) với các ISP Cấp 1 khác. Các nhà cung cấp IP Transit Cấp 1 kết nối và tính phí “transit” với các ISP Cấp 2 và Cấp 3 (cấp thấp hơn) để được sử dụng dịch vụ này.

Nhà cung cấp IP Transit Cấp 2 – ISP Tier 2 – có mạng lưới rộng khắp châu lục. Các Nhà cung cấp Cấp 2 kết nối peering với nhau để giảm thiểu chi phí chuyển tiếp dữ liệu, nhưng họ vẫn phải mua IP Transit từ các ISP Cấp 1 để tiếp cận phần còn lại ( lớn hơn) của Internet.

Nhà cung cấp IP Transit Cấp 3 – ISP Tier 3 – có mạng lưới bao phủ quy mô nội địa. ISP Cấp 3 sẽ ưu tiên mua dịch vụ chuyển tiếp lưu lượng (IP Transit) từ các Nhà cung cấp Cấp 2 để giảm tải chi phí so với việc phải mua từ ISP Cấp 1. Các Nhà cung cấp Cấp 3 thường không cung cấp dịch vụ IP Transit, và thường chỉ quan tâm đến khách hàng là doanh nghiệp và người dùng nội địa với những dịch vụ khác.

Hệ thống phân cấp ISP phân loại những Nhà cung cấp có Cấp cao hơn là Upstream (thượng nguồn) và những Nhà cung cấp có Cấp thấp hơn là Downstream (hạ lưu). Ví dụ: khi lưu lượng chuyển từ Cấp 3 sang Cấp 2, lưu lượng dữ liệu đang di chuyển upstream. Trong trường hợp này, ISP có Cấp thấp hơn (Tier-3) là Nhà cung cấp downstream mua dịch vụ IP Transit từ ISP cấp 2 – Nhà cung cấp upstream. Các ISP có Cấp tương tự, chẳng hạn như ISP Cấp 1 và Cấp 1, là các đối tác ngang hàng (peering).

Tham khảo Proxy là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

3. Nguyên lý hoạt động của IP Transit

IP Transit kết nối hệ thống mạng của khách hàng với mạng lưới Internet và cung cấp một đường truyền để truyền lưu lượng đến điểm đích. Khách hàng trả phí transit để kết nối với một điểm đến – thường được gọi là Điểm hiện diện POP (Point of Presence) – của Nhà cung cấp dịch vụ. Sau đó, Nhà cung cấp sẽ đảm bảo khách hàng có thể truy cập vào bất kỳ server nào trên hệ thống Internet cũng như tất cả các server hiện có trên Internet thể truy cập vào server của chính khách hàng đó.

Dịch vụ chuyển tuyến dữ liệu IP Transit thường được tính giá với đơn vị megabit trên giây (Mbps). IP Transit thường cũng bao gồm Thỏa thuận mức dịch vụ SLA (Service Level Agreement). SLA quy định chất lượng dịch vụ và các điều khoản bồi hoàn trong trường hợp khách hàng không thể truy cập Internet trong một khoảng thời gian dài.

Tùy thuộc vào quy mô và cấp mạng, nhà cung cấp sẽ cần phải trả tiền cho một hoặc nhiều nhà mạng lớn hơn để chuyển tiếp lưu lượng truy cập của khách hàng đến điểm đến mong muốn thông qua IP Transit upstream của nhà cung cấp.

Tham khảo Thủ tục nhập khẩu điện thoại iphone - Luật ACC

4. Đặc điểm của IP Transit

– Phục vụ quảng bá cho các nhà mạng nhỏ hơn hay các nhà cũng cấp dịch vụ di động (MO), nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CDN) hay các doanh nghiệp sử hữu tài nguyên IP Public và AS riêng.

– Thiết lập định tuyến tới đích cam kết Round Trip Delay (RTD) và Packet Delivery Ratio (PDR) đáp ứng nhu cầu của dịch vụ.

– Hỗ trợ cả 2 giao thức IP: IPv4, IPv6 và dual stack IPv4/IPv6.

– Hỗ trợ đa kết nối GE, 10G,100G.

– POP phân bố theo địa lý Hong Kong, Singapore, Mỹ và cả Châu âu.

– Kết nối trực tiếp với các nhà cung cấp IP Transit Tier1, CP, OTT, ISP toàn cầu qua AS7552 của Viettel.

– Kết nối dự phòng linh hoạt và theo nhiều hướng.

5. Câu hỏi thường gặp

Đối tượng khách hàng mà dịch vụ IP Transit cung cấp là ai?

Nhà mạng trong nước và quốc tế.

Đơn vị cung cấp IP và các trạm trung chuyển IX trong nước và quốc tế.

Các nhà cung cấp dịch vụ Cloud, Hosting, Domain, CDN.

Các nhà cung cấp mạng.

Lợi ích của dịch vụ IP Transit?

Dịch vụ luôn sẵn sàng vào tất cả các thời điểm.

Giao thức kết nối BGP.

Kết nối trực tiếp với nhiều nhà cung cấp mạng Tier 1.

Mạng hỗ trợ đa nhiệm.

Cam kết chất lượng dịch vụ chuẩn quốc tế.

Mô hình hỗ trợ NOC chuyên nghiệp.

Hỗ trợ IPv6.

IP Transit cung cấp cho các đối tượng nào?

Phục vụ quảng bá cho các nhà mạng nhỏ hơn hay các nhà cũng cấp dịch vụ di động (MO), nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CDN) hay các doanh nghiệp sử hữu tài nguyên IP Public và AS riêng.

Dịch vụ IP Transit là một dịch vụ đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Tùy thuộc vào nhu cầu mà người sử dụng có thể lựa chọn thêm các hình thức khác. Tuy nhiên, dịch vụ Internet IP Transit vẫn là sự lựa chọn thích hợp khi cung cấp truyền tải dữ liệu lớn từ hệ thống hạ tầng của khách hàng trong nước qua cổng kết nối quốc tế hay hạ tầng kết nối Internet quốc tế của nhà cung cấp.