Chọn trường mầm non cho con Webtretho

ngày trước bé đầu mình đau đầu vì vấn đề này luôn.  Muốn trường gần nhà thì tiền học phí cao, học phí thấp thì xa nhà [mà mình muốn gần để tiện đi qua đi về] huhu. Vợ chồng mới cưới đc mấy năm con đầu học mẫu giáo thì con sau ra đời, thiếu thốn chồng thiếu thốn luôn á các mom. Thế là mình được chị gái chỉ ra ba tiêu chí để chọn trường cho con, mình thấy dễ hiểu dễ so sánh lắm, nên giờ bày lại nè. 

[hình minh họa]

1. Cơ sở vật chất

Để con được phát triển tốt nhất thì điểm đầu tiên phải nghĩ đến cơ sở vật chất. mẹ cần đến kiểm tra về vệ sinh[nhà bếp và phòng vệ sinh cho bé] , độ an toàn về sân chơi phòng học kèm các dụng cụ cho lớp học. Bên cạnh đó coi có đủ ánh sáng , không gian như thế nào, suy nghĩ coi con có thể thoải mái trong trường như vậy được không.

2.Phương pháp giáo dục và thực đơn 

Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để chọn trường mầm non cho con là chọn chương trình giáo dục. Bởi giáo dục mầm non giúp định hướng tư duy và tính cách của trẻ. Vậy nên bố mẹ cần cân nhắc thật kĩ trong việc lựa chọn chương trình giáo dục. Hiện nay có rất nhiều các chương trình giáo dục được áp dụng ở các trường mầm non.

Cha mẹ nào cũng muốn con có sức khỏe tốt và phát triển khỏe mạnh. Nên họ luôn quan tâm kỹ lưỡng đến khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ các loại rau củ, thịt cá và trái cây, cung cấp đủ dưỡng chất cho các bé nhỏ. Không những thế, thực đơn cần nên đa dạng hàng tuần và khoa học để giúp bé không bị ngán và ăn ngon miệng hơn. 

3. Đội ngũ giáo viên 

Một người giáo viên tốt sẽ khiến trẻ tin tưởng vào con người nói chung, tự tin vào bản thân, biết cách tự giải quyết vấn đề và nhiều lợi ích khác nữa. Chính vì thế những trường mầm non có đội ngũ giáo viên luôn tận tâm với công việc, yêu thương trẻ và có kiến thức chuyên ngành luôn được đánh giá cao.

Ngoài 3 tiêu chí trên thì còn 1 tiêu chí nữa bố mẹ cần chú ý là về tài chính của mình. Con được học trong môi trường tốt là điều ai cũng mong muốn. nhưng hãy xem lại coi có phù hợp với vấn đề tài chính của mình không, để còn cân đối lại cuộc sống bố mẹ nhé

LÀM MẸNuôi dạy bé 1 tuổi trở lên

Các mẹ ơi em định tầm 20 tháng thì gửi con đi nhà trẻ, đọc các bài cô giáo bạo hành mà em sợ quá :[ bé nhà em lại gầy nhỏ nên em lo lắm, còn vài tháng nữa là con em được 20 tháng mà em không biết chọn trường nào tốt cho con mà gần nhà để tiện đưa con đi học và vừa với khả năng kinh tế của nhà em. Các mẹ tư vấn cho em với ạ càng chi tiết càng tốt. Nhà em ở Hào Nam, và em chỉ có thể chịu được tối đa 4,5 triệu/ tháng thôi ạ :[Em cám ơn các mẹ !

Tôi được biết VAS có khóa học hè, vừa kết hợp học lí thuyết, thực tế và vui chơi cho các bé. Nhưng tôi chưa rõ là đó dành cho những bé trong độ tuổi nào ạ? Nếu bé đang 4 tuổi rưỡi thì có chương trình học nào cho bé không? Cảm ơn BTC.

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

LÀM MẸChọn trường mầm non cho trẻ

Mẹ đã chọn trường nào cho con?Trước hết cần phải nói rằng, chuyện lựa chọn cho con học trường nào: trường tư, trường “quốc tế”, hay trường công, hay thực hành, thực nghiệm là do nhận thức và tiêu chí giáo dục con của từng gia đình dựa trên hoàn cảnh và điều kiện cho phép, còn ở cái xã hội này, trường nào cũng có mặt được và chưa được hết. Không ai có thể cầu toàn được, kể cả là những bố mẹ đầu tư mở trường tư để mong có môi trường cho con mình học tốt nhất cũng còn nhiều thứ lực bất tòng tâm!Ở đây, mẹ Minh Anh/Minh Em chỉ chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm cá nhân sau một thời gian cất công vừa tìm hiểu trường, vừa đinh hướng giáo dục 2 con, vừa cho 2 em đi học thực tế ở cả 3 loại trường kể trên.Trường tư: nếu bố mẹ nào cho rằng trẻ con còn nhỏ, cần gì học nhiều, chưa thể tiếp thu được, hay bé nói tiếng Việt còn chưa vững thì học gì tiếng Anh, trẻ con cần nhất là chăm sóc, bế ẵm dỗ dành, chưa thực sự tin tưởng cô giáo, hoặc vì yêu con muốn ngắm con chơi và mong gửi đến trường có cái camera quan sát blab la… , thì gửi đến đây. Rồi bố mẹ nào thích tiêu chí khác nữa thì lựa chọn tiếp: Chương trình học và các hoạt động ở trường tư cũng có nhiều thể loại: trường thì chú trọng chăm sóc, trường thì phong phú hoạt động dã ngoại, trường thì học “thông minh sớm”, trường thì song ngữ, có trường làm tốt thật những cái họ giới thiệu, nhưng có những trường “tranh thủ PR” những hoạt động đó để làm bề nổi.Trường “quốc tế”, gọi là quốc tế nhưng mà chi phí học thì quốc tế nhưng chất lượng không được quốc tế, không xứng với đồng tiền bỏ ra. Ở đây mình không nói đến trường quốc tế thực sự mà cả HN chỉ có vài trường đếm trên đầu ngón tay mà mọi người vẫn biết kể cả là chưa làm cha mẹ nhé! Trường “quốc tế” thì “oánh” vào cơ sở vật chất hoành tráng, đồ chơi nhập khẩu an toàn cho trẻ, học tiếng anh cũng ra trò, chiều nào cũng có giờ học với gv NN [nhưng bằng cấp trình độ sư phạm của họ thì không rõ], rồi bày ra nhiều môn năng khiếu, học môn nào đóng tiền môn đấy [đương nhiên là nt ở tất cả các thể loại trường], nhưng tính theo giờ học chi phí cũng “quốc tế” mặc dù giáo viên VNỞ 2 trường này, giáo viên thì niềm nở, tươi cười lắm, thân thiện, lắng nghe chia sẻ phụ huynh, chịu khó giao tiếp với phụ huynh. Nhưng, cả hai trường này đại đa số là thiếu sân chơi cho trẻ, một trong 5 tiêu chuẩn dành cho trẻ mẫu giáo pt toàn diện - , về vận động thể chất. Hoạt động này phải là hàng ngày mới tốt cho con mặc dù chỉ cần mỗi ngày 15p. Nhiều trường phòng học nhỏ, nhiều khi có thể nói là thiếu không khí/thiếu ánh sáng [cũng là 1 trong 5 tiêu chuẩn nhé], lớp học sĩ số con ít, các con sẽ ít cơ hội được tiếp xúc đa dạng các bạn với đa dạng tính cách để hòa đồng, chưa kể hoạt động nhóm chia nhóm các con cũng hạn chế.Trường công [kể cả là chuẩn quốc gia], nhiều trường [không phải là hầu hết] không có học tiếng Anh, chương trình học cũng trong khuôn khổ của BGD, không chịu khó mở rộng, mẹ cũng không muốn chỉ dừng lại ở đấy.Cuối cùng, mẹ quyết định cho con về trường Thực hành học. Vì mẹ thấy, trường có diện tích lớp học đủ rộng, 100m-200m2/lớp, có thể chia được nhiều góc học chức năng, sĩ số lớp con đủ đông/trên số cô để có thể hòa nhập với nhiều bạn hơn, có sân trường để có thể vận động, điện nước nóng/lạnh đầy đủ cho con dùng và vệ sinh khép kín trong phòng luôn [nhiều trường tư thu tiền cao cũng ko có hoặc phòng vệ sinh khép kín hoặc rất bé các lớp cùng sử dụng chung]. Chương trình học của trường thực hành phong phú, các con được học cơ bản và mở rộng từ các cô luôn chịu khó tìm tòi, các môn năng khiếu đa dạng với chi phí phù hợp với chuyên môn cần thiết để dạy trẻ mẫu giáo. Và quan trọng hơn cả, vì mẹ quan trọng chuyện con được học toàn diện hơn cả, toàn diện cả về ngôn ngữ lẫn ngoại ngữ, ttoàn diện cả về âm nhạc, hội họa mỹ thuật để phát triển óc sáng tạo, toàn diện cả về điều kiện vận động thể chất, phải phát triển về thể lực thì trí lực mới phát triển tốt. Không phải là ăn tốt, ngủ tốt nhưng thiếu vận động thì mẹ cũng chẳng ưng. Mẹ cũng chẳng đòi hỏi, hoặc muốn cô chăm sóc bằng việc đút cho con ăn, hay bế ẵm con. Mẹ thích cô hướng dẫn con việc tự xúc ăn, tự đi giày, là kỹ năng tự phục vụ bản thân để con có thể tự lập cho dù là không có mẹ bên cạnh. Và vì mẹ tự tin là 2 em của mẹ đã học được những kỹ năng cơ bản để dễ dàng nhanh chóng hòa nhập vào môi trường lớn hơn nên mẹ quyết định thay đổi. Mẹ không muốn con là người thông minh, thành tài nhưng không thành công, thành danh. Con cần học cách va vấp, tự lập, thích nghi vào hoàn cảnh thực tế của xã hội. Bởi mẹ muốn con không chỉ học để phát triển chỉ số IQ mà cả EQ, CQ. Đây là suy nghĩ đến thời điểm này của em với định hướng giáo dục con của vợ chồng em và dựa trên những điều em mắt thấy tai nghe những trường em đã đến tham quan tìm hiểu, với những trường con em đã “kinh” qua. Nhiều mẹ khác có thể có quan điểm khác vì đơn giản, mẹ có định hướng giáo dục khác. Thế thôi nhỉ? Em viết vì xuất phát có vài mẹ hỏi sao em cuối cùng lại cho con về trường này học.

Video liên quan

Chủ Đề